<img height="1" width="1" style="display:none" src="https://www.facebook.com/tr?id=990286321845477&amp;ev=PageView&amp;noscript=1">

Tất Tần Tật Thông Tin Về Môn Economics Trong Chương Trình CFA

 

Economics - Kinh tế học là môn học căn bản và là một trong những chủ đề quan trọng của chương trình CFA. Kinh tế học được ứng dụng rất nhiều trong các môn học khác, đặc biệt là  môn Portfolio Management and Wealth Planning ở Level 3, nên điều quan trọng là bạn phải nghiên cứu đúng cách và hiểu sâu kiến thức liên quan tới Kinh tế học. 

Vậy môn Economics trong chương trình học của CFA sẽ cung cấp những mảng kiến thức nào và làm thế nào để học tập môn Economics hiệu quả? Hãy cùng SAPP tìm hiểu tổng quan qua bài viết này nhé.

1. Môn Economics trong CFA là gì?

Economics là một môn học chuyên sâu về Kinh tế học. Môn học này nghiên cứu sâu về các khía cạnh quan trọng như hệ thống tiền tệ, chu kỳ kinh doanh, và ảnh hưởng của quy định chính phủ đối với hoạt động kinh tế. 

Các kiến thức trong môn Economics bao trùm đa dạng mọi lĩnh vực của nền kinh tế.  Hầu như tất cả các chương trình đại học đều có các môn liên quan như:

  • Kinh tế vi mô (nghiên cứu về hành vi của cá nhân và doanh nghiệp);

  • Kinh tế vĩ mô (nghiên cứu về tổng quan kinh tế quốc gia hoặc toàn cầu);

  • Kinh tế quốc tế (nghiên cứu về thương mại và tài chính quốc tế);

  • Tài chính quốc tế (nghiên cứu về hệ thống tài chính toàn cầu);

  • Kinh tế phát triển (nghiên cứu về quá trình phát triển kinh tế và các chính sách phát triển). 

Qua việc nghiên cứu Economics, người học sẽ có cái nhìn sâu sắc và hiểu rõ về cách thức hoạt động, các yếu tố ảnh hưởng đến nền kinh tế cũng như tác động của chúng đến một doanh nghiệp. Đây cũng chính là nền tảng để người học có thể làm quen với các kiến thức về các sản phẩm tài chính, phân tích và quản lý danh mục đầu tư… ở các môn học tiếp theo trong chương trình CFA. 

1.1. Nội dung môn học Economics

Môn Economics là một trong 10 môn học của chương trình CFA, cung cấp cho học viên kiến thức nền tảng về kinh tế học vi mô và vĩ mô. Nắm vững kiến thức môn Economics giúp học viên có được nền tảng vững chắc để hiểu rõ các khái niệm và nguyên lý kinh tế xuất hiện trong chương trình CFA sau này. 

Nội dung môn Economics Level 1 tập trung vào các chủ đề kinh tế vĩ mô - đưa ra bối cảnh của nền kinh tế và các chủ đề kinh tế vi mô - giải thích cách các chủ thể kinh tế đưa ra quyết định của mình trong môi trường kinh tế mà chúng hoạt động.

CFA Economics Level 1 cụ thể bao gồm 8 Modules:

  • The Firm and Market Structures (Doanh nghiệp và cấu trúc thị trường)
  • Understanding Business Cycles (Tìm hiểu về chu kỳ kinh doanh)
  • Fiscal Policy (Chính sách tiền tệ)
  • Monetary Policy (Chính sách tài khoá)
  • Introduction to Geopolitics (Tổng quan về địa chính trị)
  • International Trade (Thương mại quốc tế)
  • Capital Flows and the FX Market (Luồng vốn và thị trường ngoại hối)
  • Exchange Rate Calculations (Tính toán tỷ giá hối đoái)

Nội dung môn Economics Level 2 tiếp tục đi sâu về chủ đề tỷ giá - một yếu tố vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp, đồng thời nghiên cứu sâu hơn về sự phát triển kinh tế và sự điều tiết của nền kinh tế bằng hệ thống pháp lý và quy định.

