Vượt qua kỳ thi CFA Level 1, nghĩa là bạn đã vượt qua 1/3 con đường trở thành CFA Charterholder. Tuy nhiên, phần đường còn lại của CFA vẫn còn khá dài và không kém những chông gai. Bạn đã rất xuất sắc khi vượt qua CFA Level 1, đó là một trải nghiệm hết sức tuyệt vời, nhưng hãy nhớ rằng: chỉ khoảng 33 – 42% ứng viên đã pass CFA Level 1 có thể vượt qua CFA Level 2. Do đó, đừng chủ quan, hãy chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi CFA Level 2 nhé. Cùng tham khảo kinh nghiệm học CFA Level 2 của một ứng viên đạt top 10% thế giới dưới đây.
Học CFA và đặc biệt là CFA Level 2 là một trải nghiệm đặc biệt đáng sợ trong đời, thực tế thì nỗi sợ này đến từ các khó khăn chính sau:
– Kiến thức sâu và rộng: Không giống CFA Level 1, kiến thức CFA Level 2 không còn bao quát và chung chung như trước, phần này rất nặng về tính toán, cũng như các kiến thức về mặt kỹ thuật hỏi chuyên sâu hơn các phần trước.
Đặc biệt, các kiến thức đối với các môn nặng lý thuyết như Financial Reporting and Analysis, Corporate Finance, buộc phải học thuộc từng trường hợp một cũng như cách tính toán cho mỗi trường hợp khác nhau. Đây cũng là một điểm khó khăn khi bên cạnh khối lượng kiến thức logic khổng lồ, bạn phải học thuộc rất nhiều.
– Thời gian học gấp rút và hình thức thi tập trung: Hiếm có khi nào bạn phải thi cùng lúc 10 môn, trong vòng 6 tiếng, với cường độ dồn dập trong một ngày ngoại trừ thi đại học và CFA.
Trải nghiệm này có thể khá là áp lực vì bạn phải ôn thi nhồi nhét trong thời gian cực ngắn trước khi ngồi vào bàn thi. Thực tế thời gian ôn thi có thể kéo dài từ 4-6 tháng, nhưng trong vòng 2 tuần cuối trước khi thi sẽ là một ác mộng khi phải review lại từng môn một, cả lý thuyết và cả công thức.
– Kiến thức nâng cao hơn, cần tư duy tổng hợp giữa các môn thi: Ví dụ bạn học Alternative Investments hoặc học Portfolio Management sẽ thấy kiến thức gần giống Economics. Thực tế thì các môn này liên quan nhiều tới nhau và cần tư duy tổng hợp giữa các môn.
Bên cạnh kiến thức giữa các môn sử dụng nhiều lý thuyết, công thức của môn khác, các reading của CFA còn do nhiều tác giả khác nhau cùng viết, dẫn tới mỗi môn lại cần tiếp cận theo một hướng khác nhau, cách tư duy khác nhau.
CFA Curriculum cũng khá là kinh khủng khi các reading đều diễn giải vấn đề rất cụ thể và giải thích mọi thứ đến mức tận gốc vấn đề nhất, dẫn tới khi đọc xong quyển 1500 trang cũng là một trải nghiệm không hay ho gì lắm.
Ngoài ra, thì Topic kiểm tra của CFA cũng ở dạng đánh đố người học một chút nên khi làm bài kiểm tra xong rất nản.
– Mất cân bằng cuộc sống. Với khối lượng kiến thức kinh khủng và thời gian học khắc nghiệt thì khi học, bạn phải xác định không còn thời gian nhiều cho các nhu cầu vui chơi gì khác.
>>> Đọc thêm: Kinh Nghiệm Học & Thi CFA Level 1 Từ Giảng Viên SAPP Academy - Nguyễn Đức Thái
Vậy thì để vượt qua những khó khăn phía trên, cũng như nỗi sợ khi học thì có thể làm gì để cải thiện quá trình, cũng như đạt được kết quả tốt nhất? Cùng tham khảo một số kinh nghiệm học CFA Level 2 sau:
– Đọc Schweser Notes, Quicksheet của Wiley, và làm bài tập của CFA Curriculum. Cái này nên đặt lên hàng đầu luôn. Thực ra mọi người đã pass CFA Level 1 đều nên nhớ rõ nguyên lý này.
>>> Đọc thêm: Tổng Hợp Tài Liệu CFA Dành Cho Người Mới Bắt Đầu
Kiến thức ở trong các giáo trình là như nhau nhưng phiên bản của Schweser Notes (Link tải: Tại đây) viết ngắn gọn hơn. Đánh đổi một chút là bạn có thể không hiểu đủ rõ về bản chất như giáo trình của CFA Curriculum nhưng với thời gian ngắn thì review bằng Schweser Notes có thể đảm bảo bạn không bị rơi rớt kiến thức nhiều.
Bên cạnh đó, khi review thì nên cầm trong tay cuốn Quicksheet của Wiley (Link tải: Tại đây), bản này sẽ giúp bạn có tầm nhìn tổng quan hơn về toàn bộ công thức các môn học trong quá trình review.
