Chuyển đổi VAS sang IFRS ở Việt Nam đã và đang triển khai như thế nào?

Chuyển đổi VAS sang IFRS ở Việt Nam đã và đang triển khai như thế nào? Đây là một trong những vấn đề đáng quan tâm hàng đầu của người làm trong ngành Kế toán - Kiểm toán - Tài chính - Thuế tại Việt Nam. Cùng SAPP Academy hé lộ các giai đoạn chuyển đổi sang IFRS, phương án áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính Việt Nam mới (VFRS) và các kiến thức cần trang bị để đón đầu việc chuyển đổi từ VAS sang IFRS trong bài viết này nhé!

Chuyển đổi VAS sang IFRS SAPP.edu.vn

Mục lục:

1. Đề án áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế vào Việt Nam

2. Các giai đoạn chuyển đổi VAS sang IFRS

2.1. Giai đoạn chuẩn bị chuyển đổi sang IFRS (2019 - 2021)

2.2. Giai đoạn tự nguyện (2022 - 2025)

2.3. Giai đoạn bắt buộc (từ sau năm 2025)

2.4. Lưu ý khi chuyển đổi VAS sang IFRS

3. Phương án áp dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính Việt Nam (VFRS) trong bối cảnh hiện nay

3.1. Giai đoạn chuẩn bị áp dụng VFRS vào Việt Nam (2020 - 2024)

3.2. Giai đoạn triển khai áp dụng VFRS tại Việt Nam (từ sau 2025)

4. Vì sao cần áp dụng IFRS tại Việt Nam?

4.1. IFRS dần trở thành ngôn kế toán chung của nhiều quốc gia trên thế giới

4.2. Các chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) bộc lộ nhiều hạn chế

4.3. Chuẩn mực IFRS đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp Việt Nam

5. Cần trang bị kiến thức về IFRS như thế nào?

1. Ra đời “Đề án áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế vào Việt Nam”

IFRS là viết tắt của cụm từ International Financial Reporting Standards, dùng để chỉ các chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế được xây dựng để tạo ra ngôn ngữ kế toán chung trên toàn thế giới. VAS là viết tắt của Vietnam Accounting Standards, dùng để chỉ các chuẩn mực kế toán Việt Nam.

Tính đến tháng 4/2018, đã có tới 144 quốc gia và vùng lãnh thổ sử dụng các chuẩn mực IFRS. Và trong 22 quốc gia khảo sát còn lại, phần lớn đều đang trong lộ trình áp dụng hoặc đã có quyết định áp dụng IFRS. Dưới tác động của nền kinh tế thị trường và toàn cầu hóa, việc chuyển đổi từ VAS sang IFRS là tất yếu của thời đại.

Chuyển đổi VAS sang IFRS SAPP.edu.vn

Chuyển đổi từ VAS sang IFRS là tất yếu của thời đại (Nguồn ảnh: sưu tầm)

Vào ngày 18/03/2013, Quyết định số 480/QĐ - TTg về Chiến lược Kế toán - Kiểm toán cho đến năm 2020, định hướng tầm nhìn tới 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Quyết định này được ban hành nhằm hướng bổ sung, cập nhật các chuẩn mực báo cáo tài chính hiện nay của Việt Nam theo hướng phù hợp với các chuẩn mực quốc tế của IFRS và nghiên cứu phương án áp dụng các chuẩn mực này tại Việt Nam.

Ngày 23/5/2017, Ban chỉ đạo và Ban soạn thảo của “Đề án áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế vào Việt Nam” được thành lập bởi Bộ Tài chính. Đề án được soạn thảo và xây dựng dành cho các đối tượng cụ thể dựa trên:

  • Học hỏi kinh nghiệm áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính IFRS của các quốc gia khác trên thế giới;
  • Khảo sát nhu cầu áp dụng các chuẩn mực này ở Việt Nam;
  • Đánh giá tác động của IFRS đến công tác quản lý của nhà nước cũng như nền kinh tế;
  • Đánh giá sự khác biệt của pháp luật hiện hành và các chuẩn mực IFRS.
Ngày 16/03/2020, Bộ trưởng bộ Tài chính ban hành Quyết định số 345/QĐ-BTC để phê duyệtĐề án áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế vào Việt Nam”.

