Luyện thi CFA

CFA - MBA - MFin: Lối Đi Nào Phù Hợp Với Người Làm Tài Chính? - SAPP Academy

Written by SAPP Academy | Apr 13, 2020 5:24:36 AM

Học tập và đang làm việc trong lĩnh vực Tài chính - Đầu tư, bạn khát vọng thăng tiến và bước đi vững chắc trên con đường trở thành những chuyên gia cấp cao? Hãy cùng SAPP phân tích 3 văn bằng về Tài chính được nhiều người quan tâm và thảo luận nhất hiện nay: Chứng chỉ CFA, MBA và Thạc sĩ Tài chính.

Tóm tắt nội dung bài viết:

1. Tổng quan về tấm bằng CFA, MBA, MFin (Thạc Sĩ Tài Chính)
2. So sánh 3 tấm bằng CFA, MBA, MFin (Thạc Sĩ Tài Chính)
3. CFA - MBA - MFin, tấm bằng nào phù hợp với định hướng về tài chính của bạn?
Lời kết

 

1. Tổng quan về tấm bằng CFA, MBA, MFin (Thạc Sĩ Tài Chính)

 

CFA

MBA

MFin

Tổng quan

- CFA - Chartered Financial Analyst - Phân tích đầu tư tài chính

- CFA do Hiệp hội CFA Hoa Kỳ cung cấp. 

- Là chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế, tiêu chuẩn đánh giá năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp trong giới Phân tích - Tài chính - Đầu tư.

- MBA - Master of Business Administration - Thạc sĩ Quản trị kinh doanh

- Có nguồn gốc từ Mỹ.

- Là bằng thạc sĩ chuyên ngành quản trị kinh doanh.

- MFin - Master in Finance - Thạc sĩ tài chính

- Có nguồn gốc từ Mỹ.

- Là bằng thạc sĩ được thiết kế để giúp cho sinh viên sau khi tốt nghiệp có thêm hiểu biết và kỹ năng cho các nghề như phân tích tài chính, quản lý đầu tư và tài chính của công ty.

Nội dung đào tạo

Chương trình học CFA, được chia thành 3 level:

- Level 1 cung cấp những kiến thức và khái niệm nền tảng trong lĩnh vực tài chính; 

- Level 2 tập trung vào mảng phân tích tài chính và các kiến thức sẽ ở mức độ sâu và khó hơn; 

- Level 3 tập trung vào các kiến thức và kỹ năng cấp chiến lược giúp lên kế hoạch và quản lý danh mục đầu tư hiệu quả. 

- Các môn học bắt buộc đa dạng như: kế toán, kinh tế học, tài chính, marketing, quản trị nhân lực, hoạt động tổ chức, phân tích định lượng, kế hoạch chiến lược, quản lý hoạt động, luật kinh doanh, đạo đức kinh doanh, kết cấu công ty và quản lý tổ chức, Luật.

- Các môn tự chọn: tùy vào nhu cầu học tập thực tế của mình, các học viên được tự do lựa chọn một số môn học

- Tập trung vào phân tích đầu tư, tài chính doanh nghiệp và quản lý tài chính hay kế toán quản lý.

- Môn học thường kết thúc với một số chủ đề nâng cao, có thể là các chủ đề được tổng hợp lại hoặc được ứng dụng - chẳng hạn như quản lý danh mục đầu tư, mô hình tài chính, sáp nhập và mua lại và lựa chọn thực tế.

Bảng 1: Tổng quan về 3 văn bằng CFA, MBA, MFin

Nhìn vào bảng tổng quan này, bạn có thể thấy:

- CFA tập trung vào việc nâng cao các kỹ năng quản lý đầu tư thực tế bao gồm phân tích đầu tư, quản lý danh mục đầu tư, phân bổ tài sản và tài chính doanh nghiệp. 

- MBA tập trung vào các kỹ năng quản lý kinh doanh tổng thể như Marketing, hoạt động tổ chức, tài chính, nhân sự…

- MFin cung cấp những kiến thức chuyên sâu hơn về các lĩnh vực trong ngành tài chính từ chương trình đại học. Chương trình này thiên về nghiên cứu học thuật nhiều hơn ứng dụng thực tế.