CFA Economics Level 2 bao gồm 3 Modules:

  • Currency Exchange Rates: Understanding Equilibrium Value (Tỷ giá hối đoái: Tổng quan về trạng thái cân bằng giá trị)
  • Economic Growth (Tăng trưởng kinh tế)
  • Economics of Regulation (Sự điều tiết của nền kinh tế)

Nội dung môn Economics Level 3 tập trung phân tích tình hình kinh tế toàn cầu, xem xét sự biến động và hiệu quả của thị trường tài sản, áp dụng các khái niệm kinh tế trong quá trình xây dựng và quản lý danh mục đầu tư, định giá tài sản và phân bố tài sản.

CFA Economics Level 3 bao gồm 3 Modules:

  • Capital Market Expectations, Part 1: Framework and Macro Considerations (Kỳ vọng thị trường vốn, Phần 1: Khung việc và những yếu tố vĩ mô)
  • Capital Market Expectations, Part 2: Forecasting Asset Class Returns (Kỳ vọng thị trường vốn, Phần 2: Dự báo lợi tức tài sản)
  • Currency Management: An Introduction (Giới thiệu về quản lý tiền tệ)

1.2.  Tỷ trọng môn học Economics trong từng level

Nội dung môn Economics trong kỳ thi CFA Level 1 chiếm 6-9% (bao gồm 10-16 câu hỏi trong tổng số 180 câu hỏi), kỳ thi Level 2 chiếm 5-10% (bao gồm 4-8 câu hỏi trong tổng số 88 câu hỏi), kỳ thi Level 3 chiếm 5-10% (trong tổng đề thi bao gồm 4-8 câu hỏi tự luận buổi sáng và và 1-2 bộ mục liên quan đến Kinh tế học).

Trong chương trình học CFA, Economics chiếm tỷ trọng khá thấp trong từng Level, thấp hơn so với các môn học khác. Tuy nhiên, đây là môn học nền tảng giúp học viên nắm chắc các kiến thức cơ bản trước khi bước vào học các môn “khó nhằn” hơn sau này. 

2. Ôn thi Economics

Tài liệu ôn thi là hành trang quan trọng trong quá trình ôn thi CFA các Level, giúp học viên hệ thống kiến thức một cách bài bản. Để đạt được kết quả tốt trong kỳ thi CFA, học viên nên dành thời gian tìm hiểu và nghiên cứu các tài liệu ôn thi trước khi bắt đầu học để lựa chọn tài liệu ôn thi phù hợp với trình độ và mục tiêu của mình. 

2.1. Tài liệu ôn thi 

Tài liệu chính thống

Đối với tài liệu học tập chính thống, bạn nên kết hợp sử dụng các bộ sách giáo trình CFA Program Curriculum Ebook InformationKaplan Schweser Notes Sau khi bạn đã nắm vững nội dung này, bạn nên làm nhiều câu hỏi khác nhau từ các nguồn tài liệu của chúng tôi như Schweser CFA Level I QBank để củng cố kiến thức của mình.

Nếu chưa từng học các môn Kinh tế học trước đó, bạn nên học theo tài liệu được phát hành bởi CFA Institute. Tuy tài liệu khá dài, nhưng các khái niệm, công thức, bài tập trong đây được giải thích rất kỹ càng và đầy đủ.

Tài liệu bổ sung

Cuốn sách tham khảo tốt nhất để hiểu kinh tế học là Principle of Economics của Gregory Mankiw. Nó cung cấp kiến thức hiểu biết rộng hơn về các khái niệm kinh tế. 

Video cũng là một công cụ tuyệt vời để hiểu các khái niệm Kinh tế học. Bạn có thể tham khảo những Video của Wiley (bạn có thể sử dụng bản dùng thử trước khi đăng ký mua gói học). Có hơn 110 giờ phát video bài giảng của các giảng viên xuất sắc tại Wiley, được chia thành các bài học cỡ nhỏ. Những video chất lượng cao này được kết hợp với một loạt các câu hỏi cho phép bạn học tập đúng cách và vượt qua lần thi thử đầu tiên.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo Kho học liệu đồ sộ tại SAPP Academy bao gồm đa dạng các hình thức như: Slide bài giảng; Case study; Mindmap; Knowledge Base - Tóm tắt kiến thức bằng tiếng Việt; Guided Exercises - Hướng dẫn giải bài tập; Từ Điển Anh - Việt từ vựng các học; Trang checklist các kiến thức quan trọng trong kỳ thi,...

