<img height="1" width="1" style="display:none" src="https://www.facebook.com/tr?id=990286321845477&amp;ev=PageView&amp;noscript=1">

Bên Bán Và Bên Mua: So Sánh Những Con Đường Nghề Nghiệp Của Nhà Phân Tích Nghiên Cứu

Bên Bán Và Bên Mua: So Sánh Những Con Đường Nghề Nghiệp Của Nhà Phân Tích Nghiên Cứu

Nhà phân tích nghiên cứu (Research Analyst), mặc dù chức danh này thường thấy trong lĩnh vực đầu tư, nhưng nhiệm vụ của nó có thể xuất hiện ở tất cả các ngành khác nhau. Có 2 loại nhà phân tích nghiên cứu hoạt động trong ngành đầu tư là bên bán và bên mua. Mỗi loại chuyên biệt trong việc nghiên cứu, phân tích và ra các báo cáo nhắm đến các đối tượng khách hàng và con đường thăng tiến khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin hữu ích để hiểu rõ hơn về bên mua, bên bán và con đường sự nghiệp của hai loại nhà phân tích nghiên cứu này.

1. Thế nào là một nhà phân tích nghiên cứu?

Họ là những người sẽ đi thu thập thông tin thị trường kết hợp cả nghiên cứu và cố vấn, giúp các doanh nghiệp đưa ra quyết định và các hành động kinh doanh trong cả ngắn hạn và dài hạn. Là một nhà phân tích nghiên cứu, bạn phải là một chuyên gia am hiểu thật sự về ngành mà bạn đang theo dõi. 

Nếu là trong ngành đầu tư thì nhà phân tích nghiên cứu là người chuẩn bị các báo cáo điều tra về chứng khoán cổ phiếu. Các nghiên cứu được tiến hành bởi nhà phân tích nghiên cứu nhằm mục đích tìm hiểu, đánh giá, kiểm tra và xem xét lại các sự kiện, nguyên lý hoặc lý thuyết. Báo cáo mà nhà phân tích chuẩn bị có thể bao gồm phân tích chuyên sâu cổ phiếu công ty hoặc phân tích ngành mà các công ty đó đang hoạt động.

2. Nhà phân tích nghiên cứu cần có những kiến thức, kỹ năng gì?

Công việc chính của một nhà phân tích nghiên cứu là làm việc với các con số cũng như dữ liệu, vì thế, ngoài kiến thức chuyên sâu về tài chính (với những bằng cấp được công nhận như CFA - Phân tích đầu tư tài chính) thì kỹ năng thành thạo Excel là một điều rất quan trọng. Khả năng viết tốt cũng là một điểm cộng tô sáng CV cho một nhà phân tích nghiên cứu tiềm năng. Nhưng trên hết, sự chính xác và tập trung đến từng chi tiết là những yêu cầu cao nhất mà một nhà phân tích nghiên cứu cần có, hơn là khả năng “tô vẽ với những con chữ”. 

3. Phân biệt nhà phân tích bên bán (Sell side) và nhà phân tích bên mua (Buy side)

Nhà phân tích bên bán hoạt động phổ biến nhất hiện nay. Các công ty môi giới chứng khoán và ngân hàng đầu tư tuyển dụng họ để phân tích các công ty, viết các báo cáo nghiên cứu chuyên sâu, tiến hành nghiên cứu sơ cấp. Những báo cáo này được sử dụng để bán ý tưởng đến các khách hàng cá nhân hoặc các định chế tài chính. Một báo cáo của bên bán tốt phải trình bày phân tích chi tiết về các lợi thế cạnh tranh của công ty, khả năng lãnh đạo và chuyên môn của ban giám đốc, cách doanh nghiệp đang hoạt động, và định giá chứng khoán công ty đó so với các công ty đối thủ trong ngành hoặc toàn ngành. 

Các nhà phân tích bên mua được các công ty quản lý quỹ tuyển dụng. Giống như các nhà phân tích bên bán, nhiệm vụ của họ là tập trung phân tích một vài ngành cụ thể, các cổ phiếu trong các ngành đó và đưa ra khuyến nghị mua/bán. 

Tuy nhiên, các nhà phân tích bên mua khác các nhà phân tích bên bán ở 3 điểm: họ phụ trách nhiều cổ phiếu hơn (30-40 cổ phiếu), các báo cáo họ trình bày ngắn gọn hơn (thông thường chỉ từ 1-2 trang), và các báo cáo này chỉ duy nhất các nhà quản lý danh mục của quỹ mới có thể tiếp cận. Các nhà phân tích bên mua có thể phụ trách nhiều cổ phiếu hơn các nhà phân tích bên bán bởi họ có quyền tiếp cận với các báo cáo bên bán. Họ còn có cơ hội tham gia nhiều hội thảo về ngành, lĩnh vực mà các công ty bên bán tổ chức.

4. Con đường sự nghiệp của nhà phân tích nghiên cứu nào phù hợp với bạn?

Cả hai nghề nghiệp phân tích bên mua và bên bán đều có thể sinh lời, uy tín và bổ ích. Con đường phù hợp với bạn hoàn toàn phụ thuộc vào định hướng công việc về tài chính của bạn.

