Đào Trung Hiếu: Từ 5 Lần Trượt Các Cuộc Thi Tài Chính Đến Pass CFA Level 1
- Posted by SAPP Academy
- Categories CFA, chứng chỉ CFA, kỳ thi cfa, Học viên SAPP Academy thi đỗ CFA
- Date tháng sáu 01, 2021
- Comments 0 Comments
Niềm đam mê làm việc với những con số và sự hấp dẫn lạ kỳ của đầu tư cổ phiếu đã dẫn lối Đào Trung Hiếu đến với chứng chỉ CFA danh giá. Điều gì đã giúp Hiếu chinh phục thành công CFA Level 1 ngay từ khi còn là sinh viên năm 2? Cùng tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây.
CFA Charterholder là danh vị danh giá nhất trong ngành đầu tư - tài chính. Đây là sự khẳng định mạnh mẽ nhất về kiến thức chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp. Trở thành CFA Charterholder giúp bạn gia nhập cộng đồng 178.000 chuyên gia tài chính trên 165 quốc gia. CFA mở ra con đường sự nghiệp thành công với mức lương trung bình của CFA Charterholder lên đến 548.872.790 VNĐ/năm.
Chính vì vậy, CFA được hàng nghìn người tại Việt Nam theo đuổi. Tuy nhiên, hành trình chinh phục CFA không phải nhanh chóng và dễ dàng khi tỷ lệ đỗ chỉ dao động từ 45-56%. Có những người khởi đầu hành trình từ khi còn là năm 3, năm 4 đại học. Có những người bắt đầu khi đã đi làm nhiều năm trong ngành.
Nhưng Đào Trung Hiếu là một trường hợp hoàn toàn khác đặc biệt - bắt đầu theo đuổi CFA từ năm 2 Đại học và pass CFA ngay từ lần thi đầu tiên.
Trước hết, SAPP chúc mừng Hiếu đã xuất sắc vượt qua kỳ thi CFA tháng 2/2021 đầy căng thẳng vừa qua.
Sự thành công của Hiếu ở kỳ thi CFA Level 1 quả thực khiến rất nhiều người ấn tượng. Thường thì nhiều người đến với CFA khi đã là sinh viên năm 3, năm 4 hoặc thậm chí đã đi làm lâu năm, nhưng Hiếu “bén duyên” với CFA từ khá sớm, ngay từ năm 2. Điều gì khiến bạn hạ quyết tâm sớm như vậy?
Mình tìm hiểu về chứng chỉ CFA từ giữa tháng 6/2020 và hạ quyết tâm theo đuổi chứng chứng chỉ này vào tháng 8/2020. Lý do mình quyết định nhanh đến vậy là từ 2 lý do: thế mạnh bản thân và định hướng công việc trong tương lai.
Thế mạnh của mình nằm ở các con số. Trước đây, mình học lớp Ban Tự Nhiên (Toán - Lý - Hóa - Sinh) tại THPT Thăng Long (Hà Nội). Lớp học chú trọng các môn tự nhiên nên mình dần có đam mê làm việc với những con số và công thức toán học. Những vấn đề phức tạp và học búa luôn hấp dẫn mình một cách kỳ lạ.
Vậy nên, dù mình theo học chuyên ngành Thương mại Quốc tế (kinh tế) tại Đại học Ngoại thương, mình có định hướng tập trung sâu hơn vào khối ngành tài chính - nơi mình có thể thể hiện thế mạnh bản thân.
Thực ra ba mẹ muốn mình có thêm một chứng chỉ khác bên cạnh tấm bằng Đại học. Ban đầu, gia đình hướng mình học thêm Tiếng Nhật để mình có thêm một ngoại ngữ khi tốt nghiệp. May mà mình không học được ngoại ngữ (cười) nên mới tìm hướng đi khác. Sau khi mình hạ quyết tâm và có kế hoạch học tập cụ thể, mình đã thuyết phục bố mẹ đầu tư chi phí học CFA khá dễ dàng.
Lý do tiếp theo là định hướng công việc của mình trong tương lai. Lên đại học, mình có thêm sự hứng thú với đầu tư cổ phiếu, trái phiếu nên mình tìm hiểu kiến thức bổ trợ đầu tư. Mình biết đến CFA được coi là “bảo chứng vàng” trong lĩnh vực tài chính, cung cấp kiến thức toàn diện và chuyên sâu về đầu tư - cũng là vấn đề mình đang yêu thích. Ngoài ra, các ứng viên CFA cũng được ưu ái trong mắt các nhà tuyển dụng nên mình đã quyết tâm chinh phục CFA càng sớm càng tốt.
Nhiều bạn sinh viên khi bắt đầu học CFA với tâm lý khá e dè. Họ sợ bản thân không đủ kiến thức nền tảng để theo học, Hiếu nghĩ gì về điều này?
