Áp dụng IFRS tại Việt Nam, chúng ta cần chuẩn bị gì?

Áp dụng IFRS tại Việt Nam, chúng ta cần chuẩn bị gì? Chỉ còn vài năm nữa, Việt Nam áp dụng IFRS theo diện tự nguyện và bắt buộc trên toàn quốc. Cả người lao động và doanh nghiệp đều nên chuẩn bị kỹ càng để có thể thực hiện đúng lộ trình áp dụng IFRS.

Áp dụng IFRS tại Việt Nam

Mục lục:

  1. IFRS là gì và lộ trình áp dụng IFRS tại Việt Nam như thế nào?
    1.1. IFRS là gì?
    1.2. Lộ trình áp dụng IFRS tại Việt Nam
  2. Khó khăn và thách thức khi áp dụng IFRS ở Việt Nam
  3. Cần chuẩn bị những gì khi chuyển đổi từ VAS sang IFRS?
  4. Trang bị kiến thức IFRS như thế nào?

1. IFRS là gì và lộ trình áp dụng IFRS tại Việt Nam như thế nào?

1.1. IFRS là gì?

IFRS là gì? IFRS có nghĩa là chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (International Financial Reporting Standards). Các chuẩn mực này là “cánh tay phải” đắc lực giúp các doanh nghiệp, nhà đầu tư có được các báo cáo tài chính minh bạch, thống nhất, dễ dàng so sánh giữa các quốc gia. Nhờ vậy, các kế toán viên, kiểm toán viên trên khắp thế giới có ngôn ngữ chung trong việc lập báo cáo tài chính.

IFRS được xây dựng thông qua Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế - IASB (International Accounting Standards Board). IFRS được công nhận và áp dụng ở trên nhiều quốc gia. Tính đến tháng 4/2018, số lượng quốc gia chấp nhận áp dụng chuẩn mực IFRS lên tới 144/166 quốc gia khảo sát. Các quốc gia còn lại phần lớn đều đã phê duyệt áp dụng hoặc trong lộ trình áp dụng IFRS trong hoạt động lập báo cáo tài chính.

Ngày 16/03/2020, Bộ trưởng Bộ tài chính ký quyết định phê duyệt "Đề án áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính tại Việt Nam" nhằm hướng tới áp dụng IFRSchuẩn mực báo cáo tài chính Việt Nam mới (VFRS) theo hướng IFRS từ sau năm 2025.

1.2. Lộ trình áp dụng IFRS tại Việt Nam như thế nào?

Lộ trình chuyển đổi VAS sang IFRS được chia làm 3 giai đoạn gồm:

  • Giai đoạn 2019 - 2021: Giai đoạn chuẩn bị.
  • Giai đoạn 2022 - 2025: Giai đoạn tự nguyện cho các doanh nghiệp có nhu cầu, đủ điều kiện.
  • Giai đoạn từ sau 2025: Giai đoạn bắt buộc cho một số doanh nghiệp cụ thể.

Đối với các doanh nghiệp vừa, nhỏ không thuộc các đối tượng cụ thể bắt buộc áp dụng IFRS, các doanh nghiệp này sẽ áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính Việt Nam mới (VFRS) có điều chỉnh phù hợp với IFRS và thông lệ quốc tế. Riêng đối tượng doanh nghiệp siêu nhỏ không có nhu cầu và điều kiện áp dụng IFRS và VFRS sẽ có hướng dẫn riêng của Bộ tài chính.

>>> Xem thêm: Chi tiết lộ trình áp dụng IFRS tại Việt Nam

Áp dụng IFRS tại Việt Nam SAPP.edu.vn

IFRS là gì? Là chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế  (Nguồn ảnh: pch.vector và SAPP Academy)

2. Khó khăn và thách thức khi áp dụng IFRS ở Việt Nam

Một khảo sát các doanh nghiệp Việt Nam được thực hiện bởi Bộ tài chính cùng công ty kiểm toán KPMG và cơ quan hợp tác quốc tế JICA của Nhật Bản về việc áp dụng IFRS tại Việt Nam cho thấy việc chuyển đổi VAS sang IFRS là điều tất yếu của thời đại. Tuy nhiên, việc chuyển đổi từ VAS sang IFRS ở Việt Nam gặp một số khó khăn thách thức.

2.1. Thị trường tài chính và thị trường vốn chưa đủ phát triển

Để đáp ứng được nguyên tắc giá trị hợp lý của IFRS, thị trường cần phải hoạt động hiệu quả, cung cấp được những số liệu, thông số tài chính đáng tin cậy. Ngoài ra, IFRS có mục tiêu thể hiện, ghi lại các giao dịch tài chính thuộc nền kinh tế phát triển có nhiều công cụ tài chính phức tạp.

