Luyện thi CFA

Ngành Phân Tích Tài Chính Học Trường Nào? Top 9 Trường Đào Tạo Tốt Nhất Tại Việt Nam

Written by SAPP Academy | Apr 15, 2021 4:02:42 AM

Ngành phân tích tài chính học trường nào đang là sự quan tâm lớn của các bạn trẻ yêu đầu tư tài chính trong những năm gần đây. Trong bài viết dưới đây, SAPP sẽ gợi ý cho bạn top 9 trường đại học có chương trình đào tạo phân tích tài chính đang được đánh giá cao nhất tại Việt Nam.

Các chuyên ngành bạn có thể theo học nếu mong muốn làm việc trong lĩnh vực phân tích tài chính trong tương lai:

  • Chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng;
  • Chuyên ngành Phân tích đầu tư;
  • Chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp; 
  • Chuyên ngành Kinh tế đầu tư;
  • Chuyên ngành Đầu tư tài chính,...

Dưới đây là tổng hợp 9 trường đào tạo các ngành kể trên thuộc top đầu tại Việt Nam. Các chương trình học được liệt kê dưới đây sẽ trang bị cho bạn kiến thức nền tảng và kỹ năng từ cơ bản đến nâng cao để phát triển sự nghiệp trong ngành phân tích tài chính.

1. Đại học Ngoại thương (FTU)

Ra đời năm 1960, Đại học Ngoại thương được đánh giá là đại học hàng đầu về đào tạo kinh tế tại Việt Nam với đội ngũ sinh viên năng động, ưu tú. Khoa Tài chính - Ngân hàng chính là một trong những nhân tố then chốt  giúp tạo nên tiếng vang của ngôi trường danh tiếng này.

Nếu bạn đang có định hướng trở thành chuyên viên phân tích tài chính, bạn có thể tham khảo chương trình học của Khoa Tài chính - Ngân hàng thuộc Đại học Ngoại thương với chuyên ngành Phân tích và đầu tư tài chính.

Mục tiêu đầu ra của chương trình là giúp sinh viên có thể trở thành chuyên gia thẩm định dự án, chuyên viên phân tích tài chính, tư vấn tài chính, kiểm toán, chuyên viên quản trị rủi ro, chuyên viên phân tích đầu tư.

Đặc biệt, với định hướng học thuật và kết hợp nội dung của các chương trình hành nghề quốc tế, sinh viên theo học chương trình Phân tích và Đầu tư tài chính tại Đại học Ngoại thương có khả năng học liên thông với các trường tại Anh quốc hoặc các quốc gia nói tiếng anh khác. 

Giảng viên Khoa Tài chính - Ngân hàng Đại học Ngoại thương trong lễ khai giảng năm học 2019-2020. Nguồn: FTU.

Thông tin chung về chương trình:

  • Đơn vị cấp bằng: Đại học Ngoại thương;
  • Đơn vị phụ trách chuyên môn của chương trình: Khoa Tài chính - Ngân hàng;
  • Văn bằng được cấp sau khi tốt nghiệp: Cử nhân chuyên ngành Phân tích và đầu tư tài chính;
  • Tên ngành đào tạo: Tài chính - Ngân hàng;
  • Số lượng tín chỉ: 136;
  • Hình thức đào tạo: Chính quy - tập trung;
  • Thời gian đào tạo: 4 năm;
  • Học phần chính: Kế toán tài chính, phân tích kỹ thuật chứng khoán, chiến lược tài chính doanh nghiệp, mô hình tài chính, tiêu chuẩn đạo đức, phân tích báo cáo tài chính, quản trị danh mục đầu tư, thị trường chứng khoán, pháp luật tài chính,...
>>> Xem thêm: Chi tiết mô tả chương trình đào tạo chuyên ngành Phân tích và Đầu tư tài chính tại Đại học Ngoại Thương

Ngoài ra, để vượt trội hơn với bạn bè đồng trang lứa và thăng tiến trong công việc, không ít sinh viên chuyên ngành này lựa chọn học thêm các chứng chỉ quốc tế trong ngành Tài chính như chứng chỉ CFA,...

2. Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU)

Đại học Kinh tế Quốc dân đã nổi tiếng với bề dày kinh nghiệm đào tạo các ngành học liên quan đến tài chính. Nếu bạn đang nhắm tới vị trí Phân tích tài chính, bạn có thể tham khảo một số chuyên ngành như:

  • Tài chính doanh nghiệp, Tài chính công;
  • Kế toán, Kiểm toán.

Trong đó, ngành Tài chính doanh nghiệp và Ngành Kinh tế đầu tư có chương trình đào tạo phù hợp nhất để trở thành chuyên viên phân tích tài chính. Cùng nhìn qua tổng quan của ngành học này tại Đại học Kinh tế Quốc dân dưới đây:

Ngành Tài chính doanh nghiệp

  • Đơn vị phụ trách chuyên môn: Viện Ngân hàng - Tài chính;
  • Học phần chính: Thẩm định tài chính cho dự án, Quản trị tài sản, Quản trị vốn, Phân tích tài chính, Quản trị dòng tiền, Quản trị vốn, Lập kế hoạch tài chính;
  • Đào tạo các kỹ năng cứng như: các nghiệp vụ cơ bản liên quan đến chuyên môn thuộc ngành Tài chính doanh nghiệp, sử dụng công cụ phân tích định lượng và định tính, khả năng vận dụng lý thuyết để xử lý tình huống thực tế.

Giao lưu sinh viên quốc tế tại Đại học Kinh tế Quốc dân. Nguồn: NEU.

Ngành Kinh tế đầu tư

  • Tổng số tín chỉ đào tạo: 130 tín chỉ;
  • Học phần chính: Kinh tế đầu tư, Thẩm định dự án đầu tư, Pháp luật đầu tư, Thị trường vốn, Đấu thầu,...
  • Đặc điểm: chương trình đào tạo và công nghệ đào tạo theo hướng chuẩn quốc tế; phương pháp giảng dạy hiện đại, học tập hiệu quả với trên 30% số môn học được giảng dạy bằng Tiếng Anh.

3. Học viện Tài chính (AOF)

Học viện Tài chính có riêng chuyên ngành Phân tích tài chính do Khoa tài chính doanh nghiệp phụ trách. Chương trình được bắt đầu tuyển sinh vào năm học 2017-2018. Chuyên ngành Phân tích tài chính được thiết kế theo hướng tiếp cận chương trình học CFA. Bộ môn trong thời gian tới sẽ xây dựng chương trình để được Hiệp hội CFA công nhận.

Lãnh đạo Học viện, giảng viên bộ môn và sinh viên chuyên ngành Phân tích tài chính hệ đào tạo Chất lượng cao. Nguồn: Học viện Tài chính. 

4. Học viện Ngân hàng (BA)

Khoa Tài chính của Học viện Ngân hàng được thành lập năm 2002 theo quyết định của Thống đốc NHNN với nhiều chuyên ngành như:

Khi theo học các chuyên ngành này, sinh viên sẽ được học các học phần chính như: Định giá tài sản trong doanh nghiệp, Phân tích đầu tư chứng khoán, Phân tích tài chính doanh nghiệp, Quản trị tài chính doanh nghiệp,...

>>> Xem thêm:

Hình ảnh chuyên gia đầu tư chứng khoán trao đổi thực tế với sinh viên Học viện Ngân hàng. Nguồn: HVNH. 

Ngoài giảng dạy trình độ đại học và sau đại học, khoa khuyến khích hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên và học viên, thông qua các hoạt động như: hướng dẫn và phản biện hội thảo, chủ biên và đồng tác giả chuyên ngành, viết báo tạp chí chuyên môn, tổ chức hội thảo khoa học,...Từ đó giúp sinh viên có nền tảng lý thuyết vững chắc và sẵn sàng tiếp cận những kiến thức, kỹ năng thực tế của thị trường tuyển dụng ngành Tài chính.

