<img height="1" width="1" style="display:none" src="https://www.facebook.com/tr?id=990286321845477&amp;ev=PageView&amp;noscript=1">

Cơ Hội Nào Cho Sinh Viên Tài Chính Tại Big4 Ở Vị Trí Advisory?

Cơ Hội Nào Cho Sinh Viên Tài Chính Tại Big4 Ở Vị Trí Advisory? - SAPP Academy

Kỳ thực tập tại BIG4 – Deloitte, PwC, EY, KPMG – 4 công ty kiểm toán lớn nhất thế giới, vẫn luôn là mục tiêu mơ ước của rất nhiều sinh viên năm cuối ngành Tài chính. Chương trình thực tập của tất cả các hãng kiểm toán đều nhận sinh viên vào 3 bộ phận chính là: Audit/Assurance (Kiểm toán), Tax (Thuế), và Advisory (Tư vấn tài chính). Thế nhưng liệu các bạn đã hiểu rõ tính chất công việc của từng bộ phận mà bạn sẽ có 3 tháng để thử sức chưa? Trong bài viết này, SAPP sẽ phân tích vị trí khá “hot” đối với sinh viên Tài chính là Advisory (Tư vấn tài chính). Bài viết sẽ giúp các bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về nghề nghiệp để có thể tự đánh giá cũng như nắm bắt cơ hội cho bản thân mình.

1. Advisory (Tư vấn tài chính) là gì?

Advisory, hay còn gọi là tư vấn tài chính, tập trung vào việc “thay đổi” – cải thiện kinh doanh và định ra chiến lược cho doanh nghiệp. Tại Deloitte, tư vấn được mô tả là “giúp khách hàng giải quyết những vấn đề phức tạp nhất, từ việc phát triển những ý tưởng đầu tiên đến việc thực thi và đo lường hiệu quả của những dự án.” Ví dụ, bạn cần phải xác định được khách hàng nên cải thiện khâu nào trong hệ thống và quy trình của họ, hoặc tìm ra phương thức mới để tận dụng được nguồn nhân lực của họ một cách hiệu quả nhất. 

2. Advisory bao gồm những vị trí gì?

Advisory chia nhỏ thành 2 mảng chính:

-  Performance Improvement (Cải thiện hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp): 

  • Operation Advisory (Tư vấn vận hành doanh nghiệp) 
  • Financial Advisory (Tư vấn tài chính doanh nghiệp)
  • Due Diligence (Tư vấn định giá doanh nghiệp)
  • Deal/M&A Advisory (Tư vấn mua bán và sáp nhập)
  • People and Organization (Tư vấn cấu trúc và nhân sự doanh nghiệp)

-  Risk Management (Quản trị rủi ro doanh nghiệp):

  • Risk Advisory (Tư vấn rủi ro doanh nghiệp)

Trong phạm vi phân tích vị trí phù hợp đối với các bạn sinh viên năm cuối ngành tài chính, SAPP gợi ý cho bạn 3 vị trí: Financial Advisory, Due Diligence và Deal/M&A Advisory.

2.1. Financial Advisory (Tư vấn tài chính doanh nghiệp)

a. Khái niệm

Tư vấn tài chính là hỗ trợ công ty đầu tư tài chính và quản lý tài sản. Ngoài ra, tư vấn tài chính còn xử lý các vấn đề liên quan đến bảo hiểm của khách hàng và giúp họ lập kế hoạch toàn diện về các khoản đầu tư trong tương lai. Khách hàng tìm đến Financial Advisor chủ yếu khi họ đang có kế hoạch đầu tư lớn, chẳng hạn như đầu tư cổ phiếu, bất động sản, kinh doanh... Một số khách hàng thì đầu tư vào bảo hiểm để tiết kiệm cho tương lai.