2. Các giai đoạn chuyển đổi từ VAS sang IFRS

Dựa theo “Đề án áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế vào Việt Nam”, lộ trình áp dụng khi chuyển đổi VAS sang IFRS gồm 3 giai đoạn:

Chuyển đổi VAS sang IFRS SAPP.edu.vn

Các giai đoạn chuyển đổi VAS sang IFRS (Nguồn ảnh: sưu tầm)

2.1. Giai đoạn chuẩn bị chuyển đổi sang IFRS (2019 - 2021)

Đây là giai đoạn mà Bộ Tài chính sẽ chuẩn bị những điều kiện gồm tài liệu, cơ chế, nhân lực để việc triển khai áp dụng các chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế tại các doanh nghiệp dễ dàng hơn. Bao gồm:

  • Tài liệu dịch tiếng Việt các chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS);
  • Các văn bản tài liệu hướng dẫn áp dụng IFRS;
  • Cơ chế tài chính liên quan;
  • Quy trình triển khai cho các đối tượng cụ thể;
  • Đào tạo nguồn nhân lực.

Như vậy, chúng ta đang ở giai đoạn chuẩn bị áp dụng IFRS tại Việt Nam. Và để áp dụng các chuẩn mực này một cách hiệu quả, các doanh nghiệp cần phải dành thời gian để nghiên cứu các cơ chế, tài liệu và quy trình.

2.2. Giai đoạn tự nguyện (2022 - 2025)

Tại giai đoạn này, một số doanh nghiệp có nhu cầu và có đủ nguồn lực tự nguyện áp dụng các chuẩn mực IFRS cho việc lập báo cáo tài chính sẽ được Bộ tài chính lựa chọn. Cụ thể:

2.2.1. Lập báo cáo tài chính hợp nhất

Một số doanh nghiệp trong nhóm doanh nghiệp sau sẽ được lựa chọn áp dụng các chuẩn mực IFRS trong việc lập báo cáo tài chính hợp nhất:

  • Công ty niêm yết;
  • Công ty mẹ thuộc tập đoàn kinh tế Nhà nước với quy mô lớn, được tài trợ các khoản vay bởi các định chế tài chính quốc tế;
  • Công ty mẹ chưa được niêm yết với đặc điểm là công ty đại chúng có quy mô lớn;
  • Các công ty mẹ khác đủ nguồn lực, có nhu cầu tự nguyện áp dụng.

Chuyển đổi VAS sang IFRS SAPP.edu.vn

Giai đoạn tự nguyện áp dụng IFRS (Nguồn ảnh: Mindandi và SAPP Academy)

2.2.2. Lập báo cáo tài chính riêng

Trong khi đó, đối với các doanh nghiệp sở hữu 100% vốn FDI (đầu tư trực tiếp nước ngoài) có đủ nguồn lực, có nhu cầu, tự nguyện áp dụng các chuẩn mực IFRS sẽ được Bộ tài chính lựa chọn lập báo cáo tài chính riêng.

Trong quá trình áp dụng các chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS), về việc xác định nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Ngân sách Nhà nước, các doanh nghiệp này cần phải đảm bảo:

  • Cung cấp đầy đủ thông tin;
  • Giải trình minh bạch, rõ ràng với cơ quan quản lý, giám sát và cơ quan thuế.

2.3. Giai đoạn bắt buộc (từ sau năm 2025)

Sau khi đánh giá tình hình thực hiện giai đoạn tự nguyện, Bộ tài chính sẽ xem xét quy định thời điểm cụ thể bắt buộc áp dụng các chuẩn mực IFRS vào việc lập báo cáo tài chính riêng và hợp nhất của từng đối tượng cụ thể dựa trên tình hình thực tế, nhu cầu cũng như khả năng sẵn sàng của các doanh nghiệp.

Chuyển đổi VAS sang IFRS SAPP.edu.vn

Giai đoạn bắt buộc trong lộ trình áp dụng IFRS tại Việt Nam (Nguồn ảnh: pressfoto và SAPP Acaemy)

2.3.1. Lập báo cáo tài chính hợp nhất

Sau khi xác định được thời điểm bắt buộc áp dụng, các đối tượng sau đây sẽ bắt buộc phải lập báo cáo tài chính hợp nhất theo các chuẩn mực IFRS:

  • Các công ty niêm yết;
  • Các công ty mẹ thuộc tập đoàn kinh tế Nhà nước;
  • Các công ty mẹ chưa niêm yết là các công ty đại chúng quy mô lớn;
  • Các ngân hàng thương mại (do ngân hàng nhà nước quy định);
  • Các công ty mẹ khác không nằm trong đối tượng bắt buộc được khuyến khích áp dụng các chuẩn mực IFRS khi lập báo cáo tài chính hợp nhất.

