<img height="1" width="1" style="display:none" src="https://www.facebook.com/tr?id=990286321845477&amp;ev=PageView&amp;noscript=1">

Nên Học Chứng Chỉ CFA Hay Thạc Sĩ Tài Chính Ngân Hàng?

Nên Học Chứng Chỉ CFA Hay Thạc Sĩ Tài Chính Ngân Hàng?

Chỉ tính riêng tại Việt Nam trong năm 2020, đã có hơn 9000 nhân sự của các ngân hàng lớn đã bị cắt giảm. Sự tái cơ cấu của các ngân hàng là xu thế tất yếu để nâng cao sức khỏe tài chính và năng lực cạnh tranh, vì vậy lựa chọn bằng cấp phù hợp đóng vai trò hết sức quan trọng đối với những ai đã – đang và sẽ làm trong ngành tài chính ngân hàng. Cùng SAPP tìm hiểu thêm về 2 hướng đi được quan tâm nhất: Chứng chỉ CFA và Bằng Thạc sỹ Tài chính Ngân hàng nhé. 

 

1. Chứng chỉ CFA (Chartered Financial Analyst) - Phân tích đầu tư tài chính

Chứng chỉ CFA do viện CFA Hoa Kỳ cấp. CFA ra đời lần đầu tiên vào năm 1962 và đã trở thành một chứng nhận uy tín về phân tích tài chính khắp thế giới. Hiện tại đã có hơn 178,000 thành viên tại 162 quốc gia được cấp chứng chỉ và trở thành hội viên của viện, đóng góp vào tiêu chuẩn toàn cầu cho tất cả những chuẩn mực về đạo đức và kiến thức chuyên môn.

CFA bao gồm 3 cấp độ, xoay quanh 10 môn học đem tới kiến thức tổng quát và thực tiễn nhất về tài chính đầu tư. Vì vậy, CFA được xem là quy chuẩn cao cấp trong ngành tài chính, có độ tín nhiệm cao trong và ngoài ngành dịch vụ tài chính, cực kỳ cần thiết cho những người muốn theo đuổi sự nghiệp ở các vị trí như: quản lý tài sản, quản lý đầu tư, phân tích thị trường tài chính (cổ phiếu, trái phiếu, bao gồm cả các chứng chỉ quỹ…) hoặc tư vấn xếp hạng tại các tổ chức tài chính.

Hiện nay, bạn có thể học tập ngay tại Việt Nam để sở hữu được chứng chỉ CFA danh giá này mà không cần phải du học nước ngoài. Đặc biệt, theo ghi nhận, người học có thể vừa làm vừa học hoặc kết hợp vừa học đại học vừa ôn tập để rút ngắn thời gian hoàn thành các cấp độ chứng chỉ CFA.

2. Bằng Thạc sĩ Tài chính ngân hàng (Master in Banking & Finance)

Có trong tay bằng Thạc sỹ Tài chính ngân hàng sẽ là một chứng minh đáng tin cậy nhất cho thấy rằng bạn đã có một sự nghiên cứu và đam mê đáng kể trong lĩnh vực tài chính và ngân hàng. Tuy nhiên, giá trị bằng Thạc sĩ Tài chính ngân hàng tùy thuộc vào danh tiếng và chất lượng đào tạo của trường đại học cung cấp.

Để sở hữu được tấm bằng Thạc sĩ Tài chính ngân hàng, bạn có thể học ngay tại Việt Nam hoặc đi du học các nước phát triển như châu Âu, Hoa Kỳ, Australia, … với một khoản chi phí học không nhỏ và thời gian khoảng 1,5 - 2 năm.

3. So sánh chứng chỉ CFA và thạc sỹ Tài chính Ngân hàng

 

Chứng chỉ CFA

Thạc sỹ Tài chính Ngân hàng

Chứng chỉ nhận được khi hoàn thành 

- Chứng chỉ CFA được trao bởi viện CFA Hoa Kỳ

- Được miễn giảm 3/7 chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán 

- Bằng thạc sĩ tài chính ngân hàng được trao bởi trường đào tạo

- Không được miễn chứng chỉ gì

Phạm vi công nhận

Toàn cầu

Tùy vào danh tiếng của trường đào tạo

Kỹ năng đạt được

Kỹ năng và kiến thức thực tế chuyên sâu về phân tích tài chính và quản lý đầu tư

Kỹ năng và kiến thức học thuật chuyên sâu về tài chính ngân hàng bổ sung từ chương trình đại học

Cấp độ học

3 cấp độ: Level 1, Level 2, Level 3

Các môn học chuyên ngành cơ bản + nâng cao. 

