<img height="1" width="1" style="display:none" src="https://www.facebook.com/tr?id=990286321845477&amp;ev=PageView&amp;noscript=1">

Tại Sao Dân Tài Chính Nên Sở Hữu Tấm Bằng CFA?

Tại sao dân tài chính nên học CFA?

Trong danh sách 100 người giàu nhất thế giới của tạp chí Forbes, hơn 90% trong đó làm trong ngành tài chính hoặc liên quan tới ngành tài chính. Nhưng để thành công trong ngành tài chính và trở nên giàu có nhờ tài chính trong dài hạn một cách chính đáng và hợp pháp thì không phải con đường dễ dàng. Ngoài tấm bằng cử nhân, những người theo đuổi ngành tài chính cũng cần sở hữu tấm bằng CFA - Chartered Financial Analyst như là yêu cầu đầu vào và yếu tố quyết định sự thăng tiến trong ngành của bạn. Vậy tại sao dân tài chính cần tầm bằng CFA, cùng SAPP tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

1. Nâng tầm sự nghiệp tài chính

Nắm giữ tấm bằng CFA sẽ rất có ích nếu bạn đã làm trong lĩnh vực tài chính. Kiến thức CFA sẽ giúp ích rất nhiều trong những lĩnh vực sau:

  • Công ty đầu tư và quản lý quỹ;
  • Môi giới;
  • Ngân hàng đầu tư;
  • Quản lý tài sản khách hàng cá nhân;
  • Quỹ phòng ngừa rủi ro;
  • Công ty bảo hiểm.

Nếu là một sinh viên và bạn có ý định làm trong lĩnh vực tài chính, đầu tư, có thể bạn nên cân nhắc đến việc theo học CFA. Nếu bạn sắp xếp được thời gian và học phí, tấm bằng CFA sẽ là một điểm sáng trong CV.

>>> Xem thêm: Học CFA Để Làm Gì?

2. Một nền tảng tốt về tài chính

CFA được biết đến như một bằng cấp toàn cầu trong lĩnh vực tài chính đầu tư. Số lượng các ứng viên đăng ký thi CFA hàng năm ngày một tăng, điều này cho thấy tính chuyên nghiệp và kiến thức chuyên ngành của bằng cấp này. Bắt đầu với CFA, các ứng viên dự thi phải trải qua một quá trình ôn luyện kiến thức một cách khoa học và nghiêm túc. Những kiến thức xuyên suốt và trải rộng nhưng được hệ thống rõ ràng. Thay vì các nội dung hàn lâm và lẻ tẻ, rải rác, mọi thứ đều chung chung trong các môn học ở đại học, chương trình học của CFA giúp hệ thống lại toàn bộ kiến thức đó, đem đến cho bạn các kiến thức được xây dựng trên cơ sở ứng dụng trong lĩnh vực tài chính, từ cơ bản đến chuyên sâu.

Bên cạnh đó, giáo trình CFA cũng sẽ được cập nhật liên tục để luôn bắt kịp với những thay đổi và sự kiện đang diễn ra trên thế giới, vì vậy bạn sẽ luôn được tiếp cận với nguồn kinh nghiệm và các cuộc thảo luận gần đây nhất giữa các chuyên gia trong ngành. Điều này đồng nghĩa nếu bạn thi thành công CFA, bạn có thể có trong tay một nền tảng vững chắc kiến thức về tài chính.

>>> Xem thêm: Các Nguồn Tài Liệu Học Và Thi CFA Uy Tín

3. Được công nhận toàn cầu

CFA là thước đo chuẩn quốc tế về năng lực và sự liêm chính. Các CFA Charterholder sẽ có được sự tín nhiệm và tôn trọng của khách hàng và đồng nghiệp như là một căn cứ vững chắc về chuyên môn. Các học viên trên toàn thế giới đang học chung một lượng kiến thức, giáo trình,… Hiện nay, CFA Institute có mạng lưới toàn cầu với hơn 167.000 CFA Charterholder tại hơn 156 quốc gia trên thế giới.

4. Bạn không phải lựa chọn giữa CFA và MBA

Điều này tùy thuộc vào vị trí và mục đích của bạn. Nếu bạn muốn nâng cao khả năng và cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực tài chính, đặc biệt là những công việc như quản lý quỹ, M&A và chuyên viên nghiên cứu danh mục, CFA có vai trò đặc biệt quan trọng và bạn nên lựa chọn chứng chỉ này. Nếu bạn đang tìm kiếm một tấm bằng có thể thúc đẩy sự nghiệp ngoài lĩnh vực tài chính, hoặc muốn linh động trong những ngành khác nhau, MBA sẽ là một lựa chọn tốt.

Lấy được tấm bằng MBA từ một trường nước ngoài có thể tiêu tốn của bạn khoảng hơn 100.000 USD. Đối với CFA thì chi phí khiêm tốn hơn gấp nhiều, lệ phí cho mỗi kỳ thi (có tổng cộng có ba kỳ thi) nằm trong khoảng 600 đến 1.500 USD, phụ thuộc vào thời điểm đăng ký. Nếu thi trượt và phải thi lại, bạn không phải đóng phí mở tài khoản ban đầu nữa. Tất nhiên, bạn phải bỏ thêm chi phí cho các khóa học để chuẩn bị cho kỳ thi.

