<img height="1" width="1" style="display:none" src="https://www.facebook.com/tr?id=990286321845477&amp;ev=PageView&amp;noscript=1">

Học CFA Level 1 Xong Làm Gì? Top Nghề Nghiệp Lý Tưởng Ngành Tài Chính

Học CFA Level 1 Xong Làm Gì? Top Nghề Nghiệp Lý Tưởng Ngành Tài Chính

Lựa chọn con đường nghề nghiệp là một quyết định khó khăn cho hầu hết chúng ta. Nếu bạn là người có đam mê với lĩnh vực tài chính-đầu tư, bạn nên thu thập thông tin về những cơ hội tiềm năng và các bằng cấp yêu cầu đối với ngành để đưa ra quyết định đúng đắn cho bản thân mình. Chứng chỉ CFA là “tiêu chuẩn vàng” toàn cầu cho chuẩn mực về đạo đức và kiến thức chuyên môn. Vậy top nghề lý tưởng để bắt đầu sự nghiệp chuyên gia tài chính là gì? Học CFA Level 1 xong làm gì? SAPP hy vọng bạn sẽ có được phần nào các thông tin hữu ích về các công việc trong ngành tài chính qua bài viết dưới đây.

1. Những kỹ năng của một dân tài chính

Để thành công trong ngành tài chính, kỹ năng chuyên môn và cá nhân là rất cần thiết. Những kỹ năng, kiến thức sau đây chắc chắn có ích với bạn:

  • Kỹ năng giải quyết vấn đề và tư duy logic;
  • Hiểu báo cáo tài chính, chiến lược kinh doanh và mối liên hệ giữa cả hai;
  • Quan tâm tới thị trường tài chính và nền kinh tế;
  • Kỹ năng giao tiếp;
  • Kỹ năng tiếp thị;
  • Kỹ năng làm việc nhóm;
  • Thích học hỏi những điều mới mẻ;
  • Đạo đức nghề nghiệp cao;
  • Kỹ năng lãnh đạo;
  • Kỹ năng tính toán tốt;
  • Kỹ năng máy tính như Excel, PowerPoint, và Access.

2. Học CFA Level 1 xong làm gì?

Theo số liệu thống kê từ hiệp hội CFA, số lượng thí sinh dự thi CFA tăng qua các năm. Cụ thể năm 1994 chỉ có 15.413 thí sinh nhưng chỉ sau 25 năm số lượng thí sinh tăng lên rất rất nhiều, có đến 250.000 thí sinh vào năm 2019. Điều này cho thấy, mức độ được ưa chuộng và tính ứng dụng của bằng CFA trên toàn cầu.

Vậy tại sao CFA lại được ưa chuộng? Đa số các học viên CFA cho rằng CFA sẽ mang lại cho các bạn cơ hội thăng tiến, kiến thức chuyên sâu, sự công nhận trên toàn cầu, nâng cao cơ hội tìm việc và có thể kết nối được với những người trong cùng lĩnh vực.

Sau khi hoàn thành CFA level 1, các bạn có thể nộp đơn ứng tuyển vào các công ty chứng khoán, các công ty quản lý quỹ và các ngân hàng. Cụ thể:

Đối với công ty chứng khoán:

  • Vị trí môi giới: thường không yêu cầu nhiều về kinh nghiệm làm việc;
  • Vị trí tư vấn: thường yêu cầu nhiều về kinh nghiệm làm việc;
  • Vị trí đầu tư: thường yêu cầu kinh nghiệm làm việc từ 1 – 2 năm.

Đối với công ty quản lý quỹ:

  • Vị trí phân tích: thường yêu cầu kinh nghiệm 3 – 4 năm + chứng chỉ chuyên ngành;
  • Vị trí quản lý: yêu cầu cao hơn.

Đối với ngân hàng:

  • Vị trí trong phòng nguồn vốn.

Đối với doanh nghiệp:

  • Vị trí trong phòng tài chính doanh nghiệp, dự án mua bán sáp nhập…

Có thể xem CFA là một chứng chỉ nghề nghiệp chuyên sâu giúp củng cố trình độ chuyên môn ngành Tài chính, đem đến những cơ hội vô cùng to lớn trong lộ trình nghề nghiệp mỗi cá nhân ngành Tài chính - Kế Kiểm.

>>> Xem thêm: Học CFA Để Làm Gì?

3. Top nghề lý tưởng để bắt đầu sự nghiệp chuyên gia tài chính

CFA là một chứng chỉ dành riêng cho các nhà phân tích tài chính chuyên nghiệp trong các lĩnh vực: chứng khoán, đầu tư, quản lý rủi ro, ngân hàng và tài chính và được đánh giá rất cao bởi các công ty, nhà phân tích tài chính chuyên nghiệp, nhà đầu tư và các tổ chức kinh doanh trên toàn thế giới. Tuy vậy, nhiều bạn trẻ vẫn còn mơ hồ về con đường sự nghiệp sau khi trở thành CFA Charterholder. Các công việc nào thì phù hợp với một CFA Charterholder và đâu là con đường nghề nghiệp cho sinh viên khi tham gia vào lĩnh vực đầu tư và tài chính?

Theo thống kê của viện CFA (CFA institute), các CFA charterholder thường làm việc trong 14 lĩnh vực dưới đây:

  • Quản lý quỹ (Fund management);
  • Đầu tư thay thế (Alternative investments);
  • Quản lý tài sản (Wealth management);
  • Ngân hàng đầu tư (Investment banking);
  • Quản trị rủi ro (Risk management);
  • Hành chính – nhân sự (Compliance);
  • Quỹ đầu tư tư nhân (Private Equity);
  • Nghiên cứu và phân tích (Research and Analysis);
  • Tài chính doanh nghiệp (Corporate finance);
  • Tư vấn tài chính (Financial Advisory);
  • Khối nguồn vốn (Treasury);
  • Tài chính phát triển (Development Finance);
  • Đo lường hiệu quả hoạt động (Performance measurement);
  • Tài chính cấu trúc (Structured finance).

4. Lời kết

Trên đây là danh sách một số nghề nghiệp nổi bật trong ngành tài chính-đầu tư. Mặc dù có nhiều công việc khác nữa nhưng danh sách này bao gồm những việc mà phần lớn những sinh viên sắp tốt nghiệp tìm kiếm hoặc quan tâm. Bạn có thể tham khảo và đặt quyết tâm để đạt được con đường sự nghiệp trải hoa hồng trong tương lai. SAPP Academy hiện đang mở khóa học CFA Level 1 khai giảng vào tháng 12/2019 với ưu đãi lên đến 50%, nhanh tay đăng ký học để sớm trở thành chuyên gia phân tích tài chính nhé!


 

Đăng Ký Nhận Tư Vấn Khóa Học CFA

 

New call-to-action