Mình theo học chuyên ngành Thương mại Quốc tế tại Đại học Ngoại Thương, rẽ hướng qua học CFA (thiên về tài chính) thì cũng coi như “kẻ tay ngang”. Nhưng sinh viên Ngoại Thương mà, học trái ngành là chuyện bình thường.
Hầu hết các sinh viên kinh tế được học các môn đại cương trong các năm đầu đại học. Mình được học một số môn học có kiến thức khá gần với CFA. Ví dụ như môn xác suất thống kê, kinh tế lượng liên quan tới môn Quantitative Methods, nguyên lý kế toán liên quan tới môn Financial Report Analysis (FRA), tài chính tiền tệ liên quan đến môn Fixed Income.
Nhờ vậy, khi bắt đầu chương trình học CFA từ năm 2, mình không còn thấy bị “ngợp” như nhiều người vẫn lầm tưởng. Theo mình, bắt đầu sớm hay muộn không quan trọng. Quan trọng là khi bản thân đã thấy sẵn sàng. Ở thời điểm đó, mình đã có kiến thức nền tảng. Kèm theo đó là sự yêu thích với các con số và định hướng nghề nghiệp rõ ràng.
Vì vậy, mình không ngại để bắt đầu theo học CFA ngay từ năm 2 đại học.
Là sinh viên năm 2, khá ít người có định hướng rõ ràng về sự nghiệp & phát triển bản thân như Hiếu. Tại sao Hiếu lại có định hướng phát triển rõ ràng sớm như vậy?
Để có được định hướng sớm vậy, mình đã va vấp khá nhiều, chủ yếu qua các cuộc thi. Có thể các bạn nghĩ mình năng động nhưng thật ra mình không năng động lắm đâu. Mình thích ngồi ở nhà và làm việc với các con số hơn.
Mình tham gia nhiều cuộc thi ngay từ năm nhất đại học. Ban đầu, mình tham gia để lấy kinh nghiệm tổ chức cuộc thi cho câu lạc bộ (CLB Nghiên cứu khoa học YRC - FTU) chứ không có mục tiêu gì lớn lao. Nhưng sau mỗi cuộc thi, mình có thêm nhiều kiến thức và vỡ ra nhiều bài học mới. Càng ngày mình càng được dấn thân sâu hơn vào ngành mình yêu thích - ngành tài chính.
À, cũng nhờ tham gia nhiều cuộc thi, mà mình “may mắn” được trượt khá nhiều lần!
Tại sao bạn lại cho rằng những sự thất bại ở các cuộc thi là điều may mắn?
Chia sẻ một chút về hành trình của mình. Mình có khá nhiều va vấp và thất bại. Trượt chuyên Toán Sư Phạm năm 16 tuổi hay nhận hơn 5 lời từ chối qua các cuộc thi tài chính ngay từ năm nhất đại học.
Tham gia nhiều cuộc thi cho mình mình nhiều thử thách và bài học. Tham gia nhiều nên cảm xúc “trượt” đối với mình khá là bình thường. Hồi trước mình cũng sợ “tạch” lắm nhưng bây giờ chai lì rồi. Nhờ đó mà mình bước vào các cuộc thi mới với tâm thế thoải mái hơn, sẵn sàng học hỏi hơn thay vì đặt nặng thắng thua.
Nhờ đó mà năm 2 đại học, mình cũng gặt hái được một số thành công nhất định ở các cuộc thi. Ví dụ như Top 50 Bản lĩnh Nhà đầu tư. Và ngay lúc này, mình cũng đang trong quá trình thi vòng Bán kết 2 cuộc thi là RMIT Research Challenge và Financial Race của Học viện Tài chính.
Vậy nên, mình biết ơn những lần thất bại ở các cuộc thi, nhờ đó mà mình “lì đòn” và trưởng thành hơn nhiều.
Được biết Hiếu vừa ôn thi CFA Level 1, vừa tham gia cuộc thi và vừa làm leader cho một sự kiện ở trường. Làm sao để bạn sắp xếp thời gian ôn thi hợp lý?
Trong thời gian ôn thi, mình gặp chút trục trặc. Thời điểm đó, mình đang là leader tổ chức một sự kiện cho CLB. Theo lịch ban đầu, sự kiện đó sẽ được tổ chức vào tháng 3/2020. Tuy nhiên, do COVID-19 nên sự kiện bị lùi xuống tháng 12/2020, trùng với thời gian mình ôn thi CFA. Vậy nên, thời gian ôn thi đó khá khó khăn đối với mình do hạn hẹp thời gian.
Để sắp xếp được lịch ôn hợp lý, mình phải lên kế hoạch hàng tháng, hàng tuần và tuân thủ đúng lịch trình do mình tự đặt ra. Đó là dành trung bình 3h/ ngày để học CFA. Các ngày cuối tuần, mình dành đến 8 tiếng để ôn tập. Dù bận đến đâu, mình vẫn cam kết với lịch trình.
Mình thấy việc kỷ luật bản thân vô cùng quan trọng để thi tới đích cuối cùng.
Bạn có thể chia sẻ về cách bạn ôn tập được không?