Đối với MBA, kỹ năng bạn đạt được sau khi hoàn thành là quản trị tổng hợp, không tập trung vào một lĩnh vực cố định. Nếu bạn muốn giao thiệp để mở rộng quan hệ và có một loạt kỹ năng để bước vào con đường kinh doanh thì nên tìm đến tấm bằng MBA. Còn đối với CFA, tấm bằng này tập trung đào tạo về kỹ năng về tài chính. Nếu bạn đi theo con đường quản lý tài chính, đầu tư và muốn thăng tiến trong ngành này thì hãy bắt đầu ngay bây giờ với chứng chỉ CFA.

5. CFA giúp bạn có một công việc tốt

CFA là một điểm sáng rất lớn trong CV của bạn. Thực tế cho thấy, để phát triển trong ngành nghề tài chính, đầu tư hầu như các bạn trẻ hiện nay thường học CFA từ thời sinh viên, ít nhất có CFA Level 1 sau khi ra trường vì tính thực tiễn và tư duy logic của CFA sẽ hỗ trợ tốt nhất cho quá trình xin việc sau đó so với các kiến thức lý thuyết mang tính học thuật trên trường.

Riêng ở Việt Nam, việc bạn có CFA chắc chắn cũng sẽ được các Công ty chứng khoán, Quỹ đầu tư đánh giá cao hơn khi đi xin việc. Một sinh viên năm 3, năm 4, mới tốt nghiệp muốn đi xin thực tập hay làm fulltime, kể cả đã có kinh nghiệm làm việc rồi hay chưa, bạn cũng sẽ có nhiều cơ hội hơn. Bởi bạn sẽ được đánh giá là nghiêm túc với con đường này vì đã đầu tư không ít thời gian, công sức, bạn có kiến thức nền tảng tương đối về tài chính, chứng khoán, và đặc biệt có lợi thế hơn khi bạn xin vào các công ty nước ngoài.

6. Mức thu nhập cao

Lương là một câu hỏi rất khó để giải đáp. Có nhiều nghiên cứu về những CFA charterholder và những mong muốn về mức lương của họ. Nhưng có thể nói, việc nắm giữ một tấm bằng CFA sẽ giúp bạn có nhiều cơ hội và lựa chọn hơn so với những người không có tấm bằng này.

So sánh giữa một chuyên viên tài chính và một chuyên viên tài chính có chứng chỉ CFA, mức lương chênh lệch lên đến 50% (theo thống kê thu nhập của học viện CFA), và họ có ưu thế trội hơn hẳn khi làm việc tại những tập đoàn tài chính lớn nhất thế giới.

Theo CFAplanet, một trang web theo dõi số liệu thống kê liên quan đến CFA, cụ thể là mức lương CFA theo năm kinh nghiệm. Theo ước tính của họ, một Charterholder với từ 1 - 4 năm kinh nghiệm trong ngành có thể kiếm được một mức lương trung bình là $78,190, những người có 5 - 9 năm kinh nghiệm kiếm trung bình $99,370. Những người có hơn 20 năm kinh nghiệm sẽ mang về một mức lương trung bình $152,122. Đây là mức lương trung bình của một CFA Charterholder tại Mỹ, có nghĩa là sẽ có nhiều người kiếm được nhiều hơn và ít hơn những con số đó. Tại Việt Nam, lương của một chuyên viên CFA Level 2 là $3.000/tháng (tất cả thu nhập đều là cố định, nếu tính thưởng và đầu tư tự doanh thì con số sẽ cao hơn nhiều).

>>> Xem thêm: Mức Lương Trung Bình Của CFA Charterholder

7. Học phí phù hợp

Theo thống kê thì học phí học CFA chỉ tương đương khoảng 30% – 50% chi phí học MBA. Cụ thể tại SAPP có giá ưu đãi từ 9 - 11 triệu đồng cho khóa CFA Level 1. Đối với một chứng chỉ chuyên môn cấp quốc tế, đó là một khoản đầu tư không hề cao. Hơn nữa, bạn cũng không phải từ bỏ công việc của mình, không giống như một số chương trình MBA học toàn thời gian. Với những người bận rộn, SAPP luôn có những lớp học vào buổi tối và cuối tuần để không ảnh hưởng đến công việc của học viên.

8. Lời kết

Dù rất khó khăn nhưng kỳ thi CFA vẫn là trào lưu trong giới tài chính. Hay nói một cách đơn giản thì CFA được dùng để đánh giá trình độ của những chuyên gia tài chính ‘cao cấp’ và được quốc tế công nhận. Bây giờ bạn đã biết những lợi ích, cơ hội hàng đầu cho ngành tài chính khi sở hữu tấm bằng CFA. Bạn còn chần chừ gì nữa, đăng ký ngay khóa học để trở thành CFA Charterholder bằng cách tham khảo các thông tin về chương trình tại SAPP Academy: Tại đây.


 

 

Đăng Ký Nhận Tư Vấn Khóa Học CFA

 

New call-to-action