2.2. Kinh nghiệm ôn thi từ giảng viên

Theo anh Bùi Doãn Trung, giảng viên CFA tại SAPP Academy, môn Kinh tế học là môn khá khó vì bao gồm cả lý thuyết và tính toán nên nếu nắm không chắc sẽ dễ làm sai. Kiến thức trong môn học có sự tương đồng khá nhiều với môn Kinh tế vĩ mô và vi mô đã học trong trường đại học. 

Vì thế, nếu chưa có nền tảng Tiếng Anh tốt, bạn có thể sử dụng giáo trình của 2 môn này để dễ nắm bắt kiến thức nền tảng hơn. Ngoài ra, theo kinh nghiệm của anh Trung, học viên nên phân bổ thời gian, lộ trình học hợp lý và phải tuân thủ tuyệt đối các mục tiêu đã đặt ra trước quá trình ôn thi.

3. Checklist ôn thi môn Economics trong chương trình CFA

Lên kế hoạch chuẩn bị “thực chiến” chi tiết: Môn Kinh tế học có rất nhiều tài liệu và câu hỏi. Khi học môn học này, bạn rất khó xác định phải tập trung vào phần kiến thức nào. 

Tài liệu học dài bởi vì: Kinh tế học không phải là một loạt các tiêu chuẩn hay công thức mà bạn có thể ghi nhớ. Trong kinh tế học có rất nhiều điều cần được giải thích trong những bối cảnh thực tế khác nhau.

Hãy cố gắng hiểu logic: Môn Kinh tế học cung cấp những câu trả lời mang tính hệ thống đối với hành vi xã hội. Chính vì thế, cách để bắt đầu học môn Economics là tạo hứng thú với những hành vi xã hội này. 

Hãy bắt đầu bằng cách đặt câu hỏi đặt câu hỏi: Tại sao sữa ở Canada đắt hơn ở Mỹ? Do cung và cầu. Tại sao mọi người mua vé máy bay với giá thông thường trong khi có các lựa chọn trực tuyến rẻ hơn? Phân biệt giá cả và khái niệm khan hiếm (trong trường hợp này là khan hiếm thời gian). 

Đừng bỏ qua những khái niệm này. Bằng cách học từ từ rồi nắm vững những khái niệm trên bạn sẽ nắm chắc kiến thức môn học này trong tay.

Học bằng đồ thị: Một bức tranh có thể nói lên hàng ngàn từ. Điều này thật sự đúng với các đồ thị trong lý thuyết kinh tế. Đồ thị thường không có trong kỳ thi, nhưng học viên vẫn nên học bằng đồ thị. Bởi tiếp cận các biểu đồ như một cách kể chuyện bằng hình ảnh. 

Tuy nhiên, hãy chắc chắn rằng bạn có thể hiểu được vấn đề (theo trực giác) đằng sau biểu đồ. Nếu bạn dành đủ thời gian nghiên cứu kỹ lưỡng biểu đồ sẽ là một công cụ tuyệt vời giúp bạn học tốt môn học này. 

Nắm chắc lý thuyết: Tăng trưởng, quy định của chính phủ, thương mại, GDP và cán cân thanh toán có thể đòi hỏi kiến thức về một số phép tính toán đơn giản, nhưng bạn vẫn nên hiểu lý thuyết và nguyên nhân của các lý thuyết.

Luyện tập nhuần nhuyễn các dạng bài: Bạn có thể tham khảo Free CFA Diagnostic Exam hoặc Free CFA Level I Flashcards để luyện tập lại các phần kiến thức đã được học. Bạn nên duy trì thực hiện các bài kiểm tra này vào cuối mỗi buổi học vì nó chính là chìa khóa quan trọng để kiểm tra lại kiến thức trong suốt quá trình học tập của bạn.

