<img height="1" width="1" style="display:none" src="https://www.facebook.com/tr?id=990286321845477&amp;ev=PageView&amp;noscript=1">

Làm Thế Nào Để Trở Thành Một Nhà Quản Lý Danh Mục Đầu Tư?

Làm Thế Nào Để Trở Thành Một Nhà Quản Lý Danh Mục Đầu Tư?

Các nhà quản lý danh mục đầu tư thường kết hợp chặt chẽ với các nhà phân tích và nhà nghiên cứu để tiến hành nghiên cứu công ty, theo dõi xu hướng đầu tư và đưa ra dự đoán thị trường để giúp các doanh nghiệp và cá nhân đưa ra quyết định đầu tư quan trọng. Đó là mục tiêu nghề nghiệp mà các chuyên gia tài chính đều mong muốn đạt được. Nếu bạn đặt mục tiêu của mình vào sự nghiệp quản lý danh mục đầu tư, có một số điều bạn có thể làm ngay bây giờ và trong tương lai gần để sớm trở thành chuyên gia trong lĩnh vực này. Cùng SAPP tìm hiểu xem làm thế nào để trở thành một nhà quản lý danh mục đầu tư nhé.

1. Quản lý danh mục đầu tư là làm gì?

Quản lý danh mục đầu tư là một nghiệp vụ quan trọng trong kinh doanh chứng khoán, nó là một công cụ hữu hiệu để hạn chế rủi ro và tối đa hóa lợi nhuận. 

Người quản lý danh mục đầu tư cần tích lũy lượng kiến thức rất sâu rộng và phải thường xuyên cập nhật. Bởi vì công việc chính của người quản lý danh mục đầu tư, đó là: cân đốidịch chuyển tỷ trọng cơ cấu danh mục đầu tư giữa các nhóm tài sản.

Ở từng thời điểm, các phân nhóm tài sản sẽ có những ý nghĩa riêng. Và công việc của người quản lý danh mục đầu tư chính là đưa ra các quyết định sao cho phù hợp nhất giữa mối liên hệ: bối cảnh thị trườngđặc tính của tài sản.

Hiển nhiên, để có thể làm được điều đó, họ cần hiểu khá nhiều về từng loại, từng phân nhóm tài sản như: Trái phiếu, Cổ phiếu, Phái sinh, Bất động sản, Vàng bạc, xăng dầu, kim loại thường (hàng hóa, thương phẩm)...

2. Vì sao cần quản lý danh mục đầu tư?

Thứ nhất, đa dạng hoá danh mục đầu tư là nhu cầu của người đầu tư, có trường hợp giá cả của mọi chứng khoán được định giá đúng nhưng chứng khoán vẫn chứa đựng nhiều rủi ro và đa dạng hóa danh mục đầu tư có thể san sẻ khó khăn cho nhà đầu tư khi gặp rủi ro.

Thứ hai, việc lựa chọn danh mục đầu tư phải tính đến ảnh hưởng của thuế. Thông thường, nhà đầu tư phải chịu mức thuế cao nên sẽ không muốn trong danh mục của mình có những chứng khoán giống như trong danh mục của những người chịu thuế thấp.

Thứ ba, quản lý danh mục đầu tư là cần thiết vì liên quan đến lứa tuổi của khách hàng đầu tư. Các nhà đầu tư ở các lứa tuổi khác nhau sẽ có nhu cầu riêng trong chính sách lựa chọn danh mục đầu tư và liên quan đến rủi ro. Thông thường người già ưa thích đầu tư vào những chứng khoán có độ an toàn cao như trái phiếu Chính phủ, còn giới trẻ lại thích đầu tư vào những chứng khoán có độ rủi ro cao nhưng kỳ vọng mức lợi tức cao.

3. Những yêu cầu của một nhà quản lý danh mục đầu tư chuyên nghiệp

Thứ nhất, phải tạo ra mức lợi nhuận trung bình đối với mức độ rủi ro cụ thể. Lý thuyết phân tích danh mục đầu tư hiện đại đã chứng minh được mức sinh lời sau khi đã loại trừ rủi ro có thể vượt trội thông qua nắm bắt thời cơ thị trường hoặc khả năng lựa chọn cơ cấu chứng khoán trong danh mục đầu tư.

Đối với một quản trị viên danh mục cổ phiếu, nếu có khả năng dự báo thời điểm lên hoặc xuống của thị trường cổ phiếu, có thể điều chỉnh thành phần cấu tạo của danh mục đầu tư để đón đầu xu hướng thị trường thì có thể nắm giữ những cổ phiếu có lợi nhuận mong đợi cao khi thị trường đang lên giá.

Đối với một quản trị viên danh mục trái phiếu, nếu có khả năng dự báo xu hướng vận động của lãi suất, sẽ điều chỉnh kịp thời mức đáo hạn bình quân để đón đầu những biến động lãi suất thị trường. Kết quả đạt được sao cho nắm giữ được danh mục trái phiếu có mức đáo hạn bình quân cao khi lãi suất có xu hướng giảm và ngược lại, nắm giữ thời hạn trung bình của những trái phiếu thấp khi lãi suất thị trường có xu hướng tăng.

Thứ hai, khả năng đa dạng hóa chứng khoán trong một danh mục để loại bỏ rủi ro không hệ thống (rủi ro không hệ thống là rủi ro chỉ tác động vào một tài sản hoặc một chủ thể nào đó). Mức độ đa dạng hóa có thể được đánh giá trên cơ sở mối tương quan giữa mức sinh lời danh mục do thành viên đó thiết lập với danh mục thị trường.