2. So sánh 3 tấm bằng CFA, MBA, MFin (Thạc Sĩ Tài Chính)

 

CFA

MBA

MFin

Kỹ năng đạt được

Kỹ năng và kiến thức thực tế chuyên sâu về phân tích tài chính và quản lý đầu tư

Kỹ năng về quản lý kinh doanh tổng thể

Kỹ năng và kiến thức học thuật chuyên sâu về tài chính bổ sung từ chương trình đại học

Thời gian hoàn thành

Trung bình 300h để hoàn thành 1 cấp độ

Thời gian 2 năm để hoàn tất chương trình

Thời gian 1,5 - 2 năm để hoàn tất chương trình

Cấp độ học

10 môn học cố định trong 3 cấp độ:

+ Level 1: Nền tảng tài chính;

+ Level 2: Phân tích tài chính;

+ Level 3: Quản lý danh mục đầu tư và lên kế hoạch hiệu quả.

+ Giai đoạn 1: Nền tảng quản lý;

+ Giai đoạn 2: Chuyên sâu quản lý;

+ Giai đoạn 3: Vận dụng kiến thức vào thực tế.

+ Giai đoạn 1: Các môn học chuyên ngành nền tảng;

+ Giai đoạn 2: Các môn học chuyên ngành nâng cao.

Chi phí

- Chi phí học và tài liệu

- Phí thi:

+ Phí mở tài khoản lần đầu: 350$ 

+ Lệ phí: Đóng sớm ($940); Đóng chuẩn ($1,250). 

Học phí:

- MBA phổ thông tại VN: 50 - 70 triệu đồng;

- MBA chuẩn quốc tế tại VN: 200 - 300 triệu đồng;

- MBA tại nước ngoài (tùy thuộc mỗi quốc gia): 450 - 600 triệu đồng.

- Lệ phí nộp hồ sơ: 200.000 đồng;

- Học phí (tham khảo chương trình của ĐH Massey - New Zealand tại Việt Nam):

+ Năm 1: 69 triệu đồng;

+ Năm 2 tại New Zealand: 30,730 NZD;

+ Năm 2 tại Việt Nam: 253 triệu đồng.

Hình thức học

 

Học tại trung tâm/Tự học tại Việt Nam.

Học tại trường với 2 hình thức: toàn thời gian hoặc bán thời gian.

Cần phải tham dự đủ số buổi học quy định trước khi tham dự kỳ thi.

Học tại trường với hình thức toàn thời gian hoặc bán thời gian.

Cần phải tham dự đủ số buổi học quy định trước khi tham dự kỳ thi. 

Nghề nghiệp tương lai

Những công việc quản lý đầu tư:

Nhà quản lý danh mục đầu tư;

Nhà phân tích nghiên cứu;

Nhà phân tích ngân hàng đầu tư;

Nhà phân tích tài chính doanh nghiệp;

Tư vấn tài chính;

Khối nguồn vốn;

Quản lý quỹ;

Quản lý tài sản;

Quản trị rủi ro;

...

Những công việc quản lý chung:

Dịch vụ tài chính;

Sản phẩm tiêu dùng;

Giáo dục/Chính phủ;

Năng lượng;

Tư vấn;

Chế tạo/Hóa học;

Phương tiện truyền thông/Giải trí/Thể thao;

Công nghệ;

...

Nhà hoạch định;

Phân tích;

Tư vấn tài chính;

... 

Tỷ lệ đỗ

CFA Level 1: 41%

CFA Level 2: 44%

CFA Level 3: 53%

MBA năm 1: 95%

MBA năm 2: 90%

95%

Hệ thống môn học

Tập trung vào lĩnh vực tài chính (10 môn):

- Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp

- Phương pháp định lượng

- Kinh tế học

- Phân tích báo cáo tài chính

- Tài chính doanh nghiệp

- Đầu tư vốn cổ phần

- Thu nhập cố định

- Công cụ phái sinh

- Đầu tư thay thế

- Quản lý danh mục đầu tư

Không tập trung vào một lĩnh vực cố định (các môn học tùy từng trường đưa ra):

- Tài chính

- Marketing

- Nhân lực

- Quản lý hoạt động

- Công nghệ thông tin

- Kinh doanh quốc tế

...

Tập trung vào lĩnh vực tài chính (các môn học tùy từng trường đưa ra):

- Lý thuyết tài chính

- Toán học

- Tài chính định lượng

- Đầu tư

- Thị trường

- Phân tích và báo cáo tài chính

- Định giá

...