Chức năng công việc

Chức năng công việc không thay đổi đáng kể khi bắt đầu sự nghiệp giữa bên mua và bên bán, nhưng chúng bắt đầu thay đổi nhiều hơn khi bạn thăng tiến. Về phía bên bán, các chức năng công việc vẫn tập trung nhiều vào mô hình và phân tích tài chính, nhưng cũng kết hợp với báo cáo và đưa ra ý kiến ​​đầu tư. Ngược lại, các công việc bên mua có thay đổi nhiều khi thăng tiến. Ví dụ, các chủ ngân hàng đầu tư có nhiều cơ hội hơn để làm việc trong các thương vụ mua bán và sáp nhập cũng như các giao dịch khác.

Sự công nhận

Có nhiều cơ hội tiềm năng để được công nhận khi bắt đầu sự nghiệp của bạn ở bên bán hơn là bên mua. Việc ghi tên mình vào các báo cáo nghiên cứu có thể giúp bạn xây dựng tên tuổi vững chắc cho mình vì chúng thường được công khai cho khách hàng và các phương tiện truyền thông. Khi bạn trở nên chuyên nghiệp ở phía bán, bạn có thể trở thành một chuyên gia cấp cao trong lĩnh vực của bạn.

Về phía bên mua, có rất ít cơ hội để được công nhận ở giai đoạn đầu của sự nghiệp. Tuy nhiên, khi bạn dần dần thăng tiến, bạn sẽ nhận được nhiều cơ hội rõ rệt, đặc biệt nếu bạn thực hiện các giao dịch lớn, bạn sẽ trở nên đáng tin cậy.

Những cơ hội để thăng tiến

Có nhiều cơ hội thăng tiến trong công việc bên mua và bên bán. Tuy nhiên, các công việc bên mua nhìn chung có một lộ trình rõ ràng hơn. Về phía bên mua, lộ trình thường đi từ nhà phân tích (2 đến 3 năm), chuyên gia (3 năm trở lên), giám đốc hoặc giám đốc điều hành hoặc phó giám đốc.

Con đường sự nghiệp của bên bán thường đi từ chuyên gia, nhà phân tích, nhà phân tích cấp cao, phó giám đốc hoặc giám đốc nghiên cứu. Tuy nhiên, thời gian và lộ trình ít được xác định hơn ở phía bán. Có thể khó khăn hơn để thăng tiến trong các vai trò nhà phân tích này vì họ không thực hiện giao dịch với khách hàng và quản lý các mối quan hệ như nhà phân tích bên mua làm.

5. Làm thế nào để trở thành nhà phân tích nghiên cứu?

Điều đầu tiên bạn phải đáp ứng được là việc hoàn thành chương trình đại học với chuyên ngành liên quan. Điều này có lẽ không có gì ngạc nhiên, nhưng các công ty hầu hết tìm kiếm các nhà phân tích nghiên cứu có bằng tốt nghiệp về tài chính, kế toán hoặc kinh doanh từ các trường đại học nổi tiếng. Trước, trong và sau khi tốt nghiệp, bạn cũng nên tìm kiếm những cơ hội thực tập nhằm lấy thêm kinh nghiệm để làm đẹp CV của bạn.

Điều quan trọng tiếp theo là bạn phải trau dồi các kỹ năng mềm như giải quyết vấn đề và giao tiếp. Các nhà phân tích nghiên cứu giỏi nhất có sự kết hợp của các kỹ năng mềm này, cũng như các kỹ năng phân tích và nghiên cứu kỹ thuật.

Thêm nữa, để có điểm cộng sáng giá khi ứng tuyển vào lĩnh vực này, bạn nên bổ sung chứng chỉ về chuyên môn. Chứng chỉ được lựa chọn nhiều nhất chính là CFA - Phân tích đầu tư tài chính. Kiến thức bạn có được khi học xong chứng chỉ này là rất quan trọng để thực hiện các nhiệm vụ hàng ngày của một nhà phân tích nghiên cứu. Đầu tiên, nó sẽ nâng cao kiến ​​thức và kỹ năng phân tích, định giá của bạn. Thứ hai, CFA sẽ giúp các nhà tuyển dụng thấy được tiềm năng, khả năng của bạn trong việc đảm nhận và vượt qua những thử thách nghề nghiệp, cũng như sự cống hiến, cam kết của bạn đối với việc đầu tư thời gian và tiền bạc cho sự phát triển sự nghiệp của mình.

>>> Đọc thêm: 

Lời kết

Tóm lại, bạn hãy ưu tiên việc học và tìm kiếm cơ hội để hiểu sâu hơn về ngành và nghề của mình. Khi bạn mới bắt đầu sự nghiệp, việc tìm một người cố vấn sẵn lòng hoặc một nhà phân tích nghiên cứu có kinh nghiệm trong công ty của bạn, những người có thể trả lời các câu hỏi của bạn là điều vô cùng quý giá. Hiểu rõ về ngành bạn đảm nhận và các yếu tố ảnh hưởng đến nó, là yếu tố quan trọng để trở thành một nhà phân tích nghiên cứu hiệu quả. 

Đừng quên SAPP Academy hiện đang là học viện đào tạo chứng chỉ CFA hàng đầu tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Với định hướng "Dịch vụ hoàn hảo" và "Nền tảng học thuật xuất sắc", SAPP tự tin về chất lượng đào tạo giúp bạn chinh phục CFA nhanh nhất. Hãy bắt đầu chương trình học CFA tại SAPP ngay hôm nay để có bước khởi đầu hoàn hảo cho sự nghiệp chuyên gia phân tích nghiên cứu!


 

Đăng Ký Nhận Tư Vấn Khóa Học CFA

 

New call-to-action