<img height="1" width="1" style="display:none" src="https://www.facebook.com/tr?id=990286321845477&amp;ev=PageView&amp;noscript=1">

Thách Thức Của Môi Giới Chứng Khoán Thời 4.0 & Cơ Hội Khi Sở Hữu Chứng Chỉ CFA

Thách Thức Của Môi Giới Chứng Khoán Thời 4.0 Và Cơ Hội Khi Sở Hữu Chứng Chỉ CFA

Chuyên viên môi giới chứng khoán là một công việc thời thượng từ những năm đầu thế kỷ 21 ở Việt Nam. Nếu như cách đây hơn 10 năm, số lượng nhà đầu tư biết phân tích kỹ thuật còn tương đối hiếm, hầu hết nhà đầu tư chưa biết đến giao dịch online và chỉ trao đổi thông tin qua môi giới, thì giờ đây, hầu như các công ty chứng khoán đều có hệ thống giao dịch trực tuyến với những tiện ích phục vụ nhu cầu của các nhà đầu tư. Thực tế, những thay đổi đến từ cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang ngày càng tác động mạnh đến những người làm môi giới chứng khoán. Cùng SAPP tìm hiểu xem các chuyên viên môi giới chứng khoán cần làm gì khi đứng trước những thay đổi này nhé!

1. Môi giới chứng khoán là làm gì?

Theo khoản 20, Điều 6 Luật chứng khoán sửa đổi năm 2010 quy định: "Môi giới chứng khoán là việc làm trung gian thực hiện mua, bán chứng khoán cho khách hàng."

Môi giới chứng khoán có thể là tổ chức, công ty hay cá nhân đứng ra đại diện, bảo vệ quyền lợi của khách hàng. Nhiệm vụ của họ là tiến hành các giao dịch, theo dõi, phân tích thông tin, từ đó đưa ra những lời khuyên đầu tư, hướng đi thích hợp để giúp khách hàng đưa ra quyết định và nâng cao tỷ suất lợi nhuận.

Các nhiệm vụ chính mà một người môi giới chứng khoán thực hiện bao gồm:

- Thực hiện giao dịch theo yêu cầu của khách hàng;

- Quan sát và phân tích thị trường;

- Đưa ra tư vấn đầu tư cho khách hàng;

- Quản lý ngân sách và phát triển danh mục đầu tư cho khách hàng.

2. Tại sao môi giới chứng khoán thời 4.0 gặp nhiều thách thức?

Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ về thị trường và cơ cấu nguồn nhân lực trong ngành chứng khoán. Các công ty chứng khoán tạo ra công nghệ và chính những ứng dụng công nghệ đó đang khiến con người phải thay đổi nếu muốn tồn tại và phát triển, cụ thể là những nhân viên môi giới truyền thống.

Thách thức đặt ra là khi nhà đầu tư hoàn toàn có thể tham gia vào thị trường mà không cần có sự giúp sức của nhân viên môi giới hay nhân viên dịch vụ chứng khoán. Từ những nghiệp vụ truyền thống như mở tài khoản giao dịch, tìm kiếm thông tin mã chứng khoán cho đến nộp rút tiền và đặt lệnh mua bán, khách hàng với sự trợ giúp của công nghệ đều có thể tự thực hiện.

Đối với những nhà đầu tư vẫn cần tham khảo thông tin và khuyến nghị đầu tư của công ty chứng khoán, một số công ty chứng khoán đã tạo ra thêm một kênh mới là những robot tư vấn đầu tư hoạt động 24/7. Về cơ bản, nhân viên môi giới thời nay không chỉ cạnh tranh với các đồng nghiệp mà còn phải cạnh tranh với chính sản phẩm mà công ty đang tạo ra.

3. Môi giới chứng khoán phải thay đổi như thế nào để không trở nên hết thời?

Người môi giới phải tự nâng cao chất lượng dịch vụ nếu không muốn thất nghiệp vì công nghệ. Trong tương lai không xa, nếu chỉ cung cấp những dịch vụ đơn thuần với năng lực không vượt trội, các môi giới chứng khoán truyền thống sẽ bị thay thế bởi ứng dụng thông minh và robot tư vấn đầu tư. 

Mỗi cuộc cách mạng công nghiệp đều tạo ra sự thay đổi lớn về cơ cấu nguồn nhân lực. Về phía các doanh nghiệp chứng khoán, số lượng nhân sự đông đảo không còn là lợi thế cạnh tranh đặc biệt. Với công nghệ tự động hóa, doanh nghiệp tiết giảm được chi phí các bước trung gian; từ đó cho ra mắt những chính sách ưu đãi hấp dẫn nhằm giữ chân khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới.

4. Môi giới chứng khoán phải đầu tư kiến thức gì trong thời đại công nghệ?

4.1. Học chứng chỉ CFA - cơ hội để người môi giới chứng khoán nâng cao chất lượng dịch vụ

Tốt nghiệp Đại học là bạn đã có thể trở thành một nhân viên môi giới chứng khoán rồi. Tuy nhiên, nếu bạn muốn đạt đến trình độ cao hơn, trở thành một nhà môi giới chứng khoán xuất sắc và cạnh tranh được trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, thì bạn hãy nghiêm túc cân nhắc về chuyện học CFA (Chứng chỉ phân tích đầu tư tài chính). Đây là chứng chỉ được giới phân tích đầu tư tài chính quan tâm hàng đầu hiện nay. 

