<img height="1" width="1" style="display:none" src="https://www.facebook.com/tr?id=990286321845477&amp;ev=PageView&amp;noscript=1">

Lựa Chọn Con Đường Nghề Nghiệp Nào Trong Phân Tích Tài Chính?

The City Central Project (2)-1

Có một vài hướng khác nhau mà bạn có thể theo đuổi khi bước vào nghề phân tích tài chính, bao gồm nhà phân tích bên mua hoặc nhà phân tích bên bán. Nhà phân tích bên mua (Buy-Side Analyst) là các chuyên gia phân tích tài chính làm việc cho các đơn vị đầu tư có tổ chức như quỹ phòng hộ, quỹ hưu trí hoặc quỹ tương hỗ. Nhà phân tích bên bán (Sell-side Analyst) là các chuyên gia phân tích tài chính làm việc cho công ty môi giới hoặc công ty quản lý các tài khoản cá nhân và đưa ra khuyến nghị cho các khách hàng của công ty. Cùng tìm hiểu rõ phân tích tài chính là gì và con đường nghề nghiệp trong phân tích tài chính qua bài viết dưới đây.

1. Phân tích tài chính là làm gì?

Vai trò của một nhà phân tích tài chính trong doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Các doanh nghiệp cần họ để đưa ra những lời khuyên chuyên môn về việc đầu tư, vay vốn hay các quyết định tài chính khác. Để đưa ra các quyết định tài chính, chủ doanh nghiệp cần thông tin chính xác về tình hình tài chính hiện tại cũng như dự báo dòng tiền trong tương lai, xu hướng nền kinh tế và nhu cầu của khách hàng. 

Là một nhà phân tích tài chính, bạn cần làm những công việc cụ thể như sau:

  • Phân tích thông tin và tình hình hoạt động tài chính hiện tại và quá khứ của công ty, chuẩn bị các báo cáo và dự báo dựa trên những phân tích tài chính;
  • Phát hiện các cơ hội đầu tư tài chính, lập các kế hoạch và đánh giá khó khăn – thuận lợi, xác định xu hướng trong hoạt động tài chính và đưa ra những khuyến nghị;
  • Phối hợp cùng các thành viên khác trong nhóm tài chính để đánh giá các thông tin tài chính và đưa ra dự báo, cung cấp, sử dụng các mô hình dự báo tài chính;
  • Tăng năng suất bằng cách phát triển các ứng dụng kế toán tự động;
  • Bảo mật các thông tin tài chính.

Nhu cầu tuyển dụng nghề phân tích tài chính rất cao và dự kiến ​​sẽ tăng 12% trong thập kỷ tới, theo Cục Thống kê Lao động. Bây giờ bạn đã nắm được cách trở thành một nhà phân tích tài chính, hãy tìm hiểu thêm về con đường sự nghiệp cho các nhà phân tích tài chính.

>>> Xem thêm: Tại Sao Dân Tài Chính Nên Sở Hữu Tấm Bằng CFA?

2. Lựa chọn con đường nghề nghiệp nào cho nhà Phân tích tài chính?

2.1. Các nhà tuyển dụng

a. Ngân hàng đầu tư (Investment Bank)

Ngân hàng đầu tư tập trung vào việc tư vấn cho các doanh nghiệp, công ty, chính phủ và các tổ chức lớn khác trong việc mua bán trái phiếu (Bonds) và các loại cổ phiếu (Stocks).

Các nhân viên ở đây chủ yếu là chuyên viên đầu tư (Investment bankers) và chuyên viên giao dịch cổ phiếu (Security salespeople/traders).

Ở Việt Nam các ngân hàng đầu tư còn chưa phát triển mạnh. Các định chế tài chính lớn có chuyên môn và cung cấp dịch vụ đầu tư tại Việt Nam thường là các công ty chứng khoán và các quỹ đầu tư.

Ví dụ:

Việt Nam: Chứng khoán Sài Gòn, VNDirect, HSC… và các quỹ đầu tư: Horizon Capital, VinaCapital.