5. Đại học Kinh tế TP. HCM (UEH)

Ngành phân tích tài chính học trường nào nếu bạn đang sinh sống tại TP. Hồ Chí Minh? Đại học Kinh tế TP.HCM sẽ là điểm đến lý tưởng dành cho bạn. 

Đại học Kinh tế TP.HCM là một trong 15 trường đại học trọng điểm của Việt Nam và trong top 1000 trường tốt nhất thế giới theo Eduniversal. Là một trường đại học đào tạo đa ngành với đội ngũ giảng viên từ những đại học danh tiếng trên thế giới, UEH từng bước nâng cao vị thế và chất lượng đào tạo qua từng thời kỳ phát triển.

Dưới đây là một số chuyên ngành bạn có thể theo học nếu bạn nhắm tới vị trí chuyên viên phân tích tài chính:

  • Đầu tư tài chính;
  • Tài chính.

Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh luôn giữ thứ hạng học thuật cao, thuộc top 11 trường đại học tại Việt Nam (theo Webometrics 2021). Nguồn: UEH. 

Chuyên ngành Đầu tư tài chính

Cử nhân tốt nghiệp chuyên ngành Đầu tư tài chính của UEH có thể làm việc trong các tổ chức tài chính, hay tham gia giao dịch rất nhiều loại tài sản tài chính trên các thị trường khác nhau.

Do đó, người học cần phải học trên một khối lượng khổng lồ kiến thức về phân tích, định giá, đầu tư, và quản lý đầu tư các tài sản khác nhau để có thể làm việc trong từng bộ phận thành viên như ngân hàng, công ty quản lý quỹ, công ty chứng khoán.

Điều này cho thấy phạm vi nghề nghiệp của chuyên ngành Đầu tư tài chính không hề bị bó hẹp. Mà ngược lại, cơ hội nghề nghiệp sẽ rất rộng mở khi bạn có kiến thức sâu rộng về thị trường tài chính. 

Sinh viên Đại học Kinh tế TP. HCM. Nguồn: UEH.

Chuyên ngành Tài chính

Các học phần chính: Hoạch định ngân sách vốn, Phân tích tài chính, Đầu tư tài chính, Tài chính doanh nghiệp, Quản trị rủi ro tài chính, Lập mô hình tài chính,...

Học viên sẽ được cung cấp kiến thức bao quát về thị trường tài chính, các công cụ giao dịch, quản lý tài chính trong doanh nghiệp. 

6. Đại học Kinh tế - Luật TP.HCM (UEL)

Trường Đại học Kinh tế - Luật TP.HCM được thành lập năm 2010, tách ra từ Khoa Kinh tế trực thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM. Hiện nay trường có 9 khoa, triển khai 15 chương trình đào tạo cấp độ đại học, 8 chương trình cấp độ thạc sĩ và 4 chương trình cấp độ tiến sĩ.

Đây là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam có phòng mô phỏng thị trường tài chính. Ngành Tài chính - Ngân hàng là một trong những mũi nhọn đào tạo của Đại học Kinh tế - Luật. Chương trình đào tạo gồm 3 mục tiêu chính:

  • Giúp học viên nắm vững kiến thức cơ bản về kinh tế - xã hội và những kiến thức chuyên sâu về tài chính - ngân hàng;
  • Nghiên cứu, phân tích, hoạch định và giải quyết những vấn đề gặp phải trong công việc;
  • Tư duy tốt và kỹ năng cần thiết để tự phát triển nghề nghiệp.

Các môn học chính trong chuyên ngành Tài chính tại UEL: Kiểm toán, Tài chính quốc tế, Quản trị ngân hàng, Tài chính quốc tế, Ngân hàng đầu tư, Đầu tư tài chính, Phân tích chứng khoán,...

