Các Kỳ Tuyển Dụng BIG4
- Posted by SAPP Academy
- Categories tuyển dụng BIG4, ứng tuyển BIG4
- Date tháng hai 14, 2019
- Comments 0 Comments
BIG4 là tên gọi của bốn doanh nghiệp cung cấp lĩnh vực Kiểm toán - Cố vấn - Tài chính gồm: EY, Deloitte, KPMG và PwC. Hằng năm BIG4 mang đến cơ hội thực tập và việc làm cho hằng trăm sinh viên có mong muốn trải nghiệm trong môi trường làm việc quốc tế.
Để chuẩn bị cho việc ứng tuyển vào BIG4, bạn cần phải hiểu rõ các kỳ tuyển dụng, cũng như quy trình tuyển dụng và yêu cầu đánh giá nhân sự của từng BIG. Bài viết sau cung cấp cho bạn những thông tin cần biết để bạn có thể chuẩn bị tốt nhất cho các kỳ tuyển dụng BIG4.
Nội dung chính:
6. Chuẩn bị cho kỳ tuyển dụng BIG4 như thế nào?
BIG4 có hai đợt tuyển dụng lớn trong năm:
Thời gian: Bắt đầu nộp hồ sơ từ tháng 8, kết thúc tuyển dụng vào tháng 11, thực tập từ tháng 12;
Số lượng: Khoảng 40 – 70 người mỗi BIG (Con số này sẽ thay đổi dựa theo nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp mỗi năm và số lượng tuyển dụng của hai kỳ còn lại);
Đối tượng: Sinh viên năm ba, năm cuối đại học, sinh viên mới tốt nghiệp hoặc tốt nghiệp đại học trong vòng một năm chuyên ngành kế toán, kiểm toán, tài chính, luật, thuế, ngân hàng, ngoại thương và các ngành liên quan;
Doanh nghiệp tuyển dụng: Khối BIG4 & Non-BIG.
Thời gian: Bắt đầu nộp hồ sơ từ tháng 3, kết thúc tuyển dụng vào tháng 6, làm việc chính thức từ tháng 9;
Số lượng: Khoảng 10 – 20 người mỗi BIG;
Đối tượng: Sinh viên đã tốt nghiệp và không giới hạn độ tuổi;
Doanh nghiệp tuyển dụng: Khối BIG4 & Non-BIG.
Ngoài ra BIG4 còn có chương trình thực tập mùa hè cho các bạn du học sinh tại nước ngoài có nhu cầu thực tập trong thời gian nghỉ hè.
Thời gian: Bắt đầu từ tháng 11, kết thúc tuyển dụng vào tháng 1, làm việc vào tháng 6;
Số lượng: Khoảng dưới 10 người;
Đối tượng: Du học sinh người Việt có nhu cầu thực tập trong thời gian nghỉ hè;
Doanh nghiệp tuyển dụng: Chủ yếu là khối BIG4 bao gồm: Deloitte (Deloitte summer internship)...
>>> Xem thêm: Khám phá các vòng tuyển dụng của BIG4 và Non-BIG: EY, KPMG, PwC, Deloitte, VACO, A&C, Grant Thornton, UHY ACA & AASC.
Để trở thành một nhân viên của BIG4, các thí sinh sẽ phải trải qua bốn vòng thi bao gồm:
Hồ sơ cần chuẩn bị:
Application form (theo mẫu có sẵn của công ty);
Cover letter;
CV;
Các chứng chỉ, giấy khen và giấy tờ kèm theo.
Hình thức: Nhận đơn Online: Bạn sẽ phải điền các thông tin của mình trong Application form của từng công ty. Sau đó, đính kèm các hồ sơ bạn đã chuẩn bị.
Mục tiêu của việc kiểm tra kiến thức sẽ tùy vào mục đích tuyển người và chiến lược nhân sự của từng công ty.
EY thường muốn các ứng viên toàn diện khi đề thi có sự cân bằng giữa tiếng Anh, logic và chuyên ngành.
Deloitte thường muốn các ứng viên hiểu biết sâu về chuyên ngành.
KPMG và PwC thường muốn ứng viên của mình thật giỏi về tiếng Anh và tư duy logic.
Trong quá trình tuyển dụng BIG4, các firm sẽ đánh giá năng lực thí sinh về khả năng tiếng Anh, logic, chuyên ngành, viết luận và hiểu biết xã hội.
Trong vòng phỏng vấn nhóm, bạn sẽ được giao một Case study để cùng nhau phân tích, giải quyết và trình bày với nhà tuyển dụng bằng tiếng Anh. Chủ đề thảo luận có thể là kiến thức xã hội thông thường hoặc kiến thức chuyên ngành.
Trong phỏng vấn cá nhân, các nhà tuyển dụng có thể đặt ra các câu hỏi về kiến thức chuyên ngành, kiến thức xã hội hoặc văn hóa của công ty. Khi tham gia phỏng vấn, bạn nên chuẩn bị một tác phong tự tin, hòa nhã và thẳng thắn cùng lúc khéo léo tạo ra sự khác biệt cá nhân để ghi lại dấu ấn cho người phỏng vấn.