Mỹ: Goldman Sachs, Barclays, JPMorgan, Morgan Stanley, Deutsche Bank, Bank of America Merrill Lynch.

b. Ngân hàng thương mại (Commercial Bank)

Ngân hàng thương mại có vai trò điều phối dòng tiền trong xã hội cho các đối tượng khách hàng: doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân có nhu cầu về vốn hoặc tiết kiệm. Các công việc phổ biến là cán bộ tín dụng (để thực hiện các khoản cho vay) hay giao dịch viên (Bank tellers). Cũng nên chú ý rằng các ngân hàng thương mại hiện nay thường có một bộ phận đầu tư đóng vai trò như một ngân hàng đầu tư, vậy nên ranh giới để phân biệt giữa ngân hàng đầu tư và ngân hàng thương mại ngày càng trở nên khó xác định.

Ví dụ:

Việt Nam: Vietcombank, Vietinbank, Agribank, BIDV...

Mỹ: JPMorgan Chase, Bank of America, Wells Fargo...

c. Quỹ đầu tư (Asset management firms/Hedge funds)

Các quỹ đầu tư có chuyên môn quản lý các tài sản của cá nhân hay tổ chức và dùng nó để đầu tư và thu lợi nhuận một cách có chiến lược, sau đó lấy hoa hồng từ khoản lợi nhuận mang về. Ví dụ của các khoản đầu tư là cổ phiếu, chứng khoán được giao dịch công khai trên các sàn chứng khoán (sàn chứng khoán Hồ Chí Minh – HOSE, sàn chứng khoán Hà Nội – HNX hay sàn chứng khoán New York – NYSE). Các công việc phổ biến là quản lý tổ hợp đầu tư (Portfolio manager) hay chuyên viên phân tích chứng khoán (Security analyst).

Ví dụ:

Việt Nam: Quỹ đầu tư VinaCapital, quỹ đầu tư Mekong Capital…

Mỹ: Vanguard Group, Pacific Investment Management, J.P. Morgan Asset Management.

d. Quỹ đầu tư vốn cổ phần cá nhân “Private Equity” (PE)

Các quỹ đầu tư PE là các quỹ quản lý vốn của các tổ chức hoặc cá nhân giàu có. Khác với các quỹ đầu tư “hedge funds” hay “money management firms” thường mua bán cổ phiếu hay trái phiếu được giao dịch công khai để sở hữu một phần của một doanh nghiệp, các quỹ PE thường mua lại toàn bộ một công ty. Công ty được mua lại bởi các quỹ PE sẽ rút khỏi thị trường chứng khoán và trở thành các công ty tư nhân. Các quỹ PE sẽ tái cấu trúc các công ty này và đưa lại ra thị trường nhằm kiếm lợi nhuận. Những công việc chủ yếu ở các quỹ PE là chuyên viên đầu tư (Investment bankers), chuyên viên phân tích thị trường, hay chuyên viên tái cấu trúc với những chuyên môn như phân tích tính hiệu quả của công ty, đàm phán giá cả của giao dịch, gây vốn hay thực hiện việc tái cấu trúc các công ty được mua lại.

Ví dụ:

Việt Nam: Dragon Capital, Mekong Capital, VinaCapital, Vietnam Investment Group.

Mỹ: The Carlyle Group, Kohlberg Kravis Roberts, The Blackstone Group, Apollo Global Management.

e. Công ty đầu tư bất động sản (Real Estate Investment Corporation)

Đó là những công ty đầu tư các dự án bất động sản, mua hay bán các dự án để phát triển dự án tới một mức rồi bán lại sinh lời. Các công ty này mua bán các dự án không nhằm tạo ra sản phẩm cuối cùng (các công trình) mà chủ yếu mua, gây dựng một thời gian rồi bán lại và tạo lợi nhuận từ quá trình gây dựng đó. Các công việc phổ biến là chuyên viên phân tích hay chuyên viên giao dịch. Rất nhiều quỹ PE cũng đầu tư vào các dự án bất động sản như các công ty đầu tư bất động sản.

Ví dụ:

Việt Nam: Tập đoàn VinGroup, Tập đoàn FLC, Tập đoàn Hòa Phát.