Cuối cùng, bạn nên làm hết toàn bộ bài tập trong curriculum của CFA (Link tải: Tại đây) vì đến ngày thi, câu hỏi cũng do CFA quy định nên nếu đọc hiểu cách thức ra đề, ngôn ngữ, dạng bài, và công thức thường sử dụng của CFA sẽ giúp bạn làm bài tốt hơn. Tuy nhiên lưu ý khi làm bài tập của CFA khó hơn thực tế tầm 20-30% lần, nên đừng hoảng quá nếu mất nhiều thời gian làm nhé.
– Review kiến thức nhiều lần và tập trung làm bài tập. Bạn nên review các môn học từ 8-9 lần. Hãy review lướt qua và sau đó vừa làm bài tập, vừa tra lý thuyết vừa làm bài để thấm hơn. Điểm hay của việc review là bạn sẽ biết hết các dạng bài và tăng khả năng nhớ lý thuyết hơn. Điểm trừ là kiến thức sẽ hơi rời rạc và thiếu hệ thống do bài tập thường test các phần kiến thức khác nhau. Để hạn chế điểm này thì mọi người có thể review bài tập theo từng reading để nhớ hơn từng mảng kiến thức riêng, sau đó khi tổng ôn thì đọc lướt qua.
Một lời khuyên nữa khi làm bài tập là làm xong 1-3 câu nên xem đáp án 1 lần để đảm bảo tốc độ làm cũng như tránh trường hợp đọc câu sau quên câu trước.
Tóm lại, điểm quan trọng nhất khi học CFA Level 2 là làm bài tập thật nhiều, vì đi thi là test khả năng làm bài tập.
– Kỷ luật và thói quen học tập. Nghe hơi to tát nhưng thực tế vấn đề quan trọng nhất của CFA đối với các ứng viên là sự bền bỉ và kỷ luật để đạt được mục tiêu.
Thời gian ôn thi CFA Level 2 là từ 300-500 giờ, nghe qua thì đây là một con số khủng khiếp để ôn thi, tuy nhiên nếu mỗi ngày bạn sẵn sàng bỏ từ 2-3 giờ để ôn thi (4-5h cuối tuần) thì việc học hết trong vòng 100 ngày là điều có thể.
– Học với giảng viên: Việc đi học tại một trung tâm cũng là điều tốt, vì bạn sẽ phải luôn cố gắng để theo kịp lớp. Ngoài ra, sự chia sẻ của giảng viên và những người đi làm nhiều năm kinh nghiệm sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều đối với kiến thức chuyên sâu như CFA Level 2, vì cấp độ này vận dụng vào thực hành khá nhiều. Tại SAPP Academy, đội ngũ 100% giảng viên CFA Charterholder nhiều năm kinh nghiệm sẽ giúp bạn hiểu sâu bản chất các vấn đề và kiến thức thực tế của từng môn học.
– Chủ động học nhóm và dạy lại kiến thức cho người khác. Việc học nhóm và dạy lại kiến thức cho nhau khá là hữu ích so với việc tự ngồi đọc và làm bài tập. Khi bạn phải chuẩn bị kiến thức để truyền đạt cho người khác, bạn sẽ tự động sắp xếp hệ thống kiến thức rõ ràng và mạch lạc hơn, đồng thời, việc chủ động chuẩn bị kiến thức để giải thích cho người khác sẽ giúp bạn hiểu hơn về vấn đề đang tìm hiểu. Các vấn đề liên quan tới tư duy, công thức, logic thì có thể sử dụng cách này, còn các vấn đề liên quan tới lý thuyết học thuộc thì nên ngồi ôn.
Ngoài ra, việc trao đổi, thảo luận với nhau, thay vì đọc sách hoặc chỉ nghe giảng, sẽ giúp bạn hiểu hơn về vấn đề và biết thêm các thông tin hữu ích khác về chủ đề thảo luận. Một công cụ khác có thể sử dụng trong quá trình học nhóm là mindmap, và sheet công thức để mô tả cho bạn học.
– Học các môn thi theo nhóm môn học. CFA có sắp xếp các môn lại với nhau theo 4 nhóm, tuy nhiên bạn có thể cân nhắc đi theo lộ trình sau đây để tổng hòa kiến thức dễ hơn.
>>> Đọc thêm: 11 Câu Hỏi Thường Gặp Nhất Về Kỳ Thi CFA Level 2
Biết rằng chương trình học của CFA Level 2 dài với lượng kiến thức gấp 4 lần CFA Level 1, không dễ chút nào để bạn có đủ thời gian và kỉ luật bản thân để tự học. Bởi vậy, nếu bạn đang mong muốn chinh phục chứng chỉ CFA thì khóa học CFA Level 2 tại SAPP là một gợi ý tốt cho bạn. Tại SAPP, bạn sẽ được thiết kế lộ trình học hiệu quả phù hợp với mục tiêu của bạn, bạn được học cùng 100% giảng viên CFA Charterholder, cam kết chất lượng đầu ra và miễn phí học lại nếu không đạt kỳ thi gần nhất. Ngoài ra, khi học ở SAPP, bạn không chỉ học lý thuyết, mà còn học để mở rộng kiến thức thực tế và tăng cơ hội net-working cùng các chuyên gia và những người làm trong ngành. Hãy liên hệ SAPP Academy ngay để được hỗ trợ lộ trình học CFA Level 2 đạt kết quả cao nhất!