<img height="1" width="1" style="display:none" src="https://www.facebook.com/tr?id=990286321845477&amp;ev=PageView&amp;noscript=1">

Dân Tài Chính - Ngân Hàng Cần Trang Bị Những Gì Để Nổi Bật Hơn Trong Mắt Nhà Tuyển Dụng?

Dân Tài Chính - Ngân Hàng Cần Trang Bị Những Gì Để Nổi Bật Hơn Trong Mắt Nhà Tuyển Dụng?

Một trong những thách thức lớn của ngành Tài chính - Ngân hàng Việt Nam hiện nay là khan hiếm nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là các chuyên gia có bằng cấp quốc tế. Chính vì vậy, sinh viên ngành Tài chính - Ngân hàng và những người đang quan tâm tới lĩnh vực này cần chuẩn bị kỹ lưỡng để nổi bật hơn trong mắt nhà tuyển dụng. Đừng bỏ lỡ những cẩm nang mà SAPP tổng hợp giúp bạn dưới đây nhé.

1. Xin việc ngành Tài chính - Ngân hàng có thể làm ở đâu?

Bạn quan tâm tới ngành Tài chính - Ngân hàng có thể tham gia ứng tuyển tại các đơn vị, doanh nghiệp như:
- Ngân hàng thương mại, ngân hàng nhà nước: VietinBank, BIDV, VIB, Agribank, Vietcombank, ACB, Tecombank, MBBank…
- Các công ty chứng khoán, tổ chức tín dụng phi ngân hàng: SSI, HSC, VNDIRECT, MBS, ACBS, Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội....
- Các công ty kiểm toán, quỹ đầu tư: Deloitte, PwC, KPMG, Ernst & Young, VPH, FCN, VEH, Manulife Progressive Fund,...
- Ngoài ra, bạn có thể làm việc tại cục thuế, hải quan, quỹ tín dụng, đầu tư bất động sản, bảo hiểm,… hoặc có thể trở thành các giảng viên đại học trong lĩnh vực Tài chính Ngân hàng.

2. Bí quyết xin việc làm ngành Tài chính - Ngân hàng thành công

2.1. Trau dồi các kỹ năng cần thiết, đặc biệt là kỹ năng mềm

Đòi hỏi từ phía nhà tuyển dụng cho thấy chỉ có kỹ năng chuyên môn thôi là không đủ. Bằng tốt nghiệp chỉ là tấm vé giúp bạn bước qua cánh cửa đầu tiên của vòng sơ loại hồ sơ, nhưng để đi sâu vào phần thi viết và phỏng vấn trực tiếp bạn cần tạo nhiều điểm nhấn hơn với nhà tuyển dụng.

Những kỹ năng, kiến thức và mối quan tâm sau đây chắc chắn có ích cho những bạn sắp ứng tuyển vào ngành Tài chính - Ngân hàng:

  • Kỹ năng giải quyết vấn đề và tư duy logic;
  • Hiểu báo cáo tài chính, chiến lược kinh doanh và mối liên hệ giữa cả hai;
  • Quan tâm tới thị trường tài chính và nền kinh tế;
  • Kỹ năng giao tiếp;
  • Kỹ năng tiếp thị;
  • Khả năng về ngoại ngữ (chủ yếu là đọc và nói);
  • Ưa thích làm việc với người khác, kĩ năng làm việc nhóm;
  • Thích học hỏi những điều mới mẻ;
  • Đạo đức nghề nghiệp cao;
  • Kỹ năng lãnh đạo;
  • Kỹ năng tính toán, phân tích tốt;
  • Kỹ năng máy tính như Excel, PowerPoint, Access, PivotTable hay VBA.

