<img height="1" width="1" style="display:none" src="https://www.facebook.com/tr?id=990286321845477&amp;ev=PageView&amp;noscript=1">

Những Lợi Ích Của Chứng Chỉ CFA Đối Với Dân Ngân Hàng

Thiết kế không tên-2

Việc có được danh hiệu CFA Charterholder đang ngày càng trở nên cần thiết trong giới đầu tư và ngân hàng nếu không nói là bắt buộc. Đối với một sinh viên năm cuối thì lợi ích rõ ràng của việc theo đuổi chương trình CFA chính là tạo ra một điểm khác biệt trong CV cùng với đó là kiến thức nền chuyên sâu về tài chính-đầu tư. Điều này giúp cho các nhà tuyển dụng thấy rõ được định hướng của bạn, tạo lợi thế cạnh tranh. Vậy chứng chỉ CFA hữu ích đối với dân Ngân hàng như thế nào? CFA có thực sự tăng cơ hội xin việc vào Ngân hàng không? Các vị trí trong Ngân hàng khi có chứng chỉ CFA là gì? Cùng SAPP tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

1. Lợi ích của chứng chỉ CFA đối với dân Ngân hàng?

Chứng chỉ CFA là một chứng chỉ được nhiều người làm Ngân hàng theo đuổi và đây cũng là một trong những tiêu chuẩn cho sự thăng tiến trong Ngân hàng đầu tư. Để trở thành CFA Charterholder yêu cầu bạn phải vượt qua 3 cấp độ kỳ thi và sở hữu 4 năm kinh nghiệm làm việc đủ tiêu chuẩn. 

Kỳ thi CFA yêu cầu sự đầu tư lớn cho sự chuẩn bị và thời gian học, và điều đó không hề đơn giản. Hầu hết các ứng viên cho biết việc học kéo dài trung bình 300 giờ mỗi cấp độ, và theo viện CFA, vào tháng 06/2016, tỷ lệ đỗ ở Level 1 là 43%, 46% ở Level 2, và 54% ở Level 3. Nhưng nếu bạn trở thành CFA Charterholder, bạn sẽ có rất nhiều cơ hội và lợi thế để gia nhập vào các vị trí cốt cán của Ngân hàng.

Những lý do khiến dân Ngân hàng nên học CFA:

  • Để cải thiện CV của bạn nếu bạn muốn nộp đơn vào vị trí quản lý tài sản, quỹ phòng hộ, hoặc nghiên cứu vốn cổ phần. CFA phù hợp hơn và được đánh giá cao bởi ngành quản lý đầu tư, vì việc đạt được chứng chỉ chuyên môn cho thấy sự hiểu biết tốt về các khái niệm lý thuyết quản lý đầu tư, cũng như mức độ quan tâm và sự tận tâm lớn đối với ngành này. Ở một số công ty, và nhiều công việc nghiên cứu vốn chủ sở hữu, CFA thậm chí có thể là một yêu cầu đầu vào;  
  • CFA là chứng chỉ được thế giới công nhận - CFA là thước đo chuẩn quốc tế về năng lực và sự liêm chính; các CFA Charterholder sẽ có được sự tín nhiệm và tôn trọng của khách hàng và đồng nghiệp như là một căn cứ vững chắc về chuyên môn;
  • Phí học tương đối rẻ - Nó đáng để đầu tư - chỉ mất tổng số khoảng $2,500 đến $8,500, nếu so với học phí MBA đắt đỏ.
  • Mở rộng con đường nghề nghiệp - CFA tượng trưng cho tiêu chuẩn về chất lượng, là bằng chứng rằng bạn đã thành thạo chương trình học khắt khe và có một phạm vi lớn về kiến thức đầu tư; CFA là một tấm hộ chiếu cho đầu ra hoặc thăng tiến hơn trong phạm vi chuyên môn;
  • Kiến thức tài chính chuyên sâu - CFA tập trung vào kiến thức dựa vào thực tiễn ngành đầu tư hiện tại, dự đoán trước về xu hướng tương lai và những năng lực thiết yếu để thực hành về chuyên môn lĩnh vực đầu tư;

Cơ hội gia nhập mạng lưới hội viên hơn 120.000 CFA charterholder khắp thế giới. Các mối quan hệ này giúp ích rất nhiều cho kinh nghiệm và công việc của bạn sau này.