Trong khi đó, thị trường tài chínhthị trường vốn của Việt Nam chưa đủ phát triển do chúng ta đang ở một nền kinh tế chuyển đổi đầy biến động và không có phổ biến các công cụ tài chính. Điều này dẫn đến việc áp dụng các chuẩn mực IFRS tại Việt Nam gặp khó khăn và thách thức trong ngắn hạn.

2.2. Các doanh nghiệp không muốn công khai tình hình tài chính

Điều kiện khi áp dụng các chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) là các thông tin tình hình tài chính của các doanh nghiệp sẽ chính xác hơn, đáng tin cậy hơn với việc nâng cao trách nhiệm giải trình từ phía doanh nghiệp. Điều này khiến các doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả sẽ khó lòng có được báo cáo tài chính khả quan như hiện tại.

Các doanh nghiệp hoạt động kém này có tâm lý sợ ảnh hưởng đến giá trị chứng khoán, xếp hạngduy trì điều kiện được niêm yết trên thị trường chứng khoán. Và nếu tiếp tục như vậy, đây sẽ là rào cản lớn trong việc áp dụng IFRS tại Việt Nam.

Áp dụng IFRS tại Việt Nam SAPP.edu.vn

Khó khăn khi áp dụng IFRS từ việc doanh nghiệp không muốn công khai tình hình tài chính

2.3. Thiếu đội ngũ nhân lực

Áp dụng IFRS tại Việt Nam cần có đội ngũ nhân lực có trình độđược đào tạo bởi có sự chênh lệch lớn giữa VAS và IFRS. Tuy nhiên, nguồn nhân lực được đào tạo về các chuẩn mực này tại Việt Nam có rất ít. Chỉ một số kiểm toán viên, kế toán, nhà nghiên cứu thuộc các doanh nghiệp kiểm toán lớn mới có kỹ năng và kinh nghiệm lập báo cáo tài chính theo các chuẩn mực IFRS.

Thậm chí, hầu hết giảng viên đại học hiện nay cũng không được trang bị kiến thức về IFRS. Rất ít cơ sở đào tạo đưa chương trình học theo IFRS vào giảng dạy. Ví dụ như một số trường Đại học lớn trong khối ngành kinh tế như Đại học Ngoại Thương, Đại học Kinh tế quốc dân, Học viện tài chính, Học viện ngân hàng… mới có một số khoa giảng dạy theo IFRS cho sinh viên. Điều này dẫn đến Việt Nam thiếu hụt lượng lớn nguồn nhân lực có kỹ năng, hiểu biết và có thể áp dụng IFRS.

2.4. Bất đồng ngôn ngữ

Với mục tiêu tạo ra ngôn ngữ chung trong kế toán, IFRS được soạn thảo hoàn toàn bằng tiếng Anh - ngôn ngữ quốc tế thông dụng hiện nay. Trong khi đó, các kế toán viên, kiểm toán viên, nhà đầu tư và doanh nghiệp Việt Nam có hạn chế tiếng Anh nhất định. Vì vậy, việc hiểu chính xác thuật ngữ, cập nhật tin tức và áp dụng IFRS ở Việt Nam sẽ gặp khó khăn hơn so với các nước sử dụng tiếng Anh.

Áp dụng IFRS tại Việt Nam SAPP.edu.vn

Bất đồng ngôn ngữ là một khó khăn khi chuyển đổi VAS sang IFRS tại Việt Nam

2.5. Sự chồng chéo của các văn bản quy phạm pháp luật

Hiện nay, Việt Nam có tới 3 văn bản quy phạm pháp luật có tác động đến công tác tài chính của các doanh nghiệp. Bao gồm: chính sách thuế, chuẩn mực báo cáo tài chính và cơ chế tài chính. Điều này tạo ra sự không nhất quán và chồng chéo trong việc áp dụng. Do đó, áp dụng IFRS ở Việt Nam trong thời điểm hiện tại sẽ gặp khó khăn khi doanh nghiệp lúng túng không biết áp dụng nguyên tắc, quy định nào cho một giao dịch có sự khác biệt cách xử lý của các văn bản quy phạm pháp luật và IFRS.