4.2. Thi lấy chứng chỉ hành nghề chứng khoán

Để trở thành môi giới chứng khoán, bạn cần thi lấy Chứng chỉ hành nghề chứng khoán.

Theo Quy định tại Quyết định số 15/2008/QĐ-BTC ngày 27/3/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, các loại chứng chỉ hành nghề chứng khoán do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp gồm các loại sau:

- Chứng chỉ hành nghề môi giới chứng khoán;

- Chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính;

- Chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ.

Hãy không ngừng học hỏi những chuyên gia môi giới chứng khoán thành công để đạt được những thành tựu cho riêng sự nghiệp của mình.

5. Cơ hội của môi giới chứng khoán khi sở hữu chứng chỉ CFA

Khóa học CFA - Chartered Financial Analyst (Chuyên gia phân tích tài chính) là khóa học phân tích đầu tư tốt nhất, đầy đủ nhất theo trường phái phân tích cơ bản. CFA không chỉ là khóa học phân tích đầu tư chứng khoán, mà còn là khóa học về tư duy tài chính và đầu tư. Điểm khác biệt lớn nhất so với các chương trình đầu tư khác là học phân tích dưới góc nhìn của một nhà đầu tư chuyên nghiệp.

5.1. Cung cấp kiến thức tài chính - chứng khoán - đầu tư chuyên sâu và vững chắc

Hầu hết hệ thống các môn học trong CFA đều bổ trợ tốt cho bạn kiến thức về đầu tư chứng khoán. Một số môn học bạn có thể chú trọng bao gồm:

  • Economics: Cung cấp kiến thức về hệ thống tiền tệ, lạm phát, ảnh hưởng của quy định của chính phủ, và những vấn đề khác;
  • Financial Reporting and Analysis: Tìm hiểu chi tiết về hệ thống báo cáo tài chính và phân tích về tình hình hoạt động của doanh nghiệp;
  • Equity Investment: Nghiên cứu các loại chứng khoán vốn, đo lường danh mục đầu tư vốn, và những lĩnh vực khác;
  • Corporate Finance: Đề cập đến các vấn đề phức tạp trong tài chính doanh nghiệp, từ quản trị doanh nghiệp đến các quyết định cơ cấu vốn;
  • Derivatives: Tìm hiểu về thị trường kỳ hạn, thị trường tương lai, thị trường quyền chọn…

Người học CFA thường khá tự tin vào khả năng phân tích số liệu của mình để từ đó đưa ra các quyết định đầu tư. Việc hiểu rõ các con số trong báo cáo tài chính sẽ giúp bạn đánh giá được tình hình doanh nghiệp một cách trung thực, khách quan nhất. Đây là thế mạnh của những người sở hữu chứng chỉ CFA so với những người làm tài chính thông thường.

Xem thêm: 5 Lý Do Khiến Dân Chứng Khoán “Đua Nhau” Học CFA?

5.2. Được xét miễn giảm một số chứng chỉ chuyên môn chứng khoán

Trước khi tham dự kỳ thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề, bạn hoàn toàn có khả năng được xét miễn giảm một số loại Chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán.

Cụ thể, theo quy định hiện hành về quy chế hành nghề chứng khoán, những người có chứng chỉ CFA được miễn giảm 5 chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán trong tổng số 7 chứng chỉ theo các trường hợp dưới đây:

  • Có giấy xác nhận đã đạt kỳ thi CFA Level 2 trở lên, được miễn giảm 03 chứng chỉ chuyên môn:
    • Chứng chỉ những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán;
    • Chứng chỉ Phân tích và Đầu tư chứng khoán; 
    • Chứng chỉ Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp.
  • Có giấy xác nhận đã đạt kỳ thi CFA Level 1: Được miễn giảm 02 chứng chỉ chuyên môn:
    • Chứng chỉ những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán;
    • Chứng chỉ Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp.

5.3. Mức thu nhập đáng mơ ước

Việc nắm giữ một tấm bằng CFA sẽ giúp bạn có nhiều cơ hội và lựa chọn hơn so với những người không sở hữu tấm bằng này. Cụ thể theo Salary Expert thì mức thu nhập trung bình của các CFA CharterHolder tại Việt Nam rơi vào khoảng hơn 440 triệu VNĐ/năm. Mức lương của những người sở hữu bằng CFA thường cao hơn người sở hữu bằng MBA (theo Wiley Efficient Learning) và những người làm tài chính thông thường.

Ngoài ra, CFA còn cung cấp đầy đủ kiến thức cũng như công cụ để bạn có thể tự mình tạo ra những khoản thu nhập từ đầu tư cá nhân, giúp bạn có một cuộc sống sung túc hơn.

Lời kết

Bây giờ bạn đã biết những lợi ích, cơ hội hàng đầu đối với môi giới chứng khoán khi sở hữu chứng chỉ CFA. Đây chính là “bước ngoặt” để bạn bứt phá sự nghiệp trong thời đại 4.0 nhiều thay đổi. Hạn đăng ký sớm cho kỳ thi CFA tháng 12/2020 sắp tới là vào ngày 25/03/2020, hãy đầu tư cho tương lai với khóa học CFA tại SAPP Academy để sớm trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, cạnh tranh với hàng loạt công nghệ mới.


Đăng Ký Nhận Tư Vấn Khóa Học CFA

New call-to-action