Mỹ: Michigan Realty Solutions, Ohio Investments, Pendo Management Group.

f. Bộ phận tài chính của các tập đoàn (Corporate Finance)

Bộ phận này sẽ phụ trách mọi vấn đề liên quan tới tài chính của công ty/tập đoàn, bao gồm việc mua bán, sáp nhập (Merger and Acquisition), đầu tư sinh lời, điều chỉnh cấu trúc vốn (Capital structure),… nhằm mục đích nâng cao giá trị doanh nghiệp và lợi ích tới các cổ đông của công ty.

Ví dụ:

CFO/ Corporate Finance của Kido Group, Tập đoàn VinGroup, Tập đoàn Unilever.

g. Các công ty bảo hiểm (Insurance company)

Các công ty bảo hiểm quản lý một dòng tiền lớn do khách hàng trả khi tham gia vào chương trình bảo hiểm của họ, sau đó dùng nó để đầu tư mang lại lợi nhuận cao và quay vòng vốn để chi trả cho những rủi ro của khách hàng.

Ví dụ:

Prudential, Liberty Insurance, Bảo Việt.

h. Các công ty xếp hạng tín dụng (Credit Rating Agency)

Xếp hạng tín nhiệm (Credit rating) là việc đánh giá mức độ tin cậy và sẵn sàng trả các khoản nợ của cá nhân, doanh nghiệp hay chính phủ theo các điều khoản vay mượn.

Việc xếp hạng được thực hiện dựa trên phân tích các yếu tố định tính và định lượng liên quan đến hoạt động kinh doanh của người đi vay, lịch sử đi vay, trả nợ…

Dựa trên xếp hạng tín nhiệm của các hãng định mức tín nhiệm (Credit rating agency), các khoản nợ (ví dụ của doanh nghiệp) có thể xếp vào mức đầu tư (Investment grade) hay đầu cơ/không đầu tư (Speculative, Non-investment grade/junk bond).

Ví dụ:

Moody, Standard & Poor's, Fitch Ratings.

2.2. Các vị trí nghề nghiệp trong Phân tích tài chính

Có 4 vị trí phổ biến cho các nhà phân tích tài chính bao gồm: quản lý quỹ (Fund Manager), quản lý danh mục đầu tư (Portfolio Manager), phân tích rủi ro (Risk Analyst) và phân tích xếp hạng (Ratings Analyst).

a. Quản lý quỹ

Các nhà quản lý quỹ, đôi khi được gọi là các nhà quản lý quỹ tương hỗ hoặc các nhà quản lý quỹ phòng hộ, có nhiệm vụ giám sát các cổ phiếu, trái phiếu và các tài sản khác mà một quỹ sẽ mua thay mặt cho một nhà đầu tư. Họ hiểu biết mạnh mẽ về các mục tiêu của quỹ tương hỗ và đưa ra quyết định dựa trên các mục tiêu đó. Một nhà quản lý quỹ sẽ đưa ra quyết định dựa trên P/E (Hệ số giá trên thu nhập một cổ phần), động lượng giá, doanh thu, thu nhập, cổ tức và một số đặc điểm khác của quỹ.

Hầu hết các nhà quản lý quỹ cao cấp bắt đầu phát triển sự nghiệp bằng cách sở hữu được chứng chỉ CFA (Chartered Financial Analyst).

b. Quản lý danh mục đầu tư

Là nhà quản lý danh mục đầu tư, bạn sẽ hợp tác chặt chẽ với các nhà phân tích và nghiên cứu tài chính khác để khám phá và phân tích các cơ hội đầu tư tiềm năng trong các tập đoàn, phát triển tầm hiểu biết mạnh mẽ và tích cực về xu hướng đầu tư và dự đoán các tình huống thị trường kỳ hạn để giúp thúc đẩy các quyết định đầu tư kinh doanh và cá nhân.