Điều kiện hoàn thành

- Điều kiện đầu vào: 

Không yêu cầu kinh nghiệm

- Điều kiện hoàn thành:

  • Vượt qua lần lượt 3 cấp độ
  • Tích lũy đủ 4 năm kinh nghiệm làm việc có liên quan tới đầu tư (trước, trong hoặc sau khi thi)
  • Đăng ký trở thành hội viên của viện CFA
  • Trở thành CFA Charterholder

- Điều kiện đầu vào:

  • Có bằng cử nhân của ngành tài chính
  • Đạt chứng chỉ IELTS
  • 1 số trường yêu cầu phải thi GMAT/GRE

- Điều kiện hoàn thành.

- Nếu bằng cử nhân không phải ngành tài chính thì có thể học thêm ít nhất 24 tín chỉ.

- Tổng số tín chỉ học là 36, trong đó có 30 tín chỉ chuyên ngành tài chính.

- Phải làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ và bảo vệ luận văn trước hội đồng chấm thi.

- Không được trượt quá số tín chỉ quy định.

Thời gian hoàn thành

Khoảng 300h để hoàn thành 1 cấp độ

Thời gian 1,5 - 2 năm để hoàn tất chương trình

Chi phí

- Chi phí học tại SAPP

18 - 20 triệu đồng/level

- Phí thi:

  • Phí mở tài khoản lần đầu: $450 ~ 10 triệu đồng.
  • Lệ phí: Đóng sớm ($700 ~ 16 triệu đồng); Đóng chuẩn ($1,000 ~ 23 triệu đồng). 

- Lệ phí nộp hồ sơ: 200.000 đồng;

- Học phí (tham khảo chương trình của ĐH Massey - New Zealand tại Việt Nam):

  • Năm 1: 69 triệu đồng;
  • Năm 2 tại New Zealand: 30,730 NZD ~ 512 triệu đồng;
  • Năm 2 tại Việt Nam: 253 triệu đồng.

Hình thức học

Học tại trung tâm/Tự học tại Việt Nam.

  • Level 1 (thi vào tháng 2, 5, 8, 11 hàng năm); 
  • Level 2 (thi vào tháng 5, 8 đối với năm 2021; tháng 2, tháng 8 từ năm 2022); 
  • Level 3 (thi vào tháng 5, 11 hàng năm).

Học tại trường với hình thức toàn thời gian hoặc bán thời gian.

Cần phải tham dự đủ số buổi học quy định trước khi tham dự kỳ thi. 

Nội dung đào tạo

Chương trình học CFA, được chia thành 3 level:

- Level 1 cung cấp những kiến thức và khái niệm nền tảng trong lĩnh vực tài chính; 

- Level 2 tập trung vào mảng phân tích tài chính và các kiến thức sẽ ở mức độ sâu và khó hơn; 

- Level 3 tập trung vào các kiến thức và kỹ năng ứng dụng vào quản lý danh mục đầu tư và lên kế hoạch hiệu quả. 

- Tập trung vào phân tích đầu tư, tài chính doanh nghiệp và quản lý tài chính hay kế toán quản lý.

- Môn học thường kết thúc với một số chủ đề nâng cao, có thể là các chủ đề được tổng hợp lại hoặc được ứng dụng - chẳng hạn như quản lý danh mục đầu tư, mô hình tài chính, sáp nhập và mua lại và lựa chọn thực tế.

Hệ thống môn học

Tập trung vào lĩnh vực tài chính (10 môn):

Tập trung vào lĩnh vực tài chính (các môn học tùy từng trường đưa ra):

  • Lý thuyết tài chính
  • Toán học
  • Tài chính doanh nghiệp
  • Ngân hàng đầu tư
  • Thị trường
  • Phân tích và báo cáo tài chính
  • Định giá
  • Quản lý rủi ro
  • ...

Mức lương

Trung bình khoảng $102,450

Trung bình khoảng $78,000

Nghề nghiệp tương lai

Những công việc quản lý đầu tư:
  • Nhà quản lý danh mục đầu tư;
  • Nhà phân tích nghiên cứu;
  • Nhà phân tích ngân hàng đầu tư;
  • Nhà phân tích tài chính doanh nghiệp;
  • Tư vấn tài chính;
  • Khối nguồn vốn;
  • Quản lý quỹ;
  • Quản lý tài sản;
  • Quản trị rủi ro;
  • ...
  • Làm việc tại các tổ chức tín dụng – ngân hàng lớn trong nước.
  • Chuyên gia trong các công ty tài chính, chứng khoán;
  • Quản lý bộ phận tài chính tại các tập đoàn, các công ty niêm yết.
  • ...