2.3.2. Báo cáo tài chính riêng

Từng nhóm doanh nghiệp sẽ được xác định thời điểm bắt buộc áp dụng các chuẩn mực IFRS khi lập báo cáo tài chính riêng theo các chuẩn mực IFRS.

Nhóm doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài, công ty con của một công ty nước ngoài bắt buộc phải sử dụng báo cáo tài chính riêng theo chuẩn IFRS. Nhóm ngân hàng thương mại sẽ được quy định việc áp dụng chuẩn mực IFRS trong lập báo cáo tài chính riêng dựa theo quy định Ngân hàng Nhà nước.

Lưu ý rằng, khi áp dụng các chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS), các doanh nghiệp phải thực hiện việc cung cấp thông tin đầy đủ, thực hiện giải trình minh bạch, rõ ràng với cơ quan giám sát, quản lý và cơ quan thuế đối với hoạt động xác định nghĩa vụ đối với Ngân sách Nhà nước.

2.4. Lưu ý khi chuyển đổi VAS sang IFRS

Những doanh nghiệp nằm trong danh sách các đối tượng bắt buộc áp dụng các chuẩn mực IFRS sẽ phải áp dụng mọi chuẩn mực đã có hiệu lực theo quy định của Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (International Accounting Standards Board - IASB) tại cùng thời điểm.

Chuyển đổi VAS sang IFRS SAPP.edu.vn

Lưu ý khi chuyển đổi từ VAS sang IFRS (Nguồn ảnh: snowing và SAPP Academy)

Trong trường hợp có sự thay đổi, bổ sung các chuẩn mực, chậm nhất sau 3 năm bắt đầu từ thời điểm thay đổi, bổ sung có hiệu lực, Việt Nam sẽ áp dụng các chuẩn mực thay đổi.

Trong trường hợp tự nguyện hoặc bắt buộc áp dụng các chuẩn mực IFRS cho lập báo cáo tài chính riêng hoặc hợp nhất, các doanh nghiệp không cần phải lập báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS). Các doanh nghiệp này chỉ cần sử dụng duy nhất một bộ báo cáo tài chính để công bố.

3. Phương án áp dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính Việt Nam (VFRS) trong bối cảnh hiện nay

Trong khi một nhóm các doanh nghiệp sẽ tiến tới bắt buộc sử dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS), các doanh nghiệp còn lại (thường là doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa không có điều kiện, nhu cầu áp dụng IFRS) sẽ áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính Việt Nam (VFRS).

Phương án áp dụng cụ thể như sau:

  • Bộ Tài chính sẽ ban hành hệ thống chuẩn mực báo cáo tài chính Việt Nam mới (VFRS) phù hợp với chuẩn mực IFRS, nhu cầu các doanh nghiệp và yêu cầu điều hành, quản lý của Việt Nam vào trước ngày 31/12/2024.
  • Hệ thống chuẩn mực báo cáo tài chính Việt Nam mới (VFRS) sẽ tiếp thu tối đa các quy định phù hợp đối với tính chất đặc thù nền kinh tế, nhu cầu của các doanh nghiệp và đảm bảo quá trình thực hiện khả thi.
  • Chuẩn mực báo cáo tài chính Việt Nam mới sẽ được thường xuyên rà soát, cập nhật so với IFRS để có mức độ phù hợp cao nhất so với thông lệ quốc tế.
  • Bộ Tài chính có hướng dẫn kế toán cụ thể riêng cho các doanh nghiệp siêu nhỏ không có nhu cầu cũng như không có điều kiện áp dụng IFRS và VFRS.

3.1. Giai đoạn chuẩn bị áp dụng VFRS vào Việt Nam (2020 - 2024)

  • Đến trước tháng 3/2020, xây dựng và ban hành "Đề án áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính tại Việt Nam". Thực tế, ngày 16/03/2020, Bộ trưởng Bộ tài chính đã ký quyết định phê duyệt đề án áp dụng.
  • Trước tháng 6/2020, Ban soạn thảo, tổ biên tập cho chuẩn mực báo cáo tài chính Việt Nam được thành lập.
  • Trước 15/11/2024, nghiên cứu, xây dựng và ban hành VFRS. Bao gồm:
    • Các chuẩn mực báo cáo tài chính mới.
    • Các chuẩn mực báo cáo tài chính thay thế những chuẩn mực kế toán cũ tương ứng tại hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện hành.
  • Trước 15/11/2024, các văn bản hướng dẫn áp dụng VFRS thay thế cho các văn bản hiện hành cần được nghiên cứu, xây dựng và ban hành. Lưu ý, thời gian thực hiện cùng với thời gian ban hành IFRS.