>>> Xem thêm: Học CFA Để Làm Gì?

2. CFA có thực sự tăng cơ hội xin việc vào Ngân hàng không?

Chắc hẳn nhiều bạn vẫn còn băn khoăn, lo ngại rằng chứng chỉ CFA có thực sự tăng cơ hội xin việc vào Ngân hàng không. Nếu bạn đang tìm kiếm một vị trí trong Ngân hàng, chứng chỉ CFA rất đáng để bạn xem xét.

Thứ nhất, học CFA, kiến thức nền tảng về tài chính-ngân hàng của bạn sẽ rất vững vàng. Kinh nghiệm thực tế của một ứng viên Ngân hàng cho biết: Khi thi tuyển Liên Việt post Bank khối nguồn vốn - vị trí Kinh doanh trái phiếu, các câu hỏi tự luận, trắc nghiệm gần như 100% đều là kiến thức căn bản về trái phiếu học trong CFA như par value, clean price, dirty price... Có thể thấy các môn học của CFA đều bổ trợ rất nhiều cho phần thi nghiệp vụ vào Ngân hàng của bạn. 

Thứ hai, CFA hiện là một trong những điều kiện để các ứng viên có thể gia nhập vào các bộ phận quan trọng tại Ngân hàng. Ở Việt Nam, nếu bạn có CFA, nơi ứng dụng được nó nhiều nhất là phòng Đầu tư tại hội sở của các Ngân hàng hoặc khối nguồn vốn, thậm chí là các vị trí thẩm định và quan hệ khách hàng.

Thứ ba, CFA là chứng chỉ có ROI (Return On Investment - tỷ suất hoàn vốn) tốt nhất trong các chương trình giáo dục về tài chính, vì tổng chi phí cứng của chương trình trên cả 3 cấp độ lên tới vài nghìn đôla, thấp hơn rất nhiều so với bằng MBA (bằng thạc sĩ về quản trị kinh doanh). Đổi lại, những ứng viên thành công đạt được CFA Charter có thể mong đợi một sự gia tăng đáng kể về thu nhập trong quãng sự nghiệp của họ.

3. Các vị trí trong Ngân hàng khi có chứng chỉ CFA

Con đường dẫn đến sự nghiệp trong lĩnh vực Ngân hàng đầu tư phổ biến nhất bắt đầu với vị trí là một nhà phân tích ngân hàng đầu tư. Công việc rất căng thẳng và đòi hỏi bạn phải có khả năng đa tác vụ, chú ý tinh tế đến từng chi tiết. Tuy nhiên, phần thưởng xứng đáng cho sự đầu tư đó là một mức lương đáng mơ ước. Bạn sẽ khó có thể tìm được một công việc cấp bậc tốt hơn sau khi học ngành Ngân hàng. Hạ cánh và thành công như một nhà phân tích ở ngân hàng đầu tư là chìa khóa của bạn để có những cơ hội lớn hơn và tốt hơn trong suốt sự nghiệp tài chính của bạn.

Ngoài ra, sau khi hoàn thành CFA level 1, bạn có thể nộp đơn ứng tuyển vào các Ngân hàng rồi. Đối với các bạn sinh viên học ngành Ngân hàng thì các bạn đã quá quen thuộc với các vị trí như giao dịch viên, thanh toán quốc tế, tín dụng, bảo hiểm…Tuy nhiên chắc bạn còn khá mới lạ với các vị trí trong ngân hàng đầu tư như khối nguồn vốn, quản lý tài chính? Dưới đây là các chức năng của 2 vị trí này.