 

Cơ hội làm việc nước ngoài

Dễ dàng tìm kiếm cơ hội làm việc ở 162 hiệp hội trên thế giới có công nhận CFA.

Có cơ hội tìm kiếm việc làm ở chính quốc gia bạn tham gia học cao học.

Khả năng mở rộng networking

Cơ hội mở rộng mối quan hệ với hơn 178.000 thành viên của viện CFA Hoa Kỳ là các chuyên gia đầu tư tài chính trên 4 năm kinh nghiệm.

Cơ hội mở rộng mối quan hệ với các học viên đang nắm giữ những chức vụ và cương vị khác nhau trong ngành tài chính ngân hàng.

Tỷ lệ đỗ

CFA Level 1: 41%

CFA Level 2: 44%

CFA Level 3: 53%

Cao. Khoảng 90% tùy chương trình ở các trường cấp bằng

Bảng 1: So sánh chứng chỉ CFA và bằng Thạc sĩ Tài chính ngân hàng

Nhận xét:

  • Chứng chỉ CFA phù hợp với cả sinh viên và người đi làm để nâng cao năng lực, tìm kiếm lợi thế cạnh tranh để ứng tuyển công việc với mức lương tốt, trong khi bằng Thạc sĩ Tài chính ngân hàng chỉ dành cho những người đã tốt nghiệp và đạt một số điều kiện khác.
  • Chứng chỉ CFA phù hợp với những người muốn ôn tập ngay tại Việt Nam, không cần phải đi du học, có thể vừa học vừa làm. Mặt khác, người theo đuổi bằng Thạc sĩ Tài chính nước ngoài cần phải đi du học, khá nguy hiểm trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 leo thang, trong khi nếu học trong nước, giá trị tấm bằng bị hạn chế và không được công nhận rộng rãi.
  • Tỷ lệ đỗ của CFA tuy thấp nhưng các nhà tuyển dụng thường tin tưởng và đánh giá cao nỗ lực và sự cam kết theo ngành nghề của các ứng viên. Theo thống kê của ĐH Lancaster, trong ngành tài chính, CFA hiện có tầm ảnh hưởng lớn hơn so với bằng thạc sĩ tài chuyên ngành.
  • Người muốn sở hữu được tấm bằng, chứng chỉ có phạm vi công nhận toàn cầu về tài chính thì có thể lựa chọn học chứng chỉ CFA hoặc nghiên cứu bằng Thạc sĩ Tài chính ngân hàng ở trường có uy tín toàn cầu;
  • Người muốn theo đuổi chứng chỉ, bằng cấp tài chính uy tín giá trị với mức chi phí vừa phải, chứng chỉ CFA là một gợi ý tuyệt vời.

Tóm lại, những người đã làm việc trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng thường đi học Thạc sỹ tài chính sau khi đi làm 2 – 3 năm kinh nghiệm để tính hiệu quả của tấm bằng đối với nghề nghiệp cao hơn.

Trong khi đó để phát triển trong ngành nghề tài chính, đầu tư hầu như các bạn trẻ hiện nay thường học CFA từ thời sinh viên, ít nhất có CFA Level 1 sau khi ra trường vì tính thực tiễn và tư duy logic của CFA sẽ hỗ trợ tốt nhất cho quá trình ứng tuyển các vị trí so với các kiến thức lý thuyết mang tính học thuật như ở trên trường.

>>> Đọc thêm: CFA - MBA - MFin: Lối Đi Nào Phù Hợp Với Người Làm Tài Chính?

Lời kết

Việc lựa chọn chương trình học phù hợp là một quyết định khó khăn mặc dù cả hai chương trình chứng chỉ CFA - Thạc sĩ tài chính ngân hàng đều mang đến cho người học những nền tảng chuyên môn để phát triển. Tất nhiên, tấm bằng nào cũng có ưu nhược điểm của nó, nhưng lựa chọn của bạn nên phù hợp với kế hoạch nghề nghiệp và bạn đang ở nấc thang nào của sự nghiệp. Bạn đang quan tâm về chương trình học CFA - Phân tích đầu tư tài chính hãy liên hệ ngay SAPP Academy để được hỗ trợ cụ thể về lộ trình học tối đa tỷ lệ đỗ nhé!


 

Đăng Ký Nhận Tư Vấn Khóa Học CFA

 

New call-to-action