5 Lý Do Khiến Bạn Nên Trở Thành CFA Charterholder - Đỉnh Cao Ngành Tài Chính
- Posted by SAPP Academy
- Categories Tài chính, CFA, chứng chỉ CFA, CFA Charterholder
- Date tháng mười hai 09, 2020
- Comments 0 Comments
CFA là viết tắt của Chartered Financial Analyst (Phân tích đầu tư tài chính) được công nhận rộng rãi trên khắp thế giới và là thước đo về chuyên môn và sự cam kết trong giới tài chính và đầu tư. Chứng chỉ CFA do Viện CFA Hoa Kỳ cấp cho các ứng viên đã hoàn thành chương trình học, vượt qua cả ba cấp độ của kỳ thi và đáp ứng các yêu cầu chuyên môn khác. Sở hữu chứng chỉ CFA và trở thành CFA Charterholder là một chặng đường dài và đầy thử thách, tuy nhiên, những lợi ích nghề nghiệp bạn gặt hái được ở cuối hành trình sẽ khiến bạn nhận ra rằng sự đánh đổi này rất xứng đáng. Cùng tìm hiểu 5 lý do khiến bạn nên trở thành CFA Charterholder - chức danh đáng ngưỡng mộ nhất trong ngành tài chính - đầu tư nhé!
1. Mở rộng con đường sự nghiệp trong lĩnh vực tài chính
“Trong vô số bằng cấp tài chính trên khắp thế giới, chứng chỉ CFA - Chartered Financial Analyst đã trở thành tiêu chuẩn vàng.” ~ Financial Times
Trở thành CFA Charterholder là điểm khác biệt có giá trị lớn nhất cho những ai quan tâm đến việc phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực tài chính rộng lớn hơn, cụ thể như sau:
Chuyên gia trong ngành
CFA Charterholder là một công cụ nâng cao nghề nghiệp nếu bạn đã làm trong lĩnh vực tài chính hoặc chuyển sang một vai trò cụ thể khác. CFA sẽ đặc biệt hữu ích trong những vị trí sau:
Chuyên gia trái ngành
Các chuyên gia khác không liên quan đến đầu tư như luật sư và kế toán cũng có rất nhiều người trở thành CFA Charterholder. Thông thường, những người này muốn bổ sung bằng cấp, mở rộng kiến thức chuyên môn để chuẩn bị cho vai trò lãnh đạo, đặc biệt nếu chuyên về dịch vụ tài chính hoặc tài chính chứng khoán.
Sinh viên
Bạn không cần phải là một chuyên gia đang làm việc trong ngành mới có thể tham gia Chương trình CFA. Nếu bạn đầu tư cho việc học CFA Level 1 ngay khi là sinh viên và trước khi ra trường, sau đó bạn chỉ mất hơn 1 năm để vươn tới vị trí CFA Charterholder. Khi đó danh hiệu này là một lợi thế cực lớn trong CV của bạn.
>>> Đọc thêm: Những Con Đường Nghề Nghiệp Tài Chính Điển Hình Dành Cho Ứng Viên CFA
2. Cơ hội thăng tiến không giới hạn trong công việc
CFA Charterholder là tấm vé vàng để bạn chạm đến công việc mơ ước của mình trong lĩnh vực tài chính. Nó sẽ cung cấp những kiến thức chuyên sâu trong các lĩnh vực phân tích đầu tư tài chính, quản lý tài sản và đạo đức nghề nghiệp.
Hiện các công ty tài chính lớn trên thế giới (đóng vai trò bên mua, ví dụ: các tổ chức đầu tư như quỹ tương hỗ, quỹ hưu trí và các công ty bảo hiểm mua phần lớn chứng khoán cho mục đích quản lý tiền) thường ưu tiên các ứng viên có chứng chỉ CFA hơn là MBA, bởi tính chuyên sâu và thực tế trong từng lĩnh vực tài chính mà CFA mang lại. Cũng theo thống kê, có hơn 31.000 doanh nghiệp trên thế giới sử dụng danh vị của CFA Charterholder để ra quyết định tuyển dụng và thăng chức.
Tại Việt Nam, các công ty lớn, đặc biệt là các tập đoàn đa quốc gia rất coi trọng những ứng viên sở hữu chứng chỉ CFA, chẳng hạn như các công ty Chứng khoán: VNDIRECT, SSI, HSC, ACBS, FPTS…, công ty kiểm toán: EY, Deloitte, KPMG, PwC…, các ngân hàng lớn như Vietinbank, BIDV, Vietcombank, ACB…
10 công ty hàng đầu ưu tiên tuyển dụng CFA Charterholder
Nguồn: Viện CFA
3. Mức thu nhập đáng mơ ước
Theo khảo sát của Salary Expert, tại Việt Nam, một CFA Charterholder (1-3 năm kinh nghiệm) có mức lương trung bình là 336.682.596 VNĐ/năm. Mặt khác, một CFA Charterholder (hơn 8 năm kinh nghiệm) có mức lương trung bình là 592.231.003 VNĐ/năm. Như vậy, mức lương cơ bản trung bình của CFA Charterholder là 470.584.783 VNĐ/năm. Tiền thưởng trung bình rơi vào khoảng 19.717.502 VNĐ/năm. Ước tính mức lương dựa trên dữ liệu khảo sát được thu thập trực tiếp từ các doanh nghiệp và nhân viên ngành tài chính tại Việt Nam.
