<img height="1" width="1" style="display:none" src="https://www.facebook.com/tr?id=990286321845477&amp;ev=PageView&amp;noscript=1">

Tất Tật Về Học Và Thi Môn Corporate Finance CFA

Học và thi môn Corporate Finance CFA

Có khá nhiều ứng viên CFA mong muốn làm việc trong ngành tài chính doanh nghiệp và điều này khiến cho việc nghiên cứu về ngành này trở nên thú vị hơn. Mọi quyết định mà một doanh nghiệp tạo ra đều có liên can đến tài chính, và bất kỳ quyết định nào ảnh hưởng đến tài chính của doanh nghiệp là một quyết định tài chính doanh nghiệp. Vậy quyết định tài chính của một doanh nghiệp (Corporate Finance) bao gồm những gì? Cơ sở đưa ra quyết định sử dụng nguồn vốn - đầu tư là gì? Dự án đáng đầu tư là như thế nào?... Hãy cùng SAPP tìm hiểu tổng quan về môn tài chính doanh nghiệp qua bài viết dưới đây.

Tóm tắt nội dung bài viết:

1. Học Corporate Finance
2. Ôn thi Corporate Finance
3. Checklist ôn thi Corporate Finance hiệu quả
4. Một vài lưu ý cho việc học và ôn thi môn Corporate Finance
5. Lời kết

 

1. Học Corporate Finance

Corporate Finance là môn học về Tài chính doanh nghiệp, từ quản trị doanh nghiệp đến các quyết định cơ cấu vốn. Môn học đề cập đến các vấn đề phức tạp trong tài chính doanh nghiệp.

Tài chính doanh nghiệp bao gồm ngân sách vốn, đòn bẩy tài chính, tỷ suất lợi nhuận và quản lý vốn lưu động. Các công cụ thường được sử dụng trong các tình huống kinh doanh thực tế và do đó việc đọc là dễ hình dung hơn so với một số môn học khác.

1.1. Nội dung môn học

Môn Corporate Finance cung cấp cho học viên kiến thức cơ bản liên quan đến Tài chính doanh nghiệp để làm nền tảng cho việc học các môn học CFA khác như: Financial Reporting and Analysis, Derivatives, Portfolio Management and Wealth Planning...

Nội dung của môn Corporate Finance bao gồm:

  • Tổng quan quản trị tài chính;
  • Chi phí vốn;
  • Khái niệm cơ bản dự thảo ngân sách vốn và dòng tiền;
  • Phân tích rủi ro và ngân sách tối ưu;
  • Cơ cấu vốn và đòn bẩy tài chính & Chính sách cổ tức;
  • Mua bán và sáp nhập doanh nghiệp.

1.2. Tỷ trọng nội dung thi của môn học

Nội dung môn Corporate Finance trong kỳ thi CFA Level 1 chiếm 10% (bao gồm 24 câu hỏi trong tổng số 240 câu hỏi), kỳ thi Level 2 chiếm 5-10% (bao gồm 6-12 câu hỏi trong tổng số 120 câu hỏi), kỳ thi Level 3 chiếm 0%.

Level

Tỷ trọng nội dung thi trong từng cấp độ

Level 1

10%

Level 2

5 – 10%

Level 3

0%

Tỷ trọng nội dung thi môn Corporate Finance trong từng cấp độ

2. Ôn thi Corporate Finance

2.1. Tài liệu ôn thi

Ngoài các bộ sách giáo trình như: CFA Program Curriculum Ebook Information, Kaplan Schweser Notes, Wiley Elan, bạn có thể tham khảo thêm cuốn sách Ross, S.A., Westerfield, R.W., and Jaffe, J.F. (2013) Corporate Finance, McGraw-Hill.