Cơ Hội Nào Cho Sinh Viên Tài Chính Tại Big4 Ở Vị Trí Advisory? - SAPP Academy

b. Giá trị của Financial Advisory mang lại

Thị trường tư vấn tài chính bao gồm các lĩnh vực chính:

  • Tư vấn hỗ trợ giao dịch
  • Tài chính doanh nghiệp
  • Tái cấu trúc doanh nghiệp
  • Quản trị rủi ro
  • Tư vấn thuế
  • và Tư vấn kế toán

Tư vấn tài chính trong hỗ trợ giao dịch

Tư vấn tài chính cung cấp cho khách hàng một loạt các dịch vụ liên quan đến việc mua lại, sáp nhập hoặc thoái vốn của doanh nghiệp. Các dịch vụ bao gồm từ thiết lập chiến lược M&A, sàng lọc đối tượng mục tiêu, định giá và thẩm định giao dịch trong các bước trước giao dịch đến hỗ trợ tích hợp sau sáp nhập.

Tư vấn tài chính doanh nghiệp

Là lĩnh vực tư vấn liên quan đến vấn đề tài trợ và cơ cấu vốn. Các đề xuất chính bao gồm tái cấu trúc tài chính (bao gồm cả đầu tư thay thế), quản lý vốn lưu động (cũng gắn chặt với phân khúc tư vấn tài chính trong tư vấn vận hành), IPO và thị trường vốn.

Tư vấn Tái cấu trúc doanh nghiệp

Khi các doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính, họ thường chuyển sang các chuyên gia Tái cấu trúc doanh nghiệp. Các chuyên gia hỗ trợ doanh nghiệp nắm bắt được tình hình khủng hoảng (ngắn hạn) và sau đó đảm bảo kế hoạch Tái cấu trúc được thực hiện trong dài hạn. Các dịch vụ chính bao gồm quản lý mất khả năng thanh toán (hoặc phá sản), tái cấu trúc, và quản lý nợ.

Tư vấn tài chính trong Quản trị rủi ro

Giúp các tổ chức đảm bảo rằng sự không chắc chắn trong doanh nghiệp và thị trường không ảnh hưởng (hoặc ở tối thiểu) tới các mục tiêu kinh doanh.

Ngoài ra, các dịch vụ chính là quản lý rủi ro (phân tích rủi ro và đảm bảo có các quy trình và quản trị để giảm thiểu rủi ro), kiểm soát rủi ro (thiết lập hệ thống cảnh báo phù hợp có thể phát hiện rủi ro), kiểm toán nội bộ (đánh giá nhằm lập bản đồ rủi ro và tuân thủ) và rủi ro CNTT; bao gồm các rủi ro ngày càng tăng trong lĩnh vực công nghệ thông tin, như an ninh mạng, quản trị kỹ thuật số và quản lý dữ liệu doanh nghiệp.

c. Vị trí Financial Advisory là làm gì?
  • Gặp gỡ khách hàng để nắm bắt kế hoạch đầu tư trong tương lai của họ và ghi chép lại.
  • Nhận báo cáo chi tiết của khách hàng để xác định thu nhập, chi phí, khả năng chấp nhận rủi ro, bảo hiểm, tình trạng thuế và các mục tiêu tài chính của họ.
  • Nghiên cứu thị trường và tìm kiếm cơ hội đầu tư tốt trên thị trường trên cơ sở ngân sách của khách hàng.
  • Thảo luận với khách hàng cơ hội và rủi ro đầu tư liên quan đến khoản đầu tư cụ thể.
  • Cung cấp thông tin mới nhất đến khách hàng về xu hướng ngành hiện tại và dự báo giá trị thị trường của tài sản trong tương lai mà họ đang muốn đầu tư.
  • Theo dõi và báo cáo và các đánh giá thu thập được.
  • Chuyên viên tư vấn tài chính cũng có thể bán các sản phẩm tài chính như quỹ chung, bảo hiểm, chứng khoán và trái phiếu cho khách hàng.
  • Hỗ trợ khách hàng mở tài khoản cho mục đích thương mại đặc thù.
  • Đánh giá lại kế hoạch định kỳ để theo sát sự biến động về tình hình tài chính, sự biến động kinh tế để xác định có cần thay đổi kế hoạch hay không.
  • Trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến kế hoạch đầu tư của khách hàng cũng như cung cấp cho họ tài liệu để tham khảo trong tương lai.
d. Ứng dụng của chứng chỉ CFA với Financial Advisory
  • Level 1: Trang bị những kiến thức và khái niệm nền tảng trong lĩnh vực tài chính. 
  • Level 2: Tập trung vào mảng phân tích tài chính. Ở level này bạn được học chuyên sâu về định giá các kênh đầu tư, xác định được mức giá phù hợp cho từng thương vụ. 
  • Level 3: Tập trung vào các kiến thức và kỹ năng ứng dụng vào quản lý danh mục đầu tư và lên kế hoạch hiệu quả. 