2.2. Thực tập tại các công ty chứng khoán, kiểm toán, quỹ đầu tư, ngân hàng để tích lũy kinh nghiệm

Thực tập tại công ty chuyên ngành là yêu cầu bắt buộc của các trường đại học/cao đẳng, mục đích là giúp các sinh viên va chạm với thực tế. Khoảng thời gian này rất bổ ích để sinh viên tìm hiểu môi trường, tác phong và công việc chuyên môn. Bạn nên chú trọng tìm tòi và học hỏi:

Một là những văn bản về quy trình, quy định, hướng dẫn, sản phẩm/dịch vụ liên quan đến nghiệp vụ chính mà bạn hướng đến. Bạn sẽ thấy lý thuyết học được và thực tiễn đi làm sẽ có nhiều khác biệt, như vậy bạn sẽ không quá bỡ ngỡ khi trao đổi với các nhà tuyển dụng về công việc thực tế.

Hai là công việc, nhiệm vụ cụ thể của từng phòng ban, từng chức danh. Điều này giúp bạn hiểu và ứng tuyển vào các vị trí phù hợp trong công ty tuyển dụng sau khi ra trường.

Và ba là chủ động xin tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, cuộc thi nội bộ do nơi bạn thực tập tổ chức. Từ đó, bạn sẽ được công ty đánh giá cao và tạo cơ hội tốt hơn khi tham gia tuyển dụng.

>>> Xem thêm: Tổng Hợp Những Vị Trí Việc Làm Hấp Dẫn Dành Cho Sinh Viên Tài Chính

2.3. Có chứng chỉ chuyên môn về Tài chính - Ngân hàng

Ngoài tấm bằng cử nhân kinh tế do trường đại học cấp khi sinh viên hoàn thành 4 năm đại học, các bạn sinh viên thuộc ngành Tài chính - Ngân hàng có thể học lấy chứng chỉ quốc tế nếu muốn có cơ hội thăng tiến nhanh hơn. 

Ngay từ khi Việt Nam tham gia vào TPP thì các “chuyên gia tài chính” đang là một từ khóa rất hot, là mục tiêu tranh giành của các công ty chứng khoán, quỹ đầu tư hay ngân hàng lớn trong nước và quốc tế. Chứng chỉ CFA (Chartered Financial Analyst) chính là cách để bạn khẳng định khả năng của mình. Nó là tiêu chuẩn vàng đánh giá đạo đức và năng lực của các chuyên gia tài chính, đồng thời được hơn 31.000 doanh nghiệp trên toàn thế giới dùng để ra quyết định tuyển dụng và thăng chức.

CFA được cấp bởi Hiệp hội CFA Hoa Kỳ, mang đến cơ hội phát triển nghề nghiệp trong lĩnh vực đầu tư với mức lương khủng tới 440.000.000 VNĐ/năm (công ty đầu tư và quản lý quỹ, môi giới, ngân hàng đầu tư, quản lý tài sản khách hàng cá nhân, quỹ phòng ngừa rủi ro, công ty bảo hiểm) bạn sẽ có được kiến thức mang tầm quốc tế và khả năng ứng dụng cao khi vượt qua chương trình đào tạo CFA.

Các môn học trong chương trình CFA theo các nhóm chủ đề như sau:

  • Investment analysis (Công cụ dùng để phân tích cho quyết định đầu tư): Quantitative methods, Economics, Corporate Finance, Financial Reporting and Analysis;
  • Investment tools (Những công cụ/ Những sản phẩm tài chính bạn có thể đầu tư): Equity Investments, Fixed Income, Derivatives, Alternative Investments;
  • Investment management (Quản lý danh mục đầu tư sao cho hiệu quả nhất): Portfolio management and Wealth Planning;
  • Investment code of conduct (Đảm bảo mọi hoạt động kiếm tiền của bạn đúng pháp luật): Ethical and Professional Standards.

2.4. Viết CV xin việc

Khi viết CV ứng tuyển ngành tài chính ngân hàng, bạn cần lưu ý những nội dung sau:

Thứ nhất, phân loại, sắp xếp thông tin một cách rõ ràng, có tổ chức. Điều này thể hiện bạn là người cẩn thận, làm việc khoa học – đây là tố chất quan trọng của những người làm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.

