<img height="1" width="1" style="display:none" src="https://www.facebook.com/tr?id=990286321845477&amp;ev=PageView&amp;noscript=1">

Tất Tật Về Học Và Thi Portfolio Management and Wealth Planning CFA

Học và thi Portfolio Management and Wealth Planning CFA

Ngày nay đầu tư chứng khoán mang lại tỷ lệ lợi suất rất cao, vì vậy thị trường này rất hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Đến nay thị trường chứng khoán đã, đang trên đà phát triển mạnh và đạt được những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên lợi nhuận từ việc đầu tư chứng khoán cũng gắn liền với yếu tố rủi ro. Chính vì vậy để giảm thiểu rủi ro, nhà đầu tư lựa chọn phương thức đầu tư theo danh mục: nắm giữ một hoặc nhiều loại cổ phiếu, trái phiếu, hàng hóa, đầu tư bất động sản, tài sản tương đương tiền hoặc các loại tài sản khác nhằm đa dạng hóa danh mục đầu tư. Để biết được đầu tư vào danh mục đó có mang lại hiệu quả không, cần phải có sự đánh giá chính xác của đội ngũ phân tích tư vấn cho các nhà đầu tư. Vậy Portfolio Management and Wealth Planning là gì, cung cấp những mảng kiến thức nào và phương pháp học sao cho hiệu quả? Hãy cùng SAPP tìm hiểu tổng quan qua bài viết này nhé.

Tóm tắt nội dung bài viết:

1. Học Portfolio Management and Wealth Planning
2. Ôn thi Portfolio Management and Wealth Planning
3. Checklist ôn thi Portfolio Management and Wealth Planning hiệu quả 
4. Một vài lưu ý cho việc học và thi môn Portfolio Management and Wealth Planning
5. Lời kết

 

1. Học Portfolio Management and Wealth Planning

Portfolio Management and Wealth Planning là môn học về Quản lý và lập kế hoạch danh mục đầu tư, kiểm tra các yếu tố cần thiết để quản lý các loại danh mục đầu tư thành công. Trong môn học này, bạn sẽ được giải thích tại sao cách tiếp cận danh mục đầu tư lại quan trọng đối với tất cả các nhà đầu tư trong việc đạt được mục tiêu tài chính của họ. Bạn sẽ học được cách so sánh nhu cầu tài chính của các nhà đầu tư cá nhân và tổ chức khác nhau. Sau khi phác thảo các bước trong quy trình quản lý danh mục đầu tư, bạn có thể so sánh và đối chiếu các loại sản phẩm quản lý đầu tư có sẵn cho các nhà đầu tư và cách họ áp dụng cho phương pháp tiếp cận danh mục đầu tư.

1.1. Nội dung môn học

Nội dung của môn Portfolio Management and Wealth Planning trong chương trình CFA bao gồm:

  • Các khái niệm về danh mục đầu tư;
  • Quyết định phân bổ tài sản đầu tư;
  • Giới thiệu các mô hình định giá tài sản;
  • Các chiến lược quản lý danh mục đầu tư;
  • Xây dựng danh mục đầu tư và quản lý rủi ro.

1.2. Tỷ trọng nội dung thi của môn học

Nội dung môn Portfolio Management and Wealth Planning trong kỳ thi CFA Level 1 chiếm 6% (bao gồm 14 câu hỏi trong tổng số 240 câu hỏi), kỳ thi Level 2 chiếm 5-10% (bao gồm 6-12 câu hỏi trong tổng số 120 câu hỏi), kỳ thi Level 3 chiếm 35-40% (trong tổng đề thi bao gồm 9-12 câu hỏi tự luận buổi sáng và 60 câu hỏi trắc nghiệm buổi chiều).

 

Level

Tỷ trọng nội dung thi trong từng cấp độ

Level 1

6%

Level 2

5 – 10%

Level 3

35 – 40%

Tỷ trọng nội dung thi môn Portfolio Management and Wealth Planning trong từng cấp độ

2. Ôn thi Portfolio Management and Wealth Planning

2.1. Tài liệu ôn thi

Nếu bạn gặp khó khăn về việc hiểu các khái niệm trong sách giáo trình CFA Program Curriculum Ebook Information thì cả 2 cuốn sách Kaplan Schweser NotesWiley Study Guide đều hữu ích trong việc giải thích các khái niệm cách dễ ngấm hơn cho bạn.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm cuốn:

>>> Xem thêm: Các Nguồn Tài Liệu Học Và Thi CFA Uy Tín

2.2. Kinh nghiệm ôn thi từ giảng viên

Theo anh Nguyễn Đức Thái, giảng viên CFA tại SAPP Academy, với môn Portfolio Management and Wealth Planning, kiến thức từ môn Quantitative Methods sẽ được áp dụng lại khá triệt để. Môn này có trọng số còn khiêm tốn ở Level 1, tuy nhiên, ở các level sau, đặc biệt là Level 3, nó chiếm tỷ trọng hầu như cả bài thi, nên việc các bạn nắm được tinh thần chung môn này truyền tải ở Level 1 sẽ giúp ích cho các bạn sau này rất nhiều. 

