<img height="1" width="1" style="display:none" src="https://www.facebook.com/tr?id=1718836035006664&amp;ev=PageView&amp;noscript=1">

Sự Khác Biệt Giữa Chuẩn Mực Kế Toán Việt Nam Và Quốc Tế

Sự khác biệt giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế-01

Hiện tại, Bộ Tài chính Việt Nam đã ban hành 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS). Về cơ bản, chuẩn mực kế toán Việt Nam đã đáp ứng được nhu cầu lập báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên, với xu thế đầu tư nước ngoài gia tăng trong điều kiện hội nhập, các tập đoàn đa quốc gia có cơ sở tại Việt Nam thường yêu cầu các chi nhánh hoặc công ty con tại Việt Nam trình bày Báo cáo tài chính phù hợp với Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS). Do đó, doanh nghiệp cần có sự hiểu biết về cả chuẩn mực Kế toán Việt Nam và chuẩn mực Kế toán Quốc tế.

Tóm tắt nội dung bài viết:

1. Tìm hiểu chung về Chuẩn mực Kế toán Quốc tế Việt Nam

2. Những điểm khác nhau tổng quan giữa IFRS & VAS

3. Các chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS chưa có chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS tương đương

1. Tìm hiểu chung về Chuẩn mực Kế toán Việt Nam và Quốc tế 

IAS (International Accounting Standard)/ IFRS (International Financial Reporting Standard) đều được soạn thảo bởi IASB (International Accounting Standard Board). Trước năm 2003, các Chuẩn mực Kế toán Quốc tế được công bố với tên gọi IAS. Sau năm 2003, các Chuẩn mực kế toán mới ra đời đều được đổi tên thành IFRS.

Hiện tại, Chuẩn mực Kế toán Quốc tế có tổng cộng 41 IAS16 IFRS. IASB quy tụ các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực, đến từ nhiều quốc gia, châu lục và đọc hiểu Báo cáo tài chính trên nhiều phương diện khác nhau như người lập báo cáo tài chính, nhà quản lý, người sử dụng các báo cáo tài chính và cả những học giả uy tín.

Quy trình soạn thảo và công bố của IAS/ IFRS diễn ra rất chặt chẽ để đảm bảo chất lượng và mang tính thực hành cao. Rất nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ đang dùng IAS/IFRS làm chuẩn mực kế toán của Quốc gia mình như các nước châu Âu, Singapore, Hồng Kông, Úc… Các quốc gia tại châu Á và trên thế giới đang điều chỉnh các chuẩn mực của mình để phù hợp hơn với IFRS và giảm thiểu sự khác biệt nếu có.

Việt Nam cũng nằm trong xu thế đó với sự ra đời của Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 nhằm giảm thiểu những sự khác biệt giữa hai Chuẩn mực Kế toán VAS (Vietnam Accounting Standard) và IAS/IFRS.

2. Những điểm khác nhau tổng quan

2.1. Hình thức

So với chuẩn mực kế toán VAS, IAS không bị áp đặt về hình thức như: hệ thống tài khoản (Chart of Account) biểu mẫu báo cáo (Accounting form), hình thức sổ kế toán (Ledgers). IAS/IFRS hầu hết không quy định về các biểu mẫu kế toán. Hơn nữa, doanh nghiệp sử dụng IAS/IFRS đều được tự do sử dụng hệ thống tài khoản cũng như các biểu mẫu kế toán phù hợp và thuận lợi với đặc thù của doanh nghiệp. Ví dụ như những doanh nghiệp áp dụng VAS thì tiền mặt sẽ phải có số tài khoản là 111, còn những doanh nghiệp áp dụng IAS/IFRS thì có thể tự do đặt số cho tài khoản này.

IAS còn đưa ra một bộ khung về khái niệm và giữa các chuẩn mực đều có tính thống nhất rất cao. Ngược lại, VAS còn nhiều vấn đề chưa rõ ràng, thiếu bộ khung về định nghĩa cũng như tính thống nhất giữa các chuẩn mực kế toán.

2.2. Hệ thống tài khoản (Chart of Account)

IAS/IFRS chỉ quy định về hình thức của các báo cáo tài chính theo IAS 1 mà không quy định về hệ thống tài khoản kế toán. Doanh nghiệp được phép tự tạo ra hệ thống tài khoản kế toán để phù hợp hơn với yêu cầu về báo cáo tài chính cũng như báo cáo quản trị.

Việc bắt buộc đối với doanh nghiệp về hệ thống tài khoản đôi khi gây ra những bất lợi cho những doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam vì các doanh nghiệp thường gặp khó khăn trong chuyển đổi và làm giảm tính thống nhất giữa các công ty trong cùng tập đoàn.

Có nhiều ý kiến cho rằng hệ thống tài khoản ở Việt Nam chỉ nên mang tính định hướng cho doanh nghiệp thay vì bắt buộc như hiện tại.