Ảnh Đại học Kinh tế - Luật. Nguồn: UEL

7. Đại học Tài chính - Marketing (UFM) 

Nếu bạn đang phân vân ngành phân tích tài chính học trường nào thì bạn có thể tham khảo chuyên ngành Tài chính định lượng tại Đại học Tài chính - Marketing. Chuyên ngành này thuộc Khoa Toán kinh tế của Đại học Tài chính - Marketing và là một chuyên ngành khá khác biệt với những chương trình đào tạo tại các trường khác.

Chuyên ngành này sẽ trang bị cho sinh viên kiến thức căn bản về kinh tế, tài chính, ngân hàng như: thị trường tài chính, thị trường bảo hiểm, tài chính quốc tế, định giá tài sản, kinh tế lượng trong mô hình phân tích kinh tế. Ngoài ra nó còn cung cấp cho sinh viên kỹ năng sử dụng công cụ phân tích tài chính, phân tích mô hình định lượng như Excel, SPSS, Eviews, Stata và nghiệp vụ phân tích thị trường ngành. 

Sinh viên Đại học Tài chính - Marketing. Nguồn: UFM.

Ngoài chuyên ngành Tài chính định lượng, bạn có thể theo học những chuyên ngành khác thuộc ngành Tài chính - Ngân hàng tại UFM như: Thẩm định giá, Tài chính doanh nghiệp, Tài chính công, Ngân hàng,..để xây dựng kiến thức nền tảng cho sự nghiệp tài chính của bản thân. 

8. Đại học RMIT 

Đại học RMIT có danh tiếng mang tầm quốc tế nhờ bề dày lịch sử lâu đời tại Úc. Tại Việt Nam, RMIT thành lập năm 2000 và phát triển các chương trình học theo tiêu chuẩn quốc tế. Môi trường học tập tại RMIT khuyến khích sinh viên trao đổi tích cực, tư duy phản biện và khả năng hội nhập với các môi trường đa văn hóa.

Chương trình Cử nhân Kinh doanh (Kinh tế và Tài chính) giúp bạn phát triển trở thành chuyên gia trong lĩnh vực tài chính nhờ những kỹ năng phân tích tài chính kinh tế cao cấp. Ngoài ra, các môn học cập nhật xu hướng giúp học viên theo kịp sự phát triển của thị trường như: blockchain, tài chính điện tử, mã hóa tiền tệ, công nghệ tài chính,...

Học tập trong một môi trường năng động như RMIT sẽ giúp bạn có những kỹ năng mềm như: tổ chức sự kiện, kỹ năng giao tiếp, đàm phán và thuyết trình,..giúp bạn có thể dễ dàng hội nhập với môi trường làm việc thực tế khi tốt nghiệp. 

Cơ sở vật chất hiện đại và môi trường học tập hiện đại, đa văn hóa, chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế sẽ giúp bạn bật đà trong sự nghiệp tài chính khi theo học chương trình Cử nhân Kinh doanh (Kinh tế và Tài chính) tại RMIT. 

9. Đại học Tôn Đức Thắng (TDTU)

Đại học Tôn Đức Thắng là trường đại học có định hướng nghiên cứu, thuộc Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, có cơ sở tại Nha Trang, Bảo Lộc, Cà Mau. Xét về thành tựu học thuật, Đại học Tôn Đức Thắng xếp 960 trên thế giới và xếp hạng 1 tại Việt Nam, theo bảng xếp hạng Quacquarelli Symonds - Anh Quốc. 

Chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng của Đại học Tôn Đức Thắng tự hào với chương trình học được xây dựng dựa trên cơ sở chương trình đào tạo của Đại học Austin (Hoa Kỳ) - trường đại học xếp 36/100 các trường trên thế giới về ngành Tài chính. 