Mức lương

Trung bình khoảng $102,450

Trung bình khoảng $81,350

Trung bình khoảng $78,000

Điều kiện hoàn thành

- Điều kiện đầu vào: 

+ Không yêu cầu kinh nghiệm

- Điều kiện hoàn thành:

+ Vượt qua lần lượt 3 cấp độ

+ Tích lũy đủ 4 năm kinh nghiệm làm việc có liên quan tới đầu tư (trước, trong hoặc sau khi thi)

+ Đăng ký trở thành hội viên của viện CFA

+ Trở thành CFA Charterholder

- Có bằng cử nhân của từng ngành học.

- Có trường đòi hỏi ít nhất 2 năm kinh nghiệm làm việc lĩnh vực bất kỳ trước khi học.

- Đạt chứng chỉ IELTS/TOEFL.

- 1 số trường yêu cầu phải thi GMAT.

- Tổng số tín chỉ học là 48, trong đó có 18 tín chỉ chuyên ngành.

- Có bằng cử nhân của ngành tài chính.

- Nếu bằng cử nhân không phải ngành tài chính thì có thể học thêm ít nhất 24 tín chỉ.

- Không cần kinh nghiệm trước khi học.

- Đạt chứng chỉ IELTS.

- 1 số trường yêu cầu phải thi GMAT/GRE.

- Tổng số tín chỉ học là 36, trong đó có 30 tín chỉ chuyên ngành tài chính.

Chứng chỉ nhận được khi hoàn thành 

- Chứng chỉ CFA được trao bởi Viện CFA Hoa Kỳ

- Được miễn giảm 3 Chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán trong tổng số 07 chứng chỉ

- Bằng MBA được trao bởi trường đào tạo

- Không được miễn chứng chỉ gì

- Bằng MFin được trao bởi trường đào tạo

- Không được miễn chứng chỉ gì

Phạm vi công nhận

Toàn cầu

Tùy vào danh tiếng của trường đào tạo

Tùy vào danh tiếng của trường đào tạo

Bảng 2: So sánh 3 tấm bằng CFA, MBA, MFin

Nhìn vào bảng so sánh này, bạn có thể thấy:

- CFA không yêu cầu đầu vào và kinh nghiệm của học viên, bạn không cần phải có bảng điểm đẹp, không cần xin thư giới thiệu, không cần mất thời gian gửi hồ sơ đến các trường cao học như MBA hay MFin, bất kỳ ai cũng có thể học CFA.

- Lấy bằng MBA từ một trường “có tiếng” tiêu tốn của bạn khoảng 600 triệu đồng hay với MFin cũng tiêu tốn tới 300 triệu đồng. Đối với CFA thì khác, lệ phí cho mỗi kỳ thi (có tổng cộng có ba kỳ thi) nằm trong khoảng $1,150 đến $1,900, phụ thuộc vào thời điểm đăng ký. Nếu tính tổng cả học phí khi học CFA tại SAPP Academy lẫn lệ phí thi 3 cấp độ thì bạn chỉ mất từ 97 triệu đến 150 triệu đồng.

- Có hai cách để lấy bằng MBA và MFin: học chương trình toàn thời gian và bán thời gian. Tuy nhiên khi tham gia khóa học toàn thời gian, sinh viên phải tập trung cho việc học và không thể đi làm trong vòng 18-36 tháng tới. Vì thế các chương trình này thường phổ biến nhất với các sinh viên trẻ, những người mới vừa có bằng cử nhân và có thể đủ khả năng để học toàn thời gian tại trường. Còn CFA sẽ linh động thời gian học cho bạn, tại SAPP Academy, bạn hoàn toàn có thể học vào các buổi tối hoặc cuối tuần nếu muốn dành thời gian đi học hoặc đi làm tích lũy kinh nghiệm.

- Tỷ lệ đỗ của CFA thấp chính vì vậy khiến cho các nhà tuyển dụng tin tưởng và đánh giá cao nỗ lực và sự cam kết theo ngành nghề của các ứng viên. Theo thống kê của ĐH Lancaster, trong ngành tài chính, CFA hiện có tầm ảnh hưởng lớn hơn so với MBA và MFin.