>>> Xem thêm: Các Nguồn Tài Liệu Học Và Thi CFA Uy Tín

2.2. Kinh nghiệm ôn thi từ giảng viên

Theo anh Nguyễn Đức Thái, giảng viên CFA tại SAPP Academy, môn Corporate Finance kế thừa từ Xác suất thống kê khá nhiều. Môn này chủ yếu để chuẩn bị cho Level 2, vì vậy các kiến thức rất cơ bản và dễ để học. Số lượng điểm cũng chiếm tỷ trọng thấp nên anh có thể dành ít thời gian và nỗ lực ôn hơn. Chiến lược của anh là tập trung những phần có tỷ trọng lớn khi thi và những phần là thế mạnh của mình, có thể bỏ qua những phần không chuyên nhưng không để mình dưới 50% nội dung của các môn đó là được.

>>> Xem thêm: Kinh Nghiệm Học & Thi CFA Level 1 Từ Giảng Viên SAPP Academy - Nguyễn Đức Thái 

3. Checklist ôn thi Corporate Finance

Hai bài đọc đầu tiên ở Level 1 là rất quan trọng. Trong lịch sử các kỳ thi, hầu hết các câu hỏi đã được chọn từ các chủ đề này.

Quản trị ngân sách vốn (Capital Budgeting) tương quan mạnh mẽ với Phương pháp phân tích định lượng (Quantitative Methods): các khái niệm như NPV, IRR và thời gian hoàn vốn áp dụng cho cả hai chủ đề này.

Chi phí vốn ở Level 1 giải quyết chi phí nợ, chi phí vốn và chi phí vốn chủ sở hữu. Điều này cũng được bao gồm trong phần cổ phiếu. Đây là một khái niệm cốt lõi trong tài chính mà bạn nên biết.

Level 2 bao gồm 6 reading thì 5 reading đầu có cái tên giống hệt như ở Level 1, đó là: quản trị ngân sách vốn (Capital Budgeting); cấu trúc vốn (Capital Structure); cổ tức (Dividends); mua lại cổ phần (Share Repurchase) và quản trị doanh nghiệp (Corporate governance). Nội dung của những phần này sẽ chi tiết hơn một chút, và chỉ cần bạn không chủ quan thì đây sẽ là một môn “kiếm điểm”.

4. Một vài lưu ý cho việc học và thi môn Corporate Finance

4.1. Một vài lưu ý cho việc học và ôn thi Level 1

Phần này khá hạn chế trong phạm vi kỳ thi với tỷ trọng chỉ 10% và bao gồm các lĩnh vực liên quan đến: Quản trị ngân sách vốn; NPV IRR; Chi phí vốn; Các biện pháp đòn bẩy; Chính sách cổ tức; Mua lại cổ phần; Quản lý vốn lưu động; Quản trị doanh nghiệp của các công ty niêm yết. Một số vấn đề được giải quyết ở đây bao gồm các vấn đề của công ty chi nhánh trong bối cảnh mối quan hệ giữa công ty chi nhánh và công ty chủ quản. Hãy chú ý đến những phương pháp quản trị vốn – cách tính toán và những ưu điểm, nhược điểm của từng cách.

4.2. Một vài lưu ý cho việc học và ôn thi Level 2

Ở phần này, các chủ đề bao gồm: Quản trị ngân sách vốn; Cơ cấu vốn và đòn bẩy tài chính & Chính sách cổ tức; Mua lại cổ phần; Quản trị doanh nghiệp; Mua bán và sáp nhập doanh nghiệp và Bảo hiểm công ty. Phần này được liên kết chặt chẽ với môn Financial Reporting and Analysis, bạn nên nắm vững các khái niệm để đạt điểm cao trong kỳ thi CFA Level 2.

5. Lời kết

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn nắm được những thông tin tổng quan nhất về môn Corporate Finance trong chương trình học CFA. Qua môn học này, các ứng viên sẽ vận dụng được các khái niệm cơ bản để phân tích và ra các quyết định về tài chính công ty bao gồm quyết định đầu tư, quyết định huy động vốn và quyết định chính sách cổ tức,... Các câu hỏi của môn này cũng khá đơn giản, vì vậy bạn hãy làm đủ các câu hỏi thực hành để biết được cấu trúc trong đề thi, từ đó dễ dàng đạt điểm cao hơn.

 


 

Đăng Ký Nhận Tư Vấn Khóa Học CFA

 

New call-to-action