3. Cần chuẩn bị những gì khi chuyển đổi từ VAS sang IFRS?

Trước những khó khăn và thách thức khi áp dụng IFRS tại Việt Nam, các doanh nghiệp và đội ngũ nhân sự ngành kế toán - kiểm toán - tài chính - thuế cần chuẩn bị gì? Có thể kể đến như:

  • Doanh nghiệp cần rà soát, kiểm tra và thiết lập lại hệ thống, quy trình cũng như hạ tầng của doanh nghiệp để đảm bảo tính trung thực của báo cáo tài chính và đáp ứng các quy định của IFRS;
  • Và doanh nghiệp cũng cần rà soát lực lượng nhân sự về kế toán, tài chính cũng như quản lý để có được kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo kiến thức phù hợp;
  • Bản thân nhân sự cần chủ động học hỏi, nghiên cứu và tích lũy kiến thức cũng như kỹ năng về tiếng Anh, IFRS thông qua các tài liệu của Bộ tài chính, IFRS và các trung tâm đào tạo, hiệp hội ngành nghề uy tín;
  • Nhân sự cần nắm được sự khác biệt giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) và chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRS) để áp dụng đúng và chính xác cũng như hiểu được những thay đổi trong kết quả kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp;
  • Nhân sự có thể nhờ sự hỗ trợ từ các hiệp hội như VACPA, ACCA để có được các chuyên gia đào tạo, đội ngũ tư vấn đối với các thách thức khó khăn phát sinh trong quá trình áp dụng IFRS đối với doanh nghiệp.

Áp dụng IFRS tại Việt Nam SAPP.edu.vnCần chuẩn bị những gì cho quá trình áp dụng IFRS ở Việt Nam

4. Trang bị kiến thức về IFRS như thế nào?

Để trang bị kiến thức về IFRS đúng, chính xác và đầy đủ, các nhân sự trong ngành kế toán - kiểm toán - tài chính - thuế và các chủ doanh nghiệp cần phải nắm chắc được:

  • Các tài liệu về các chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế IFRS cũng như hướng dẫn áp dụng được Bộ tài chính dịchcông bố;
  • Các cơ chế tài chính có liên quan;
  • Tìm kiếm sự hỗ trợ từ tài liệu của các hiệp hội ngành nghề uy tín như VACPA, ACCA cũng như từ các chuyên gia, đội ngũ tư vấn tại đây;
  • Học hỏi kiến thức từ các nhân sự có kinh nghiệm, tầm hiểu biết về IFRS ở các công ty kiểm toán lớn hiện nay như BIG4;
  • Tham gia học tậptích lũy kiến thức về IFRS tại các trung tâm đào tạo uy tín;
  • Học tập các chứng chỉ quốc tế như: chứng chỉ CertIFR hay ACCA để chuẩn bị kiến thức, vốn tiếng Anh cần thiết để đáp ứng công việc, thăng tiến trong sự nghiệp.

Áp dụng IFRS tại Việt Nam SAPP.edu.vn

Trang bị kiến thức về IFRS như thế nào hiệu quả?

Hiện nay tại SAPP Academy - Đối tác đào tạo chuẩn Vàng của ACCA Global đang có khóa học CertIFR Online cực kỳ tiện lợi cho bạn:

  • Hỗ trợ bạn có được chứng chỉ CertIFR được cấp bởi Hiệp hội kế toán công chứng Anh quốc (ACCA);
  • Chỉ gồm 40h học Online cùng giảng viên là Hội viên của - ACCA và VAPCPA với nhiều năm kinh nghiệm;
  • Bao gồm: 7 module, 30 video. Mỗi module có 3 đến 5 section.
  • Slide được thiết kế sơ đồ hóa dễ hiểu, đính kèm theo khóa học cực kỳ tiện lợi cho việc ôn tập, học mọi lúc mọi nơi của bạn;
  • Giáo trình tiếng Anh được gửi đến tận tay học viên;
  • Có các bài test sau mỗi sectionmodule để học viên ôn tập, kiểm tra kiến thức nhanh chóng;
  • group hỗ trợ học viên hoàn hảo, phản hồi trong 24h làm việc.

Nhận ngay ưu đãi học phí hấp dẫn cho khóa học chứng chỉ CertIFR Online tại đây!

Áp dụng IFRS tại Việt Nam được xem là điều tất yếu trong thời kỳ hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay của nước ta. Mỗi nhân sự, doanh nghiệp trong ngành Kế toán - Kiểm toán - Tài chính - Thuế cần phải chuẩn bị hết sức kỹ càng để áp dụng chính xác và hiệu quả IFRS cho doanh nghiệp mình.

Hy vọng rằng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ giúp bạn trả lời được câu hỏi của chính mình về những điều cần chuẩn bị cho việc chuyển đổi VAS sang IFRS sắp tới. Cảm ơn và hẹn gặp lại.

-------------------

MIỄN PHÍ TƯ VẤN VỀ KHÓA HỌC CERTIFR ONLINE - LẬP BCTC CHUẨN IFRS CHỈ VỚI 40H HỌC

Chứng chỉ CertIFR - Nâng tầm sự nghiệp Kế toán