Cũng theo khảo sát này, tiềm năng mức lương của CFA Charterholder được Salary Expert ước tính vào năm 2025 sẽ tăng lên 43%, tương đương mức lương là: 672.448.898 VNĐ/năm.
So với những người làm tài chính thông thường, các ứng viên CFA nhận thấy mức lương tăng lên rõ rệt như sau:
Đó là lợi tức đầu tư tốt mà ai cũng nhận thấy sau khi trở thành CFA Charterholder!
>>> Đọc thêm: Mức Lương Trung Bình Của CFA Charterholder
4. Kiến thức toàn diện về tài chính
Chương trình học của CFA được thiết kế để cung cấp cho bạn nền tảng kiến thức vững chắc, kỹ năng về phân tích cực kỳ sắc bén và quản lý danh mục đầu tư hiệu quả. Nó cũng bao gồm mọi thứ liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến ngành tài chính và đầu tư.
Đánh giá của các ứng viên về chương trình học CFA như sau:
Nguồn: Viện CFA
Đánh giá của các ứng viên về chương trình học CFA
Vượt qua cả 3 cấp độ với 10 môn học sẽ mất rất nhiều công sức. Nhưng khi bạn vượt qua và trở thành CFA Charterholder, bạn sẽ có kiến thức vượt trội và sự tự tin để theo đuổi bất kỳ công việc nào trong lĩnh vực bạn đã chọn.
5. Được công nhận toàn cầu và mở ra các cơ hội networking trên khắp thế giới
Theo Viện CFA, có hơn 170.000 CFA Charterholder trên khắp thế giới và con số này đang không ngừng tăng lên. Hiện nay, các hiệp hội CFA có mặt tại hơn 160 quốc gia, vì vậy bạn có thể thấy các CFA Charterholder được công nhận rộng rãi nhất trên thế giới về tài chính, đặc biệt là khi nhiều hiệp hội CFA địa phương bắt đầu xuất hiện.
Sự thừa nhận toàn cầu ấy thể hiện thông qua việc CFA dễ dàng chuyển đổi thành các bằng cấp khác ở nhiều quốc gia trên thế giới. Ví dụ, nếu bạn định chuyển sang châu Á làm việc, các nhà tuyển dụng ở châu Á cũng sẽ tra cứu được CFA của bạn được cấp tại châu Âu và thừa nhận bạn như một thành viên của CFA Institute. Tại Việt Nam, sở hữu chứng chỉ CFA bạn sẽ được thi chuyển đổi để lấy Chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực chứng khoán và quản lý quỹ.
Quan trọng hơn, CFA cung cấp cho bạn cơ hội việc làm và mạng lưới rộng khắp. Trên thực tế, các hiệp hội CFA cũng như các tập đoàn, công ty tài chính lớn thường đăng tin tuyển dụng tìm kiếm các Charterholder. Hơn nữa, triển vọng đạt được những công việc này tăng lên đáng kể khi bạn tích cực kết nối với các thành viên khác của xã hội.
>>> Chi tiết xem tại:
Lời kết
Để tránh bị tụt hậu trong thế giới đầu tư và tài chính đầy cạnh tranh, tốt hơn hết bạn nên bắt đầu con đường CFA sớm để gặt hái những lợi ích lớn trong sự nghiệp của mình. Với định hướng "Dịch vụ hoàn hảo" và "Nền tảng học thuật xuất sắc", SAPP Academy luôn đứng top đầu trong các trung tâm đào tạo CFA hiện nay. Nhanh tay đăng ký học CFA tại SAPP để được hưởng những đặc quyền chất lượng nhất nhé!
Tag: Tài chính, CFA, chứng chỉ CFA, CFA Charterholder
SAPP Academy - Học viện dẫn đầu trong lĩnh vực đào tạo chứng chỉ quốc tế ACCA, CFA, CMA chất lượng cao.
0889 66 22 76
support@sapp.edu.vn
Công ty cổ phần giáo dục SAPP
CFA Institute does not endorse, promote, or warrant the accuracy or quality of the products or services offered by SAPP Academy. CFA®, Chartered Financial Analyst®, CFA Society® are trademarks owned by CFA Institute.