Thứ hai, hãy liệt kê những vị trí thực tập hay kinh nghiệm đã từng làm trong các lĩnh vực như đầu tư, tài chính, ngân hàng, kinh doanh hay những hoạt động ở câu lạc bộ học thuật chuyên môn… Nếu là sinh viên nên kinh nghiệm thực tiễn sẽ khá ít, sẽ không có nhiều “đất diễn” cho bạn, thay vào đó hãy nhớ lại các chương trình/cuộc thi về Tài chính - Ngân hàng bạn đã từng tham gia trong suốt thời gian tại giảng đường và chú ý tập trung viết phần này càng nhiều càng tốt. Đây sẽ điểm cộng hoàn hảo cho CV của bạn.

thứ ba là nên nhớ mọi thông tin trong CV đều phải chính xác, đặc biệt chú trọng đến lỗi chính tả và lỗi đánh máy văn bản. Chỉ với một lỗi nhỏ bạn có thể bị đánh giá là cẩu thả và gây ấn tượng không tốt đến người sơ khảo CV. Các vị trí trong ngân hàng hay công ty tài chính đều yêu cầu độ chính xác cao, không có sai lệch.

2.5. Kinh nghiệm phỏng vấn khi ứng tuyển ngành tài chính ngân hàng

Xin việc làm ngành tài chính ngân hàng luôn là một chiến trường khốc liệt với tỷ lệ chọi cao, nhất là với sinh viên mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn. Để thu hút nhà tuyển dụng, bạn có thể tham khảo những nội dung sau:

Đầu tiên, hãy chuẩn bị bài giới thiệu về bản thân ngắn gọn, súc tích nhưng bao gồm đủ thông tin cơ bản về kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng và điểm mạnh của bạn. Luyện tập nói bài giới thiệu này một cách trôi chảy và tự nhiên, nó sẽ giúp bạn tăng phần tự tin trước khi bước vào cuộc phỏng vấn và tạo ấn tượng tốt cho người đối diện.

Hai là, những câu hỏi về chuyên môn thường là nội dung làm khó bạn nhất, hãy tham khảo một số câu hỏi thường gặp và tập xử lý chúng để phản ứng tốt, như:

- Tại sao bạn lại chọn ngân hàng/công ty tài chính này thay vì đơn vị khác?

- Tại sao bạn lại chọn công việc này?

- Điểm yếu của bạn là gì?

- Xử lý tình huống thực tế do nhà tuyển dụng đưa ra. 

Ba là, khi ứng tuyển vào các công ty tài chính hay ngân hàng, bạn cần phải chú ý tới trang phục công sở đúng đắn, tốt nhất là chân váy đen và áo sơ mi trắng hoặc xanh đối với nữ, quần tây đen và áo sơ mi trắng đối với nam để thể hiện sự chuyên nghiệp.

>>> Xem thêm: Bộ Finance Package - Cẩm nang tuyển dụng ngành tài chính

Lời kết

Tham gia nhiều cuộc phỏng vấn sẽ giúp bạn tích lũy kinh nghiệm nhiều hơn, đừng vì bị từ chối ở công ty này mà nản lòng dừng lại. Muốn vượt qua bất kỳ thử thách nào, chúng ta cũng cần giáp mặt với nó và trải nghiệm nó. Đừng quên SAPP đang tuyển sinh khóa học CFA (Chartered Financial Analyst) khai giảng tháng 06/2020 bạn nhé: 100% giảng viên là CFA Charterholder; Cam kết chất lượng đầu ra; Hỗ trợ tài liệu độc quyền pass CFA chuẩn; Miễn phí thủ tục đăng ký thi. Đăng ký ngay để bắt đầu hành trình trở thành chuyên gia phân tích đầu tư tài chính bạn nhé! 


 

Đăng Ký Nhận Tư Vấn Khóa Học CFA

 

New call-to-action