- CFA là chứng chỉ được công nhận toàn cầu, sở hữu tấm bằng này giúp bạn có 1 tiếng nói chung với dân tài chính, ngân hàng trên toàn thế giới. Còn đối với MBA và MFin cũng là 2 tấm bằng được công nhận nhưng sẽ phụ thuộc vào danh tiếng của trường mà bạn theo học.

- Người có chứng chỉ CFA nhận được mức lương trung bình khoảng $102,450, cao hơn nhiều so với mức lương trung bình $81,350 của người có bằng MBA và mức lương trung bình $78,000 của người có bằng MFin.

- Những người đã làm việc trong lĩnh vực tài chính, đầu tư thường đi học MBA sau khi đi làm 2 – 3 năm kinh nghiệm để tính hiệu quả của MBA với nghề nghiệp cao hơn. Trong khi đó để phát triển trong ngành nghề tài chính, đầu tư hầu như các bạn trẻ hiện nay thường học CFA từ thời sinh viên, ít nhất có CFA Level 1 sau khi ra trường vì tính thực tiễn và tư duy logic của CFA sẽ hỗ trợ tốt nhất cho quá trình ứng tuyển các vị trí so với các kiến thức lý thuyết mang tính học thuật như ở trên trường.

 

 

3. CFA - MBA - MFin, tấm bằng nào phù hợp với định hướng về tài chính của bạn?

Tùy theo mục tiêu và định hướng về ngành nghề trong tương lai của bạn, bạn sẽ có sự lựa chọn phù hợp cho bản thân.

MBA phù hợp hơn với những bạn có định hướng quản lý. Nhân sự sở hữu MBA được trang bị một số kỹ năng cần thiết và kiến thức rộng hơn bao gồm nhiều khía cạnh của quản trị kinh doanh như tài chính, Marketing, kế toán, nhân lực, hoạt động tổ chức, hoạt động kinh doanh... 

Đối với những học viên đang tìm một chương trình học chuyên sâu học thuật về tài chính thì Thạc sĩ Tài chính (MFin) là sự lựa chọn thích hợp. Chương trình MFin sẽ tập trung nghiên cứu học thuật và hầu hết chương trình học được bổ sung từ các kiến thức ở trường đại học.

Nếu bạn muốn gây dựng sự nghiệp trong ngành Tài chính, CFA là chứng chỉ quản lý đầu tư có uy tín được công nhận trên toàn cầu bởi tính ứng dụng cao trong thực tiễn. Tấm bằng CFA cũng giúp bạn nâng cao kiến thức về đầu tư và hơn nữa còn thêm một điểm cộng sáng chói trong CV ứng tuyển. Điều này được chứng minh bởi thực tế có tới 31.000 doanh nghiệp trên toàn thế giới sử dụng CFA để đưa ra quyết định tuyển dụng và thăng chức. Hơn nữa, điều kiện thành lập Quỹ Đầu Tư ở Việt Nam là có CFA Level 2 trong hàng ngũ nhân viên điều hành. Sau khủng hoảng xin giấy phép quỹ khó thì CFA Level 2 trở lên đối với công tác mở quỹ là rất lợi thế.

Lời kết

Việc lựa chọn chương trình học phù hợp là một quyết định khó khăn mặc dù cả ba chương trình CFA - MBA - MFin đều mang đến cho người học những nền tảng chuyên môn để phát triển. Tất nhiên, tấm bằng nào cũng có ưu nhược điểm của nó, nhưng lựa chọn của bạn nên phù hợp với kế hoạch nghề nghiệp và bạn đang ở nấc thang nào của sự nghiệp.

Với định hướng Dịch vụ hoàn hảo và Nền tảng học thuật xuất sắc, SAPP Academy - Học viện đào tạo CFA uy tín hàng đầu, từ việc chọn lựa giảng viên 100% CFA Charterholder, nghiên cứu ấn phẩm tài liệu độc quyền pass CFA chuẩn và liên tục tổ chức các chương trình học bổng cùng kết nối với các doanh nghiệp tài chính lớn…, luôn cố gắng cung cấp chất lượng dịch vụ tốt nhất với các học viên. Bạn đang quan tâm về chương trình CFA hãy liên hệ ngay SAPP để được hỗ trợ cụ thể về định hướng nghề nghiệp ngành tài chính nhé!