Quản lý danh mục đầu tư là một vị trí nhiều nhà phân tích tài chính mới mong muốn hoặc có tham vọng vì tiềm năng thu nhập cao và sự đa dạng trong công việc. Những vị trí này cực kỳ cạnh tranh cũng như áp lực vốn có của việc đưa ra quyết định đầu tư với số tiền của người khác. Ứng cử viên lý tưởng cho sự nghiệp quản lý danh mục đầu tư sẽ có động lực và sự đam mê lớn trong nghiên cứu thị trường và đầu tư.

c. Phân tích rủi ro

Một nhà phân tích rủi ro kết hợp kiến ​​thức kinh doanh và tiền tệ với các kỹ năng phân tích để giúp khách hàng xác định rủi ro và cuối cùng, giảm thiểu tổn thất đầu tư tài chính. Các nhà phân tích rủi ro thường đưa ra các khuyến nghị hạn chế rủi ro bằng cách khuyến khích đa dạng hóa và trao đổi tiền tệ. 

Có một số rủi ro cố hữu đi kèm với hoạt động trên thị trường toàn cầu. Một nhà phân tích rủi ro tài chính hoạt động như một đối trọng, giúp các công ty giảm rủi ro đó và làm cho đầu tư bền vững hơn. Họ cũng thường chịu trách nhiệm đánh giá và báo cáo về tổn thất tài sản, theo dõi xu hướng đầu tư,thu thập và phân tích dữ liệu.

d. Phân tích xếp hạng

Các nhà phân tích xếp hạng thực hiện mua, nắm giữ và bán các khuyến nghị dựa trên các đánh giá và phân tích của họ về toàn bộ ngành hoặc các công ty cụ thể. Dựa trên các điều kiện hiện có và các thay đổi được dự đoán, các nhà phân tích xếp hạng xem xét các yếu tố, như nhu cầu và điều kiện hoạt động, để đưa ra quyết định về việc nhà đầu tư có nên mua hay không.

2.3. Con đường phát triển sự nghiệp

Ngành tài chính có nhiều cách phát triển, nhưng con đường phổ biến là cử nhân sau khi hoàn thành bậc đại học sẽ vào làm chuyên viên phân tích (Analyst) trong vòng 2 – 3 năm. Sau đó, một số người sẽ ở lại và tiếp tục được thăng chức lên Associate (cấp cao hơn Analyst), Phó giám đốc (Vice-President), Giám đốc (Director) và sau cùng là Giám đốc quản lý (Managing Director) hoặc chuyển sang làm ở bên mua (Buy-side) (Hedge fund, Private Equity firms); một số người chuyển sang những hướng khác (Tư vấn – Consulting, Tổ chức phi lợi nhuận – Non-profit,…). 

Tại Việt Nam, một tấm bằng Kinh tế/Tài chính cũng có thể mở ra rất nhiều cánh cửa. Một con đường được nhiều bạn trẻ muốn làm về Tài chính Doanh nghiệp (Corporate Finance) lựa chọn gần đây là tham gia những chương trình Quản trị viên Tập sự (Management Trainee) của các công ty lớn (Chi tiết xem tại Management Trainee), vốn được nhắm đến những đối tượng mới ra trường. 

>>> Xem thêm: Tổng Hợp Những Vị Trí Việc Làm Hấp Dẫn Dành Cho Sinh Viên Tài Chính

Lời kết

Tuy ngành tài chính gắn liền với áp lực công việc lớn nhưng vẫn thu hút số lượng lớn các bạn sinh viên sau khi ra trường bởi sự hấp dẫn bởi nhiều lý do như tính chất đa dạng của công việc và nguồn thu nhập cao. Để có được quyết định phù hợp cho bản thân, bạn cần tìm hiểu kỹ lưỡng thông qua nhiều nguồn thông tin, nói chuyện với những người đã làm trong ngành và tốt nhất là có những trải nghiệm thực tế hoặc sở hữu bằng cấp như CFA để mở rộng cơ hội của bản thân hơn.

Đăng ký học CFA tại SAPP - Bước khởi đầu hoàn hảo cho sự nghiệp chuyên gia phân tích tài chính ngay tại link dưới đây! 


 

Đăng Ký Nhận Tư Vấn Khóa Học CFA

 

New call-to-action