<img height="1" width="1" style="display:none" src="https://www.facebook.com/tr?id=990286321845477&amp;ev=PageView&amp;noscript=1">

CFA Có Giúp Bạn Trở Thành Nhà Đầu Tư Cá Nhân Giỏi Không?

CFA Có Giúp Bạn Trở Thành Nhà Đầu Tư Cá Nhân Giỏi Không?

Bằng CFA được cấp bởi Viện CFA Hoa Kỳ. Chứng chỉ chuyên môn này được ví như “tiêu chuẩn vàng” để có thể đánh giá tính chuyên nghiệp và đạo đức nghề nghiệp của giới đầu tư...

Mỗi năm trôi qua lại có tới hơn 200,000 thí sinh tham dự kỳ thi sát hạch CFA trên toàn thế giới. Điều này chứng tỏ rõ ràng sức ảnh hưởng của CFA đối với những người đã và đang hành nghề trong lĩnh vực tài chính đầu tư. Vì vậy không ngạc nhiên nếu bạn đang trong quá trình cân nhắc lựa chọn chương trình CFA cho công cuộc đầu tư cá nhân của mình. Cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây về việc “CFA có giúp bạn trở thành nhà đầu tư cá nhân giỏi không?” nhé.

1. Nhà đầu tư cá nhân là gì?

Nhà đầu tư cá nhân là các nhà đầu tư mua và bán chứng khoán cho chính tài khoản của họ, chứ không phải cho một công ty hay một tổ chức nào khác.

Các nhà đầu tư cá nhân thường là các nhà đầu tư nhỏ, họ thường mua một số lượng nhỏ cổ phần hoặc trái phiếu. Mặc dù có hàng triệu các nhà đầu tư cá nhân, tổng tài sản của họ chỉ là rất nhỏ so với số cổ phiếu được sở hữu bởi các tổ chức lớn như quỹ tương hỗ và các công ty bảo hiểm.

Cùng với sự gia tăng của các quỹ tương hỗ, sự phát triển gần đây của các công ty môi giới cũng như sự đa dạng các dịch vụ trọn gói đã tạo nên các chương trình mới được thiết kế đặc biệt để việc đầu tư với các nhà đầu tư nhỏ trở nên dễ dàng hơn. Vì thế, ngày càng có thêm nhiều tiền mặt vốn trước đây chỉ được giữ trong các tài khoản tiết kiệm được đầu tư vào thị trường chứng khoán.

2. Mục đích học CFA là gì? CFA có phù hợp với nhà đầu tư cá nhân không?

CFA - Chứng chỉ phân tích đầu tư tài chính là quy chuẩn trong ngành tài chính, do đó, nếu bạn có định hướng theo đuổi sự nghiệp liên quan đến những công việc như quản lý tài sản, quản lý đầu tư, phân tích thị trường tài chính (cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ,...) hoặc tư vấn xếp hạng tại các tổ chức tài chính, thì CFA chính là lựa chọn dành cho bạn. Không dừng lại ở đó, CFA cũng giúp bạn có kiến thức tốt để tự đầu tư đem về lợi nhuận cho bản thân. 

Theo chia sẻ tới từ nhiều học viên CFA, điều mà CFA có thể đem đến cho bạn đó là sự rèn luyện tư duy nhạy bén, rèn luyện về khả năng giải quyết vấn đề. Cho dù bạn không có một nền tảng để suy luận, không biết được công cụ để vận dụng phân tích cho tình huống A, vấn đề B thì sau khóa học CFA với mỗi tình huống, bạn đều được trang bị một cách toàn diện để đưa ra sự phân tích rõ ràng nhất và có quyết định đầu tư tài chính, quản lý tài chính, quản lý đầu tư... nhanh hơn. Tất cả đó lợi ích lớn nhất là từ CFA.

Như vậy, việc học CFA không chỉ cung cấp lợi thế lớn cho những người làm trong lĩnh vực tài chính mà kể cả những người làm trái ngành mong muốn tự đầu tư cá nhân, CFA cũng cho bạn những góc nhìn, những nền tảng suy luận để phục vụ mục đích đầu tư cho riêng mình. 

3. CFA có giúp bạn trở thành nhà đầu tư cá nhân giỏi không?

3.1. Kiến thức chuyên sâu và toàn diện trong lĩnh vực tài chính

Hầu hết các chương trình MBA/đại học không thực sự đi sâu vào thực tế. Các chương trình học này sẽ giới thiệu cho bạn một số nguyên tắc học thuật cơ bản, nhưng nếu bạn thực sự muốn chuyên sâu vào từng thành phần khác nhau của tài chính, CFA cung cấp kiến thức tổng thể về đầu tư tài chính bài bản và có hệ thống. Đó là các kỹ năng rất quan trọng đi theo bạn trong suốt hành trình nghề nghiệp của mình. 