>>> Xem thêm: Tại Sao Dân Tài Chính Nên Sở Hữu Tấm Bằng CFA?

2.2. Due Diligence (Thẩm định tài chính doanh nghiệp)

a. Khái niệm Due Diligence    

Thẩm định tài chính doanh nghiệp là một cuộc điều tra hoặc kiểm toán một khoản đầu tư hoặc sản phẩm tiềm năng để xác nhận mọi sự việc, có thể bao gồm việc xem xét báo cáo tài chính. Thẩm định tài chính doanh nghiệp đề cập đến việc nghiên cứu được thực hiện trước khi kí kết một thỏa thuận hoặc giao dịch tài chính với một bên khác.

Các nhà đầu tư thực hiện thẩm định trước khi mua chứng khoán từ một công ty. Thẩm định tài chính doanh nghiệp cũng có thể đề cập đến cuộc điều tra của người bán đối với người mua, có thể bao gồm việc xem xét người mua có đủ nguồn lực để hoàn tất giao dịch mua hay không.

Cơ Hội Nào Cho Sinh Viên Tài Chính Tại Big4 Ở Vị Trí Advisory? - SAPP Academy

b. Giá trị của Due Diligence mang lại   

Khi một nhà đầu tư có ý định đầu tư vào một doanh nghiệp hoặc cân nhắc mua bán, sáp nhập với một đơn vị khác (M&A), thì sự nghiên cứu nghiêm túc và rà soát cẩn thận trước khi thực hiện thương vụ sẽ đem lại cho nhà đầu tư sự tự tin khi thực hiện và đạt được thành công từ thương vụ đó.

Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự thất bại của các thương vụ đầu tư cũng như M&A là sự thiếu thông tin của các bên về doanh nghiệp. Due Diligence (DD) sẽ cung cấp những số liệu chính xác nhất về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, để bên mua xác định giá trị của doanh nghiệp, nhận diện những rủi ro hiện hữu hoặc tiềm ẩn. Để từ đó tránh rủi ro, tăng tỉ lệ thành công của thương vụ đầu tư hoặc M&A.

c. Vị trí Due Diligence là làm gì?  

Deal Diligence không đơn thuần chỉ là việc soi xét báo cáo tài chính (Financial Due Diligence – FDD), bên cạnh FDD, thẩm định tài chính còn được thực hiện trên phương diện Pháp lý (Legal Due Diligence – Legal DD), phương diện Thuế (Tax Due Diligence – Tax DD) và phương diện kỹ thuật (Operation Due Diligence - Operation DD).

Financial Due Diligence - FDD

Mỗi công việc được thực hiện độc lập bởi một bên độc lập, FDD thường được thực hiện bởi các công ty kiểm toán lớn, như Big 4 kiểm toán: KPMG, PwC, Deloitte và E&Y hoặc các công ty thiên về làm Deal và Investment Banking như các tên tuổi lớn của BCG, McKinsey và BAIN.