Sinh viên Đại học Tôn Đức Thắng học nhóm. Nguồn: TDTU.

Một số học phần chính của chương trình: Phân tích báo cáo tài chính, tài chính quốc tế, thẩm định giá,...

Ngoài ra, chương trình học thiết kế mang hướng thực tiễn với 40-50% là thực hành. Chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng tại Đại học Tôn Đức Thắng được đánh giá là khá toàn diện, mang tính thực hành cao, giúp sinh viên ra trường và sẵn sàng làm việc với những vị trí như: chuyên viên tín dụng, tư vấn đầu tư, phân tích tài chính, chuyên viên tư vấn mua bán sáp nhập doanh nghiệp

Liệu có cơ hội cho người trái chuyên ngành theo đuổi sự nghiệp phân tích tài chính?

Một chuyên viên phân tích tài chính cần có kiến thức nền tảng vững chắc và kỹ năng nghề nghiệp đạt chuẩn. Chính vì vậy, các công ty thường ưu tiên những ứng viên đúng chuyên ngành và được đào tạo bài bản từ Đại học.

Tuy nhiên, nếu bạn có mong muốn trở thành những chuyên viên phân tích tài chính nhưng đang không học đúng chuyên ngành, bạn có thể khắc phục điểm yếu đó bằng cách theo đuổi những chứng chỉ danh giá trong ngành tài chính

Trong đó, chứng chỉ CFA được coi là “bảo chứng vàng” trong ngành tài chính, là bằng chứng cao nhất thể hiện đạo đức nghề nghiệp và kiến thức chuyên môn. Các nhà tuyển dụng luôn ưu tiên những ứng viên CFA khi tuyển dụng những vị trí như: chuyên viên phân tích tài chính, chuyên viên quản trị rủi ro, chuyên viên tư vấn đầu tư,...

Chứng chỉ CFA không có điều kiện thi đầu vào và dành cho tất cả những ai đam mê và nghiêm túc với ngành tài chính. Chính vì vậy, nếu bạn đủ quyết tâm và kiên trì, CFA hoàn toàn nằm trong khả năng của bạn. Hơn nữa, chứng chỉ CFA sẽ giúp bạn có được mức lương cao hơn so với mặt bằng chung và thăng tiến nhanh hơn trong sự nghiệp.

Lời kết

  • Đối với những bạn học đúng chuyên ngành: Học đại học sẽ cho bạn cách tư duy của người làm tài chính. Những kiến thức từ trường đại học cấp độ cử nhân sẽ là nền tảng để bạn tiến sâu hơn vào lĩnh vực phân tích tài chính trong tương lai. Tuy nhiên, bạn cũng cần học thêm những khóa học nghiệp vụ hoặc chứng chỉ nghề nghiệp nâng cao lợi thế cạnh tranh của bản thân, nhất là vị trí yêu cầu nhiều kiến thức, kỹ năng chuyên môn cao như chuyên viên phân tích tài chính. 
  • Còn đối với những bạn học trái chuyên ngành: bạn có thể tìm đến những giải pháp khác để bước chân vào lĩnh vực này thông qua những chứng chỉ chuyên môn như chứng chỉ CFA, ACCA, CPA, v..v. Đặc biệt, bạn có thể tham khảo chứng chỉ CFA dành riêng cho những bạn quyết tâm theo đuổi ngành phân tích tài chính và quản lý đầu tư chuyên nghiệp. 

Trên đây là tổng hợp 9 trường đại học bạn nên theo học nếu có định hướng trở thành chuyên viên phân tích tài chính trong tương lai. 

Hy vọng với những thông tin SAPP Academy tổng hợp được, bạn đã giải quyết được câu hỏi “Ngành phân tích tài chính học trường nào?”. Từ đó, bạn đã có thể vạch ra lộ trình phát triển phù hợp với bản thân mình. 

Xem thêm