2.3. Các chuẩn mực kế toán cơ bản

  • VAS hiện chưa có quy định cho phép tài sản và nợ phải trả được đánh giá lại theo giá trị hợp lý tại thời điểm báo cáo. Việc chưa có chuẩn mực liên quan làm suy giảm tính trung thực và hợp lý của BCTC và chưa phù hợp với IAS/IFRS.
  • VAS 21 và IAS 01: VAS quy định báo cáo tài chính không bắt buộc phải có báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu như chuẩn mực IAS 01. Như vậy theo IAS chúng ta có năm cấu phần gồm: Statement of Financial Position, Statement of Comprehensive Income, Statement of Cashflow, Statement of Changes in Equity, và Notes to Financial Statement. Trong khi VAS có bốn cấu phần, riêng báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu sẽ được coi như một phần của thuyết minh báo cáo tài chính.
  • VAS 03 chỉ cho phép đánh giá lại tài sản cố định là bất động sản, nhà xưởng và thiết bị trong trường hợp có quyết định của Nhà nước, đưa tài sản đi góp vốn liên doanh, liên kết, chia tách, sáp nhập doanh nghiệp và không được ghi nhận phần tổn thất tài sản hàng năm. Ngược lại, theo IAS 16, doanh nghiệp được phép đánh giá lại tài sản theo giá thị trường và được xác định phần tổn thất tài sản hàng năm. Đồng thời doanh nghiệp được ghi nhận phần tổn thất này theo quy định tại IAS 36.
  • VAS 11 quy định lợi thế thương mại được phân bổ dần trong thời gian không quá 10 năm kể từ ngày mua trong giao dịch hợp nhất kinh doanh. Trong khi đó, IFRS 03 quy định doanh nghiệp phải đánh giá giá trị lợi thế thương mại tổn thất.

3. Các chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IFRS) chưa có chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) tương đương 

Mặc dù chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) được soạn thảo dựa trên khung của chuẩn mực kế toán Quốc Tế (IAS/IFRS) nhưng VAS chỉ có 26 chuẩn mực. Trong khi có tới 41 chuẩn mực IAS và 16 chuẩn mực IFRS. Như vậy, VAS sẽ không có những chuẩn mực kế toán tương đương với IAS/ IFRS. Bạn có thể xem xét cụ thể sự khác biệt này như sau.

3.1. Các chuẩn mực kế toán Quốc tế về trình bày báo cáo tài chính và các vấn đề liên quan

  • IFRS 01: Lần đầu áp dụng các Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế (nguyên tắc chung là áp dụng hồi tố toàn bộ các chuẩn mực IFRS đã có hiệu lực tại thời điểm áp dụng, trừ một số ngoại lệ và miễn trừ được cho phép).
  • IFRS 07: Thuyết minh về công cụ tài chính để giúp người sử dụng BCTC đánh giá mức độ quan trọng của công cụ tài chính đến tình hình tài chính và kết quả hoạt động SXKD của đơn vị, đánh giá bản chất cũng như phạm vi của các rủi ro phát sinh từ công cụ tài chính và cách thức quản trị rủi ro của đơn vị (IFRS 7 và Thông tư 210/2009/TT-BTC có nội dung cơ bản tương tự nhau. Tuy nhiên, trong thực tế, các thuyết minh theo quy định của Thông tư 210 không cung cấp nhiều thông tin cho người đọc vì VAS không đề cập đến việc ghi nhận và đo lường các công cụ tài chính và hướng dẫn về giá trị hợp lý).

3.2. Các chuẩn mực kế toán về các khoản mục trên báo cáo tài chính kết quả kinh doanh và báo cáo tình hình tài chính/ bảng cân đối kế toán

  • IAS 19: Quy định phương pháp hạch toán và trình bày các khoản phúc lợi cho người lao động bao gồm các khoản phúc lợi ngắn hạn, dài hạn, trợ cấp thôi việc;
  • IAS 20: Quy định việc hạch toán và trình bày các khoản  trợ cấp và hình thức tài trợ khác của Chính phủ;
  • IAS 32: Trình bày về công cụ tài chính (Thông tư số 210/2009/TT-BTC yêu cầu các doanh nghiệp áp dụng các quy định của IAS 32 và IFRS 7 về trình bày và công bố các công cụ tài chính từ năm 2011);
  • IAS 39: Thiết lập các nguyên tắc ghi nhận, dừng ghi nhận và xác định giá trị tài sản tài chính và nợ tài chính (được thay thế bởi IFRS 9, có hiệu lực từ ngày 01/01/2018);
  • IFRS 09: Quy định về các yêu cầu ghi nhận và dừng ghi nhận, phân loại và đo lường các tài sản tài chính và các khoản nợ phải trả tài chính, suy giảm giá trị về kế toán phòng ngừa rủi ro chung (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018);
  • IFRS 14: Các khoản hoãn lại theo luật định (có hiệu lực từ ngày 01/01/2016).

3.3. Các chuẩn mực kế toán về ngành nghề hoặc hoạt động đậc thù

  • IAS 26, 41, 06: Các chuẩn mực về ngành nghề hoặc hoạt động đặc thù bao gồm kế toán và báo cáo quỹ hưu trí, ngành nông nghiệp, thăm dò và đánh giá tài nguyên khoáng sản.