Thường bên FDD sẽ có trách nhiệm ra các bản IM (Information Memo) chứa đựng những thông tin cần thiết cho quá trình làm Deal với các phần định giá (Valuation), phân tích ngành, phân tích chiến lược và rủi ro đầu tư tương tự như một bản phân tích cơ bản doanh nghiệp (Equity Research) mà chúng ta thường đọc về một cổ phiếu.

Bản IM này thường được đưa đến cho các bên Banker để họ cân nhắc bỏ tiền tài trợ tham gia vào Deal hay không. Trong quá trình làm Deal, sẽ có những cuộc hội họp liên tiếp giữa bên bán, bên mua thông qua những bản câu hỏi để có thể làm rõ từng con số quan trọng như doanh thu, lợi nhuận cũng như dòng tiền tạo ra…

Thường thì mô hình dự phóng sẽ lấy số 3 năm gần nhất để làm dự phóng cho 5 năm tiếp theo. Qua đó việc định giá giá trị của doanh nghiệp hay mô hình kinh doanh sẽ được thực hiện, và bên Ngân hàng đầu tư sẽ dựa vào bản định giá để quyết định xem mình sẽ tham gia vào bao nhiêu % giá trị Deal với mức rủi ro được cân nhắc chi tiết.

d. Ứng dụng của chứng chỉ CFA với Due Diligence 
  • Level 1:  Trang bị những kiến thức và khái niệm nền tảng trong lĩnh vực tài chính. Môn quan trọng bạn cần chú ý ở level này là Quantitative Methods - Phương pháp phân tích định lượng, đưa ra những khái niệm cơ bản trong quá trình phân tích và định giá
  • Level 2: Tập trung vào mảng phân tích tài chính. Ở level này bạn được học chuyên sâu về định giá các kênh đầu tư, xác định được mức giá phù hợp cho từng thương vụ. Môn quan trọng bạn cần chú ý ở level này là Equity Investments - Đầu tư cổ phiếu, tập trung vào phân tích ngành, phân tích chiến lược và các đặc điểm của chứng khoán vốn.
  • Level 3: Tập trung vào các kiến thức và kỹ năng ứng dụng vào quản lý danh mục đầu tư và lên kế hoạch hiệu quả. 

2.3. Deal/M&A Advisory (Tư vấn mua bán và sáp nhập)

a. Khái niệm M&A

M&A là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Mergers And Acquisitions”. Trong đó, sáp nhập doanh nghiệp (DN) là thuật ngữ được sử dụng khi hai hoặc nhiều DN cùng thỏa thuận chia sẻ tài sản, thị phần, thương hiệu với nhau để hình thành một DN hoàn toàn mới, với tên gọi mới (có thể gộp tên của hai DN cũ) và chấm dứt sự tồn tại của hai DN này. Song hành với tiến trình này, cổ phiếu cũ của hai DN sẽ không còn tồn tại mà DN mới ra đời sẽ phát hành cổ phiếu mới thay thế.