Khối nguồn vốn:

Do phải đảm bảo sử dụng vốn an toàn (như thanh khoản hệ thống, rủi ro tập trung xét trên góc độ toàn hàng...) đồng thời đảm bảo đạt hiệu quả, các ngân hàng thường quản lý vốn tập trung để có cái nhìn view về toàn hệ thống, điều này cũng tạo nên một đặc quyền riêng cho Khối Nguồn vốn, nói một cách khác, nó sinh ra đã có những quyền lực tương đối lớn. 

Ở vị trí này, bạn nên tìm hiểu các môn học của CFA đặc biệt là bộ môn Fixed Income, Equity Investment.

Khối Nguồn vốn thuộc Hội sở chính của ngân hàng, chức năng chính của nó gồm:

  • Quản lý thanh khoản trong toàn hệ thống (bao gồm cả điều hòa, điều chuyển vốn nội bộ);
  • Quản lý và kinh doanh vốn;
  • Quản lý và kinh doanh ngoại tệ.
  • Ngoài ra, một số ngân hàng, Khối Nguồn vốn có thể bao gồm chức năng của ALM (Chuyên viên Quản lý tài sản nợ, tài sản có).

Quản lý tài chính:

Quản lý tài chính là việc lựa chọn và đưa ra các quyết định tài chính. Dựa theo quyết định này, doanh nghiệp sẽ tiến hành thực hiện để đạt được các mục tiêu kinh doanh, tối đa hóa lợi nhuận và làm tăng giá trị doanh nghiệp, khả năng cạnh tranh trên thị trường. 

Ở vị trí này, môn học được ứng dụng nhiều là: Equity Investment, Fixed Income, Financial Reporting and Analysis, Portfolio Management and Wealth Planning.

Nghề quản lý tài chính bao gồm những công việc sau:

  • Chuẩn bị báo cáo tài chính, báo cáo hoạt động kinh doanh và dự báo;
  • Tiến hành phân tích chiến lược và hỗ trợ hoạch định chiến lược;
  • Lên các kế hoạch kinh doanh dài hạn;
  • Tiến hành nghiên cứu giá cả, đối thủ cạnh tranh và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất;
  • Kiểm soát thu nhập, dòng tiền và chi tiêu;
  • Giám sát nhân viên làm báo cáo tài chính và ngân sách;
  • Phát triển và quản lý hệ thống tài chính / mô hình;
  • Thực hiện mô hình hóa và đánh giá nguy cơ kinh doanh;
  • Quản lý dòng tiền ra và vào tổ chức;
  • Đưa ra quyết định về cách đầu tư tiền của công ty;
  • Theo dõi và báo cáo về xu hướng tài chính và hiệu quả của tổ chức;
  • Lập kế hoạch và chuẩn bị ngân sách, các tài liệu báo cáo thường niên;
  • Phân tích xu hướng thị trường để tìm kiếm cơ hội mở rộng mô hình kinh doanh.

4. Lời kết

Làm việc trong ngành tài chính-ngân hàng là mơ ước của rất nhiều sinh viên ngành Ngân hàng. Tuy nhiên, tính cạnh tranh khốc liệt và nhiều đòi hỏi khắt khe lại là những thử thách cho nhiều người khi gia nhập lĩnh vực này. Trước hàng trăm sự lựa chọn khác nhau, nhiều ứng viên đã tìm đến chứng chỉ CFA như là một điểm khởi đầu nhằm tạo lợi thế cạnh tranh và tạo lập nền tảng cho con đường sự nghiệp tương lai của mình. Với những lợi ích trên đây dành cho sự nghiệp ngành Ngân hàng, bạn đã sẵn sàng để chinh phục CFA ngay chưa?


 

Đăng Ký Nhận Tư Vấn Khóa Học CFA

 

New call-to-action