>>> Xem thêm: Kinh Nghiệm Học & Thi CFA Level 1 Từ Giảng Viên SAPP Academy - Nguyễn Đức Thái 

3. Checklist ôn thi Portfolio Management and Wealth Planning hiệu quả

Có 4 bài đọc ở Level 1, bài đọc đầu tiên cung cấp kiến thức đánh giá về chức năng quản lý danh mục đầu tư. Bài đọc thứ hai giải quyết rủi ro và thống kê lợi suất. Bài đọc thứ ba mở rộng các khái niệm cho mô hình CAPM (mô hình định giá tài sản vốn). Bài đọc thứ tư bao gồm lập kế hoạch và quản lý danh mục đầu tư.

Bài đọc thứ hai và thứ ba là dài nhất với số lượng câu hỏi EOCs (câu hỏi cuối mỗi chương học) nhiều nhất. Bài đọc cuối cùng về Tuyên bố chính sách đầu tư (IPS) ngắn nhưng đáng để bạn chú ý: nó là nền tảng cho các phần chính của Level 2 và đặc biệt là Level 3.

Chủ đề ở Level 1 chiếm tỷ trọng nhỏ với những kiến thức cơ bản. Bạn nên hiểu các khái niệm cốt lõi, chẳng hạn như mối quan hệ giữa đa dạng hóa và rủi ro và cách xây dựng danh mục đầu tư hiệu quả. Phần tính toán về phương sai của danh mục đầu tư và mô hình CAPM cũng rất quan trọng.

Phần lớn phần tính toán quản lý danh mục đầu tư được ôn lại từ môn Quantitative Methods. Nếu bạn đã trải qua phần Quantitative Methods, bạn sẽ khá hơn về tính toán. Tuy nhiên, bạn vẫn cần đọc và ôn tập kỹ để giải quyết các câu hỏi định tính.

4. Một vài lưu ý cho việc học và thi môn Portfolio Management and Wealth Planning

4.1. Một vài lưu ý cho việc học và ôn thi Level 1

Giống như môn Corporate Finance thì Portfolio Management and Wealth Planning Level 1 cũng là một phần để chuẩn bị cho Level 2 và đặc biệt là Level 3, với tỷ trọng chiếm 6%. Phần này đề cập đến các nguyên tắc cơ bản của quản lý danh mục đầu tư và giới thiệu một số khái niệm chính bao gồm Lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại và Mô hình định giá tài sản vốn.

Bạn sẽ gặp lại một số công thức trong môn Quantitative Methods như hiệp phương sai của danh mục gồm 2 tài sản. Ngoài ra, bạn nên học những điểm chính của Thuyết danh mục đầu tư hiện đại (modern portfolio theory - MPT) và Mô hình định giá tài sản vốn (capital asset pricing model – CAPM). Trong này sẽ có những đồ thị như CML (capital market line) hay SML (security market line) có thể xuất hiện trong đề thi.

4.2. Một vài lưu ý cho việc học và ôn thi Level 2 và Level 3

Level 2 bao gồm quy trình quản lý danh mục đầu tư , báo cáo chính sách đầu tư, mô hình đa yếu tố, VAR, phân tích kinh tế, chiến lược đầu tư chủ động và giao dịch. Hãy dành thời gian tìm hiểu báo cáo chính sách đầu tư vì đây là nền tảng của chủ đề quan trọng nhất trong CFA Level 3.

Portfolio Management and Wealth Planning sử dụng khá nhiều kiến thức trong Quantitative Methods (nhất là hồi quy đa biến – multiple regression). Nhiều khái niệm trong Level 1 được nhắc lại, như SML, CML, efficient frontier model, beta, CAPM.

Lưu ý: Hãy cố gắng ghi nhớ các công thức như Information ratio, Sharp-ratio, active risk. Những câu hỏi liên quan đến các công thức này nếu có đều rất cụ thể, và các bạn có thể ăn điểm dễ dàng.

5. Lời kết

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn nắm được những thông tin tổng quan nhất về môn Portfolio Management and Wealth Planning trong hệ thống các môn học CFA. Môn học cung cấp cơ sở lý thuyết danh mục đầu tư, trên cơ sở trang bị kiến thức về phân tích và quản lý danh mục đầu tư. Nó giúp bạn có thể vận dụng trong xây dựng chính sách đầu tư, phân bổ vốn và xây dựng chiến lược quản lý danh mục đầu tư cổ phiếu, danh mục đầu tư trái phiếu. Level 1 chiếm tỷ trọng thấp nhưng sang đến Level 3, môn học này dần dần trở nên quan trọng. Bạn nên nắm chắc kiến thức ở Level 1 để chuẩn bị tốt cho Level 2 và 3.

>>> Xem thêm: Học CFA Để Làm Gì?


 

Đăng Ký Nhận Tư Vấn Khóa Học CFA

 

New call-to-action