Mình ôn tập theo lộ trình của SAPP đề ra và sử dụng 2 bộ tài liệu chính. Đó là Schweser Note và CFA Curriculum. Mình đọc phần Quicksheet trong Schweser Note trước để nắm bắt kiến thức. Sau đó mình đọc giáo trình để tìm hiểu bản chất vấn đề và làm Question Bank để ôn tập kiến thức.
Gần đến ngày thi, mình thi thử trên website của Viện CFA (Mock Exam). Mock Exam cho mình xem ngay đáp án và lời giải chi tiết sau mỗi phần thi. Nhờ vậy mà mình ôn lại kiến thức rất nhanh chóng và dễ dàng.
>>> Xem thêm:
Trong khi tỷ lệ pass CFA Level 1 từ 45-56%, bạn đã vượt qua CFA level 1 trong lần thi đầu tiên. Hiếu có thể chia sẻ thêm bí quyết làm bài thi được không?
Vì CFA Level 1 bao phủ khá nhiều kiến thức và đề thi không phải là ngắn nên mình đã tập trung luyện tập tốc độ. Đây cũng là chiến thuật mình áp dụng khi thi đại học.
Lần đầu đọc đề, mình sẽ làm ngay những câu hỏi không cần suy nghĩ hay tính toán nhiều. Lần thứ hai và thứ ba, mình sẽ làm tiếp những câu hỏi tiếp theo tùy vào độ khó. Lần cuối cùng là lúc mình rà soát lại đáp án và hoàn thành bài thi.
Chiến thuật này giúp mình hoàn thành tất cả các câu hỏi trong bài thi, tránh việc dành quá nhiều thời gian cho một câu hỏi. Tuy nhiên, chiến thuật này cũng đi kèm rủi ro là rất dễ sai do bất cẩn. Vì vậy, mình khuyên các bạn cần luyện tập thật nhiều trước khi thi thật để rèn tốc độ và sự cẩn thận.
Đồng hành cùng Hiếu là chương trình đào tạo CFA tại SAPP Academy. Bạn có thể chia sẻ thêm về chất lượng đào tạo và dịch vụ hỗ trợ học tập tại SAPP được không?
Trong quá trình học tập tại SAPP, mình ấn tượng nhất với anh Nguyễn Đức Thái - giảng viên bộ môn FRA. Mình ấn tượng với anh ở phong cách giảng dạy hài hước và rất tận tâm. Anh dạy rất kỹ và luôn cập nhật kiến thức mới nhất về báo cáo tài chính, thông tin về thị trường. Nhờ vậy, thứ mình nhận được không chỉ dừng lại ở lý thuyết mà còn là kiến thức thực tế.
Ngoài ra, mình có cơ hội tham dự nhiều sự kiện do SAPP tổ chức như: Webinar Chiến lược M&A, sự kiện Career Talk với Bảo Việt Securities, talkshow “Phân bổ danh mục đầu tư cổ phiếu cho nhà đầu tư cá nhân”. Đối với một sinh viên năm 2 như mình, các sự kiện của SAPP rất bổ ích khi mang đến kiến thức tổng quan về ngành. Từ đó, giúp mình định hình rõ ràng hơn về con đường sự nghiệp sắp tới. Đây cũng là một trong những lý do mình “chọn mặt gửi vàng” ở SAPP Academy.
Hiếu có thể chia sẻ thêm về dự định của bản thân được không?
Mình biết giai đoạn này mới chỉ là sự bắt đầu cho đam mê tài chính của mình. Trong thời gian tới, mình sẽ tiếp tục theo đuổi các cuộc thi tài chính để nâng cao kiến thức và trau dồi kinh nghiệm.
Năm 3, năm 4 mình sẽ tìm kiếm các cơ hội thực tập tại các công ty tài chính. Ngoài ra, mình có dự định hoàn thành CFA Level 2 vào cuối năm 4 để tiến thân sâu hơn vào ngành đầu tư - tài chính.
Nếu có dự định học CFA Level 2, Hiếu có tiếp tục chọn SAPP làm người bạn đồng hành không?
À, chắc chắn là có rồi! (cười)
Không chỉ CFA Level 2 mà CFA Level 3 mình cũng đã đăng ký tại SAPP rồi nhé!
Cảm ơn Hiếu đã tin tưởng SAPP và đã dành thời gian cho buổi phỏng vấn ngày hôm nay. SAPP chúc bạn sẽ vững bước trên hành trình sắp tới nhé!
---
>>> Xem thêm
SAPP Academy - Học viện dẫn đầu trong lĩnh vực đào tạo chứng chỉ quốc tế ACCA, CFA, CMA chất lượng cao.
0889 66 22 76
support@sapp.edu.vn
Công ty cổ phần giáo dục SAPP
CFA Institute does not endorse, promote, or warrant the accuracy or quality of the products or services offered by SAPP Academy. CFA®, Chartered Financial Analyst®, CFA Society® are trademarks owned by CFA Institute.