Hệ thống các môn học trong CFA gồm 10 môn và chúng đều bổ trợ tốt cho bạn kiến thức ứng dụng trong đầu tư chứng khoán. Một số môn học bạn nên chú trọng trong lĩnh vực này là:

  • Economics: Trang bị các kiến thức tổng quan về nền kinh tế vi mô và vĩ mô, từ đó người học có thể cập nhật số liệu, phân tích tình hình hoạt động tổ chức của công ty, hệ thống tiền tệ, lạm phát, ảnh hưởng của quy định của chính phủ, và những vấn đề khác; 
  • Financial Reporting and Analysis: Tìm hiểu chi tiết về hệ thống báo cáo tài chính, kỹ năng cơ bản về phân tích báo cáo tài chính và phân tích về thuế, nợ, hoạt động toàn cầu… để đánh giá khả năng tài chính của một doanh nghiệp.
  • Equity Investment: Nghiên cứu thị trường chứng khoán, các loại chứng khoán vốn và thị trường vốn hiệu quả, phân tích cơ bản và những ứng dụng đặc biệt của phân tích cơ bản;
  • Corporate Finance: Tìm hiểu các kiến thức nền về hoạt động doanh nghiệp, các dự án ảnh hưởng đến “sức khỏe” của doanh nghiệp như thế nào? Các khái niệm về quản trị doanh nghiệp (corporate governance)? Tổng hợp các kiến thức này, người học sẽ đưa ra các nhận định cơ bản về rủi ro phi hệ thống (unsystematic risk).
  • Derivatives: Tìm hiểu về thị trường kỳ hạn, thị trường tương lai, thị trường quyền chọn…

Người học CFA thường khá tự tin vào khả năng phân tích số liệu của mình để từ đó đưa ra các quyết định đầu tư. Việc hiểu rõ các con số trong báo cáo tài chính sẽ giúp bạn đánh giá được tình hình doanh nghiệp một cách trung thực, khách quan nhất. Đây là thế mạnh của những người có CFA so với những người làm tài chính thông thường.

>>> Đọc thêm: 

3.2. Kỹ năng đầu tư thực tế

Khi học CFA, bạn sẽ hiểu rằng đầu tư chứng khoán không chỉ là những chữ cái trên bảng điện tử mà đằng sau nó là hàng loạt phân tích chuyên sâu về doanh nghiệp từ phân tích báo cáo tài chính, hiệu quả kinh doanh đến các dự án doanh nghiệp triển khai. Bên cạnh đó, CFA không chỉ có phân tích kỹ thuật mà còn giúp bạn nắm vững phân tích cơ bản và các mô hình định giá.

Nếu có đầu tư chứng khoán, hãy tìm hiểu về doanh nghiệp, học từ những bước cơ bản như đọc và phân tích báo cáo tài chính, cao cấp hơn nữa là tìm hiểu sâu về chính doanh nghiệp mình dự định đầu tư. Đừng bao giờ nghe theo những lời người môi giới, người quen mách bảo. Khi nắm giữ chứng khoán không chỉ biết cắt lỗ mà còn phải biết cắt cả lãi. Khi đi làm có thu nhập, hãy cố gắng tìm kiếm cho mình nguồn thu nhập thứ hai và biết phân bổ khôn ngoan các khoản tiền dôi dư của mình vào các tài sản sinh lời nhất định tùy thuộc vào mức độ chấp nhận rủi ro của từng người. Tất cả những điều này sẽ được giải quyết khi bạn đầu tư học CFA. 

3.3. Thăng tiến trong công việc và nhiều sự lựa chọn nghề nghiệp

Hoàn thành chương trình học CFA, các bạn sẽ có khả năng đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau như một nhà đầu tư, nhà giao dịch, nhà phân tích – nghiên cứu, nhà quản lý danh mục đầu tư… đồng nghĩa với việc các bạn có nhiều sự lựa chọn nghề nghiệp hơn. Và tất nhiên, CFA sẽ là bàn đạp để các bạn thăng tiến xa hơn trong sự nghiệp của mình. Một số nghề nghiệp bạn có thể theo đuổi khi có CFA như sau: 

  • Chuyên viên quản lý tài sản
  • Chuyên viên quản lý danh mục đầu tư
  • Chuyên viên Phân tích tài chính
  • Chuyên viên IB
  • Chuyên viên Tài chính doanh nghiệp
  • Chuyên viên Phát triển kinh doanh
  • Nhà đầu tư mạo hiểm
  • Môi giới chứng khoán
  • Chuyên viên Pháp chế

Và rất nhiều cơ hội nghề nghiệp khác, bạn có thể tìm hiểu chúng khi tiếp cận những thông tin về CFA và trở thành thành viên của hiệp hội CFA

>>> Đọc thêm: Những Con Đường Nghề Nghiệp Tài Chính Điển Hình Dành Cho Ứng Viên CFA

Lời kết

Có thể nói, chứng chỉ CFA là một trong những vũ khí đỉnh cao cho con đường phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực tài chính đầu tư. Bài viết trên đây hy vọng đã giúp bạn phần nào hiểu được tầm quan trọng của CFA trong đầu tư tài chính. Thế giới ngày càng thay đổi theo xu hướng đi lên và chúng ta cũng phải phát triển bản thân để hòa nhập được với xu hướng đó. Vì vậy hãy đầu tư học CFA ngay từ bây giờ để trở thành nhà đầu tư cá nhân giỏi, sớm tăng thêm nguồn thu nhập thụ động, giúp bạn có một cuộc sống sung túc hơn.


 

Đăng Ký Nhận Tư Vấn Khóa Học CFA

 

New call-to-action