Vì vậy, quản lý danh mục đầu tư có vai trò rất quan trọng. Tối ưu trong danh mục đầu tư phụ thuộc vào tuổi tác mức thuế, tâm lý đối với rủi ro…. Nhiệm vụ của nhà quản lý danh mục đầu tư là tập hợp danh mục các chứng khoán phù hợp với đòi hỏi này.

4. Làm thế nào để trở thành một nhà quản lý danh mục đầu tư chuyên nghiệp?

Bước 1: Lấy bằng cử nhân

Yêu cầu tối thiểu để có thể làm việc ở các công ty, doanh nghiệp hay tổ chức tài chính là bằng cử nhân đại học. Hầu hết các nhà quản lý danh mục đầu tư theo đuổi chuyên ngành liên quan đến tài chính như kế toán, ngân hàng, thống kê, tài chính, chứng khoán hoặc kinh tế... Tuy nhiên, đó không nhất thiết là điều kiện tiên quyết để có thể bước vào nghề. Nếu bạn học trái ngành và có đam mê về tài chính, bạn vẫn có thể trở thành một nhà quản lý danh mục đầu tư thông qua việc học chứng chỉ CFA (Chartered Financial Analysis)

Bước 2: Hoàn thành thực tập

Mặc dù điều này không bắt buộc, nhưng SAPP khuyên bạn nên theo đuổi thực tập các vị trí trong lĩnh vực tài chính. Điều này sẽ giúp bạn có được một cái nhìn thực tế về ngành đầu tư và hiểu các nhiệm vụ của nghề quản lý danh mục đầu tư bạn có thể phát triển trong tương lai. Thực tập cũng mang lại cho bạn cơ hội để kết nối với các nhà quản lý cấp cao giúp bạn học hỏi những kinh nghiệm phát triển trong ngành. 

Bước 3: Tìm việc

Khi bạn tốt nghiệp với bằng cử nhân trong lĩnh vực tài chính hoặc trái chuyên ngành, bạn có thể theo đuổi cơ hội việc làm với các vị trí cấp đầu vào, điển hình là phân tích tài chính. Bạn sẽ gặp các nhiệm vụ như phân tích báo cáo tài chính, xử lý báo cáo tài chính cho khách hàng và phân tích kế hoạch và dự báo... từ đó hiểu hơn công việc của một nhà quản lý danh mục đầu tư.

Các vị trí trong phân tích tài chính khá phổ biến và có tính cạnh tranh, bạn cần phải tạo sự khác biệt. Sơ yếu lý lịch của bạn là ấn tượng đầu tiên với nhà tuyển dụng, vì vậy điều cực kỳ quan trọng là bạn phản ánh những khả năng, tố chất của bạn có thể phù hợp với doanh nghiệp.

>>> Xem thêm: Lựa Chọn Con Đường Nghề Nghiệp Nào Trong Phân Tích Tài Chính?

Bước 4: Nâng cao kiến thức với chứng chỉ chuyên môn

Nếu bạn muốn thăng tiến nhanh và có mức lương khủng trong lĩnh vực phân tích tài chính, nhiều nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu bạn có được chứng chỉ CFA hay chứng chỉ CFA các cấp độ. Chương trình này yêu cầu bạn phải vượt qua 3 kỳ thi nghiêm ngặt và bạn nên học ít nhất 300 giờ cho mỗi kỳ thi. Ngoài việc vượt qua các kỳ thi, bạn cũng sẽ cần 4 năm kinh nghiệm liên quan đến việc ra quyết định đầu tư để đặt được chứng chỉ. Vì vậy việc theo đuổi chứng chỉ CFA không phải đơn giản. Tuy nhiên, nó sẽ là lợi thế cạnh tranh cực lớn khi ứng tuyển các vị trí trong lĩnh vực tài chính, bởi CFA nâng cao kiến thức chuyên môn và thể hiện sự cam kết đối với ngành. 

>>> Xem thêm: Mức Lương Trung Bình Của CFA Charterholder

Bước 5: Chuẩn bị kỹ năng cần thiết

Những kỹ năng, kiến thức và mối quan tâm sau đây chắc chắn có ích cho những bạn sắp ứng tuyển vào nghề quản lý danh mục đầu tư:

  • Kỹ năng giải quyết vấn đề và tư duy logic;
  • Kỹ năng ra quyết định đầu tư;
  • Hiểu báo cáo tài chính, chiến lược kinh doanh và mối liên hệ giữa cả hai;
  • Quan tâm tới thị trường tài chính và nền kinh tế;
  • Kỹ năng giao tiếp;
  • Kỹ năng tiếp thị;
  • Ưa thích làm việc với người khác, kĩ năng làm việc nhóm;
  • Sáng tạo và thích học hỏi những điều mới mẻ;
  • Đạo đức nghề nghiệp cao;
  • Kỹ năng lãnh đạo;
  • Kỹ năng tính toán tốt;
  • Kỹ năng máy tính như Excel, PowerPoint, Access, PivotTable hay VBA.

Lời kết

Có thể nói rằng, quản lý danh mục đầu tư là một hoạt động rất cần thiết cho hoạt động đầu tư. Quá trình này không chỉ đơn giản là bạn chọn những gì bạn thích và gom lại mà xuất phát từ việc nghiên cứu thị trường, nghiên cứu các nhóm ngành, mã cổ phiếu và quan trọng hơn cả phù hợp với khả năng chịu đựng rủi ro và kỳ vọng lợi nhuận. “Đầu tư cho bản thân là khoản đầu tư quý giá nhất”, vì vậy bạn nên đầu tư việc học chứng chỉ CFA ngay hôm nay tại SAPP - Bảo chứng vàng sự nghiệp phân tích đầu tư tài chính!


 

Đăng Ký Nhận Tư Vấn Khóa Học CFA

 

New call-to-action