3.4. Các chuẩn mực kế toán về sự kiện hoặc giao dịch cụ thể

  • IAS 29, 36, 02, 15: Các chuẩn mực về sự kiện hoặc giao dịch cụ thể: BCTC trong điều kiện siêu lạm phát, tổn thất tài sản, thanh toán trên cơ sở cổ phiếu, hay tài sản nắm giữ để bán và hoạt động không liên tục.

3.5. Các chuẩn mực kế toán về đo lường

  • IFRS 13: Đo lường giá trị hợp lý.

3.6. Các chuẩn mực kế toán về hợp nhất, công ty con hoặc hợp nhất các đơn vị khác 

  • IAS 27: Phương pháp kế toán cho các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh liên kết trên BCTC riêng;
  • IFRS 12: Thuyết minh lợi ích từ các đơn vị khác để có thể đánh giá bản chất và rủi ro liên quan đến phần lợi ích của đơn vị trong các đơn vị khác và ảnh hưởng của những lợi ích này lên tình hình tài chính, kết quả hoạt động và lưu chuyển tiền tệ của đơn vị (việc trình bày lợi ích trong công ty con, công ty liên doanh và liên kết chịu sự điều chỉnh của VAS 25, 08 và 07).

4. Cần trang bị kiến thức về IFRS như thế nào?

Chuyển đổi từ VAS sang IFRS chính là xu thế tất yếu và là “nước đi” đúng đắn của Bộ Tài chính và Chính phủ Việt Nam trước thời kỳ hội nhập với nền kinh tế thế giới. Vậy, cần phải trang bị kiến thức về các chuẩn mực IFRS như thế nào?

Đó chính là:

  • Đọc hiểu các tài liệu dịch tiếng Việt các chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS);
  • Nắm vững các tài liệu hướng dẫn áp dụng IFRS;
  • Phân tích và nắm rõ các cơ chế tài chính liên quan;
  • Hiểu rõ đối tượng cụ thể của doanh nghiệp trong quy trình triển khai áp dụng IFRS;
  • Tham gia các khóa học trau dồi kiến thức IFRS từ các trung tâm uy tín và tích lũy chứng chỉ để thăng tiến và phát triển sự nghiệp như chứng chỉ CertIFR, chứng chỉ ACCA ..

Hãy để khóa CertIFR Online - Lập BCTC chuẩn IFRS chỉ với 40h học giúp bạn:

  • Cơ hội sở hữu chứng chỉ danh giá tiêu chuẩn toàn cầu ACCA về lập Báo cáo Tài chính quốc tế tại Việt nam được cấp bởi Hiệp hội kế toán công chứng Anh quốc (ACCA) & Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA);
  • Hơn 50h học Online mọi lúc mọi nơi cùng giảng viên là Hội viên của ACCA và VACPA với nhiều năm kinh nghiệm;
  • Đa dạng hình thức học tập, Linh hoạt thời gian: Hai hình thức học tập phù hợp với người đi làm bận rộn, không có nhiều thời gian. Online: Video bài giảng HD trên nền tảng học tập hiện đại LMS và Hybrid: Học viên có thể lựa chọn học online tương tác với giảng viên tại nhà hoặc học trực tiếp tại trung tâm ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
  • Bộ video Hướng dẫn thực hành chuyển đổi các bút toán trên BCTC từ VAS sang IFRS đi kèm;
  • Chương trình đào tạo và học liệu được xây dựng trên các khung thiết kế giáo dục chuẩn quốc tế như UDL, ADDIE, Backward Design,... giúp học viên hiểu sâu, nhớ lâu kiến thức và duy trì động lực học tập; cập nhật liên tục theo đề cương của ACCA;
  • Giáo trình hoàn toàn bằng tiếng Anh - lối giảng song ngữ;
  • Sau mỗi section và module học đều có bài kiểm tra Chapter Test để đánh giá kiến thức đã được học.
  • Group hỗ trợ học tập, phản hồi ngay trong 24h làm việc.;

SAPP Academy tự tin cam kết sau khóa học, bạn sẽ:

  • Nắm bắt những kiến thức nền tảng của các chuẩn mực IFRS thông qua các ví dụ minh họa thực tế;
  • Phân tích được các yêu cầu chính của từng chuẩn mực IFRS cụ thể ở góc độ người lập báo cáo, kiểm toán viên và người sử dụng báo cáo tài chính;
  • Dễ dàng áp dụng IFRS vào trong công việc thực tế thông qua bộ hướng dẫn bút toán chuyển đổi các khoản mục trên BCTC từ VAS sang IFRS.

Liên hệ với SAPP để nhận ưu đãi học phí hấp dẫn cho khóa học chứng chỉ CertIFR Online ngay!

>>> Xem thêm: 


MIỄN PHÍ TƯ VẤN VỀ KHÓA HỌC CERTIFR ONLINE - LẬP BCTC CHUẨN IFRS CHỈ VỚI 40H HỌC

Khác biệt giữa Chuẩn mực kế toán Việt Nam và Quốc tế