Lựa chọn học liệu phù hợp: Bạn có thể tham khảo bộ tài liệu Trọn bộ kiến thức CFA Level 1 môn Economics được biên soạn bởi đội ngũ giàu kinh nghiệm của SAPP, được trình bày một cách súc tích, dễ hiểu và đi kèm với các ví dụ minh họa thực tế. Đây là một tài liệu học tập chất lượng, cung cấp đầy đủ kiến thức nền tảng về kinh tế học cho các thí sinh tham dự kỳ thi CFA Level 1. 

4. Một vài lưu ý cho việc học và thi môn Economics

Học và thi môn Economics CFA đòi hỏi một chiến lược học tập được lên kế hoạch chi tiết và bạn phải tuân thủ những bước kế hoạch đã đề ra. Học viên cần đặt mục tiêu hợp lý và chia nhỏ chúng thành các bước nhỏ để tiếp tục duy trì động lực và tinh thần học tập. 

Một lưu ý quan trọng nữa là bạn không nên bị áp đảo bởi khối lượng kiến thức trong giáo trình, mà nên tập trung học các khái niệm cốt lõi thông qua biểu đồvideo chi tiết. Hãy đảm bảo bạn hiểu và ghi nhớ các khái niệm bằng cách làm tất cả các câu hỏi EOCs (End-of-Chapter questions). Ngoài ra, bạn có thể hỏi thêm kinh nghiệm từ những người đã từng học khóa học trước đây.

Đối với những người đã có nền tảng kiến thức kinh tế nên tận dụng thế mạnh của mình để tăng cường hiệu quả ôn thi. Học viên có lợi thế trong việc hiểu sâu các nguyên tắc, mô hình kinh tế, áp dụng lý thuyết vào thực tế. 

Học viên nên tận dụng kỹ năng này để giải các bài tập phức tạp, đề thi mẫu,... Đồng thời, tận dụng thế mạnh của mình để nâng cao hiệu quả trong quá trình ôn thi, tránh chủ quan dẫn đến hiểu sai những kiến thức trước đó, dễ dẫn đến lỗi sai hệ thống.

Những học viên trái ngành chưa tiếp xúc với các kiến thức kinh tế cũng không nên quá lo lắng về việc học và thi môn học này. Học viên có thể bắt đầu từ những khái niệm cơ bản và từ từ xây dựng nền tảng kiến thức. 

Đôi khi, việc bắt đầu từ con số không không chỉ là một cơ hội mà còn là một hành trình học tập đầy ý nghĩa và phát triển cá nhân. Sự chăm chỉ, tinh thần hứng khởi và kiên trì sẽ giúp bạn vượt qua khó khăn, xây dựng kiến thức và tự tin đối mặt với kỳ thi CFA. 

  1. Lời kết

Tuy chiếm tỷ trọng không cao nhưng Economics là môn học trọng tâm. Kiến thức từ môn học này sẽ giúp học viên xây dựng các kiến thức nền tảng về kinh tế trước khi bước vào các môn học khác thuộc chương trình CFA. 

Kiến thức về kinh tế không chỉ giúp học viên hiểu rõ về cơ chế hoạt động của thị trường tài chính, mà còn là chìa khóa để dự đoán và đánh giá các biến động kinh tế toàn cầu. Nắm vững kiến thức môn Economics không chỉ giúp học viên vượt qua các thử thách trong kỳ thi CFA mà còn là chìa khóa để thành công trong sự nghiệp tài chính. 

Nếu như các bạn có mục tiêu chinh phục chứng chỉ tài chính quốc tế CFA nhưng chưa tìm được lộ trình học phù hợp, bạn có thể tham khảo khóa học CFA tại SAPP Academy. Khóa học cung cấp giải pháp đào tạo CFA toàn diện với lộ trình học tập được cá nhân hoá và 100% đội ngũ giảng viên đều trải qua khóa Higher Education Training.

>>> Xem thêm khóa học CFA tại SAPP Academy