3.2. Giai đoạn triển khai áp dụng VFRS tại Việt Nam (từ năm 2025)

  • Tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, thuộc mọi lĩnh vực cần áp dụng VFRS. Loại trừ đối tượng chế độ kế toán doanh nghiệp siêu nhỏ và đối tượng áp dụng IFRS.
  • Bộ tài chính thường xuyên rà soát lại VFRS trong quá trình triển khai để:
    • Cập nhật thay đổi của chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS).
    • Đảm bảo VFRS phù hợp với mức độ cao nhất theo thông lệ quốc tế.

4. Vì sao cần áp dụng IFRS tại Việt Nam?

Có thể nói, chuyển đổi VAS sang IFRS là một tất yếu của Việt Nam trước bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập sâu rộng như hiện nay. Lý do vì:

4.1. IFRS ngày càng trở thành ngôn ngữ kế toán chung tại nhiều quốc gia trên thế giới

Thật vậy, ngày càng có nhiều quốc gia lựa chọn IFRS để hỗ trợ các doanh nghiệp trở nên minh bạch, đáng tin cậy, thu hút nguồn vốn và tiết kiệm được chi phí chuyển đổi báo cáo tài chính. Cụ thể, năm 2016 ghi nhận có hơn 100 quốc gia yêu cầu hoặc đã cho phép áp dụng IFRS. Theo IFRS.org, đến tháng 4/2018, con số này đã lên tới 144 quốc gia (chiếm tới 87% tổng các quốc gia khảo sát) và phần lớn các quốc gia còn lại đang trong lộ trình áp dụng hoặc đã đồng ý cho phép áp dụng.

chuyển đổi VAS sang IFRS SAPP.edu.vn

IFRS dần trở thành ngôn ngữ kế toán chung của nhiều quốc gia trên thế giới (Nguồn ảnh: ipopba và SAPP Academy)

4.2. Các chuẩn mực kế toán VAS ngày càng bộc lộ nhiều hạn chế

Không còn giữ được những lợi ích vốn có trong giai đoạn 2000 - 2005, sau hơn 10 năm sử dụng, 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) ngày càng không phù hợp với tình hình kinh tế thị trường, hội nhập như hiện tại. Cụ thể:

  • Thiếu các chuẩn mực về công cụ tài chính phái sinh, thăm dò, khai thác tài nguyên khoáng sản, nông nghiệp, tổn thất tài sản, giá trị hợp lý ….
  • Khiến các doanh nghiệp thuộc nhóm các chuẩn mực thiếu không có cơ sở pháp lý để thực hiện nghiệp vụ hạch toán, khó khăn trong công tác kế toán, minh bạch doanh nghiệp, tạo niềm tin cho nhà đầu tư;
  • Có nhiều khác biệt với thông lệ quốc tế nên VAS không được công nhận rộng rãi, không đáp ứng được nhu cầu của nhà đầu tư nước ngoài cũng như các định chế quốc tế;
  • VAS dựa trên nguyên tắc giá vốn nhiều nên không thể hiện được đúng giá trị hợp lý của doanh nghiệp;

4.3. Chuẩn mực IFRS đem lại nhiều ích lợi cho doanh nghiệp Việt Nam

Dựa trên khảo sát của Bộ tài chính kết hợp với công ty KPMG và cơ quan hợp tác quốc tế JICA của Nhật Bản về áp dụng chuẩn mực IFRS, hầu hết các doanh nghiệp khảo sát đồng ý rằng các chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam. Cụ thể:

  • Tạo ra một ngôn ngữ chung giữa các báo cáo tài chính nhờ vậy các doanh nghiệp, tổ chức, nhà đầu tư, nhà kiểm toán viên, kế toán viên có thể hiểu, tin tưởng và so sánh các báo cáo tài chính từ công ty này sang công ty khác, từ quốc gia này đến quốc gia khác;
  • Ngoài ra, nhờ tạo ra được ngôn ngữ kế toán chung, IFRS giúp giảm chi phí chuyển đổi báo cáo tài chính, loại bỏ chênh lệch thông tin giữa nội bộ và bên ngoài;
  • Nhờ nguyên tắc giá hợp lý, IFRS phản ánh giá trị hợp lý của doanh nghiệp, tổ chức đem tới thông tin hữu ích cho các doanh nghiệp tương đương, nhà đầu tư, hấp dẫn nguồn vốn nước ngoài…
  • IFRS giúp giải quyết được các khó khăn của doanh nghiệp chưa được các chuẩn mực VAS quy định;
  • Các chuẩn mực IFRS tạo ra sự minh bạch và nâng cao trách nhiệm giải trình của các doanh nghiệp, tổ chức;
  • Phục vụ nhu cầu hợp nhất báo cáo tài chính của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có công ty mẹ áp dụng IFRS.