Cơ Hội Nào Cho Sinh Viên Tài Chính Tại Big4 Ở Vị Trí Advisory? - SAPP Academy

b. Giá trị của M&A mang lại
  • Tạo ra giá trị tăng thêm (giá trị cộng hưởng - synergies) nhờ giảm chi phí, mở rộng thị phần, tăng doanh thu hoặc tạo ra cơ hội tăng trưởng mới.
  • M&A còn góp phần cải thiện tình hình tài chính của DN. Sau M&A, DN sẽ được tăng thêm nguồn vốn sử dụng và khả năng tiếp cận nguồn vốn, chia sẻ rủi ro, tăng cường tính minh bạch về tài chính.
  • Giúp DN đạt được hiệu quả kinh doanh dựa vào quy mô khi DN có thể thâm nhập được vào thị trường mới, có thêm một dây chuyền sản phẩm mới hay mở rộng phạm vi phân phối, mở rộng chi nhánh, phòng giao dịch, các dự án. Hơn nữa, quy mô lớn cũng giúp giảm thiểu chi phí trong kinh doanh như giảm thiểu sự trùng lặp trong mạng lưới phân phối, tiết kiệm chi phí hoạt động và chi phí quản lý. Sau khi thực hiện M&A, hai bên có thể khai thác được những lợi thế lẫn nhau, tăng thị phần, tận dụng quan hệ khách hàng, khả năng bán chéo sản phẩm, dịch vụ, từ đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và tạo ra các cơ hội kinh doanh mới.
  • Khi hai hay nhiều bên sáp nhập lại đều có nhu cầu giảm việc làm, nhất là các công việc gián tiếp. Bởi vậy, M&A sẽ là dịp để các DN sàng lọc và sa thải những vị trí làm việc kém hiệu quả, từ đó góp phần không nhỏ vào việc tinh gọn bộ máy của DN. Qua đó, DN sẽ có cơ hội được tiếp nhận nguồn lao động có kỹ năng tốt và nhiều kinh nghiệm.
c. Vị trí tư vấn M&A là làm gì?

Người tư vấn M&A cần làm việc với cả bên mua và bên bán.

Với người mua:

Tư vấn về việc người mua có được mua hay không về mặt pháp lý.

  • Doanh nghiệp đó có mua được không, có tiềm năng không?
  • Dữ liệu DN đó có cung cấp có minh bạch, trung thực không?
  • Giá mua hợp lý bao nhiêu?

Quan trọng nhất ở giai đoạn này là xác minh được mức giá thế nào là hợp lý, định giá được doanh nghiệp: Người tư vấn cần xác minh lại các dữ liệu về tài chính là doanh thu sẽ đạt được bao nhiêu, chi phí bao nhiêu, lợi nhuận còn lại là bao nhiêu? Hay nói cách khác là mức chiết khấu lợi nhuận là bao nhiêu và trong bao nhiêu lâu sẽ hoàn được vốn và có lợi nhuận.

Với người bán:

Người tư vấn quan tâm xem yếu tố người mua tập trung là gì để người bán bán được với giá cao.

  • Họ muốn xem xét về hệ thống quản trị
  • Công nghệ, mô hình kinh doanh, tình hình tài chính
  • Giá của người bán là bao nhiêu?
d. Ứng dụng của chứng chỉ CFA với tư vấn M&A 
  • Level 1: Trang bị kiến thức về các kênh đầu tư trong đó có các kênh đầu tư private liên quan đến M&A, trang bị kiến thức về đọc hiểu & phân tích báo cáo tài chính – một trong các bước quan trọng để đánh giá khả năng tài chính của 1 doanh nghiệp, các yếu tố kinh tế thị trường để xác định những góc phân tích về rủi ro hệ thống.
  • Level 2: Tập trung chuyên sâu vào định giá các kênh đầu tư, xác định được mức giá phù hợp cho từng thương vụ. Các môn quan trọng cung cấp như: Financial Reporting & Analysis, Fixed Income, Corporate Finance, Quantitative Methods.
  • Level 3: Quản lý và thiết kế danh mục đầu tư.

>>> Xem thêm:

Lời kết

Tuy các vị trí ngành tài chính trong Big4 gắn liền với áp lực công việc lớn nhưng vẫn thu hút số lượng lớn các bạn sinh viên sau khi ra trường bởi nhiều lý do như tính chất đa dạng của công việc và nguồn thu nhập khá cao. Để có được quyết định phù hợp cho bản thân, bạn cần tìm hiểu kỹ lưỡng thông qua nhiều nguồn thông tin, nói chuyện với những người đã làm trong ngành và tốt nhất là có những trải nghiệm thực tế hoặc sở hữu bằng cấp như CFA để mở rộng cơ hội của bản thân hơn.

Đăng ký học CFA tại SAPP - Bước khởi đầu hoàn hảo cho sự nghiệp chuyên gia phân tích tài chính ngay tại link dưới đây! 


 

Đăng Ký Nhận Tư Vấn Khóa Học CFA

 

New call-to-action