chuyển đổi VAS sang IFRS SAPP.edu.vn

Chuẩn mực IFRS đem tới nhiều lợi ích cho doanh nghiệp Việt (Nguồn ảnh: monsterstudio và SAPP Academy)

5. Cần trang bị kiến thức về IFRS như thế nào?

Chuyển đổi VAS sang IFRS SAPP.edu.vn

Cần trang bị những kiến thức về IFRS như thế nào (Nguồn ảnh: yanalya và SAPP Academy)

Chuyển đổi từ VAS sang IFRS chính là xu thế tất yếu và là “nước đi” đúng đắn của Bộ Tài chính và Chính phủ Việt Nam trước thời kỳ hội nhập với nền kinh tế thế giới. Vậy, cần phải trang bị kiến thức về các chuẩn mực IFRS như thế nào?

Đó chính là:

  • Đọc hiểu các tài liệu dịch tiếng Việt các chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS);
  • Nắm vững các tài liệu hướng dẫn áp dụng IFRS;
  • Phân tích và nắm rõ các cơ chế tài chính liên quan;
  • Hiểu rõ đối tượng cụ thể của doanh nghiệp trong quy trình triển khai áp dụng IFRS;
  • Tham gia các khóa học trau dồi kiến thức IFRS từ các trung tâm uy tín và tích lũy chứng chỉ để thăng tiến và phát triển sự nghiệp như khóa học CertIFR - Lập báo cáo tài chính chuẩn IFRS Online

Khóa CertIFR Online - Lập BCTC chuẩn IFRS chỉ với 40h học giúp bạn:

  • Cơ hội sở hữu chứng chỉ CertIFR danh giá tiêu chuẩn toàn cầu về lập Báo cáo Tài chính quốc tế được cấp bởi Hiệp hội kế toán công chứng Anh quốc (ACCA) & Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA);
  • 40h học Online mọi lúc mọi nơi cùng giảng viên là Hội viên của ACCA và VACPA với nhiều năm kinh nghiệm;
  • 2h học trực tuyến cùng giảng viên;
  • Bộ video Hướng dẫn thực hành chuyển đổi các bút toán trên BCTC từ VAS sang IFRS đi kèm;
  • 7 module trong 38 video, mỗi module bao gồm từ 3-5 section tương ứng với từng video;​
  • Slide đính kèm được thiết kế dưới dạng sơ đồ hóa;
  • Giáo trình hoàn toàn bằng tiếng Anh - lối giảng song ngữ;
  • Sau mỗi section và module học đều có bài kiểm tra Quiz Test để đánh giá kiến thức đã được học.
  • Group hỗ trợ học tập, phản hồi ngay trong 24h làm việc.;

SAPP Academy tự tin cam kết sau khóa học, bạn sẽ:

  • Nắm bắt những kiến thức nền tảng của các chuẩn mực IFRS thông qua các ví dụ minh họa thực tế;
  • Phân tích được các yêu cầu chính của từng chuẩn mực IFRS cụ thể ở góc độ người lập báo cáo, kiểm toán viên và người sử dụng báo cáo tài chính;
  • Dễ dàng áp dụng IFRS vào trong công việc thực tế thông qua bộ hướng dẫn bút toán chuyển đổi các khoản mục trên BCTC từ VAS sang IFRS.

Liên hệ với SAPP để nhận ưu đãi học phí hấp dẫn cho khóa học chứng chỉ CertIFR Online ngay!

Tóm lại, chuyển đổi VAS sang IFRS là xu hướng tất yếu trong nền kinh tế thị trường, toàn cầu hóa gia tăng hiện nay. Với 3 giai đoạn rõ ràng, Chính phủ và Bộ Tài chính Việt Nam đã mở ra con đường cụ thể cho các doanh nghiệp áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế hiệu quả trong tương lai.

Hy vọng rằng, thông qua bài viết này, bạn sẽ nắm rõ được lộ trình Việt Nam chuyển đổi sang IFRS là gì và có được các bước chuẩn bị nghề nghiệp phù hợp nhất cho mình.

-----------

MIỄN PHÍ TƯ VẤN VỀ KHÓA HỌC CERTIFR ONLINE - LẬP BCTC CHUẨN IFRS CHỈ VỚI 40H HỌC

Khóa học CertIFR - Lập BCTC chuẩn IFRS Online