Thi tuyển BIG4 luôn mang tỷ lệ cạnh tranh cao, do đó để chọn lựa được các ứng viên phù hợp nhất với firm, các vòng tuyển dụng BIG4 sẽ có những tiêu chí nhất định để đánh giá năng lực của ứng viên bắt đầu ngay từ vòng CV.
Các đợt tuyển dụng BIG4 luôn yêu cầu ứng viên là sinh viên đã hoặc đang theo học đại học chuyên ngành: kế toán, kiểm toán, tài chính, luật, thuế, ngân hàng, ngoại thương và các ngành nghiên quan.
Ngoài ra GPA có lẽ không phải là yếu tố duy nhất được dùng để đánh giá trình độ học vấn của ứng viên nhưng là yếu tố đầu tiên mà nhà tuyển dụng để ý khi nhìn vào CV. Hiện nay, BIG4 đã loại yêu cầu GPA cao ra khỏi nhóm tiêu chí tuyển chọn nhân viên. Do đó, với điểm GPA ở mức trung bình khá, từ 3.0 trở lên (tương đương với mức điểm từ 7-8/10), bạn đã hoàn toàn có thể thi tuyển BIG4. Trong trường hợp điểm GPA của bạn quá thấp, bạn có thể gỡ gạc lại bằng các kiến thức chuyên ngành từ các chứng chỉ nghề nghiệp liên quan như ACCA, ICAEW, CPA Australia... mà bạn đã theo học.
Hình 1. 7 chứng chỉ hành nghề Kế toán - Kiểm toán mà đa số sinh viên vô cùng đón nhận
Việc yêu cầu nhân viên thành thạo các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết Tiếng Anh là điều hiển nhiên trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay. Không chỉ thế, việc ứng viên có thể sử dụng thêm một ngôn ngữ thứ ba là một điểm cộng lớn trong quá trình tuyển dụng BIG4.
Sự bùng nổ của công nghệ trong thời đại 4.0 yêu cầu người lao động ở mọi ngành nghề đều cần phải có những kỹ năng cần thiết về công nghệ. Với đặc trưng là công ty dịch vụ yêu cầu soát xét và lưu trữ nhiều loại số liệu, BIG4 luôn chú trọng vào việc áp dụng công nghệ thông tin vào quá trình xử lý công việc. Do đó, để chuẩn bị kỹ càng cho kỳ tuyển dụng BIG4, bạn nên trau dồi thêm khả năng sử dụng tin học như Word, Excel, Powerpoint...
Ngoài những yêu cầu trên, nhà tuyển dụng sẽ tìm kiếm ứng viên theo nhiều tiêu chí khác nữa. Bạn có thể tham khảo 12 tiêu chí mà nhà tuyển dụng BIG4 tìm kiếm trong vòng phỏng vấn ở dưới đây để chuẩn bị cho mình những kỹ năng cần thiết nhất.
Hình 2. 12 tiêu chí nhà tuyển dụng BIG4 tìm kiếm trong vòng phỏng vấn cá nhân
Xét về mục đích tuyển dụng, kỳ tuyển dụng BIG4 Internship (hay Summer Internship) mở ra nhằm tạo cơ hội cho các bạn sinh viên bắt đầu thực tập ở lĩnh vực chuyên ngành của mình. Ngược lại, kỳ Fresh Graduate được mở ra nhằm tuyển chọn nhân viên đi làm chính thức. Do đó nhà tuyển dụng sẽ đặt nhẹ vấn đề về kinh nghiệm làm việc cũng như nền tảng kiến thức chuyên môn của ứng viên trong kỳ thi Internship hơn là Fresh Graduate.
Ngoài ra, BIG4 tuyển dụng nhiều ứng viên hơn vào kỳ Internship so với kỳ Fresh Graduate. Trung bình hàng năm BIG4 sẽ tuyển dụng khoảng 200 Interns vào mùa đông, để đáp ứng đủ yêu cầu về nguồn nhân lực cho mùa kiểm toán bận rộn nhất năm. Bên cạnh kỳ thi tuyển thực tập sinh chính thức ra, BIG4 còn tổ chức nhiều cuộc thi để tuyển dụng thực tập sinh, do đó tăng cơ hội thực tập ở BIG4 cho bạn sinh viên chuyên ngành kinh tế gồm:
Deloitte Passport
The Future Accountant Contest
Challenges for Growth
Pathway to Strategic Business Leader
A&A Arena
Auditing & Accounting Challenges
Talented Auditor Cup
...
Về khối lượng công việc cũng như tính chất thời vụ của thực tập sinh, BIG4 sẽ chủ yếu yêu cầu bạn giúp đỡ trưởng nhóm kiểm toán làm các phần hành đơn giản như tiền, tài sản, lương... Còn khi bạn đã làm nhân viên chính thức của BIG4, bạn sẽ có thể được yêu cầu làm hầu hết các phần hành và cùng trưởng nhóm lập báo cáo kiểm toán.
BIG4 là môi trường tốt cho các bạn sinh viên với mức lương cho thực tập sinh khoảng 3,000,000 – 4,000,000 VNĐ một tháng kèm các khoản thuế và bảo hiểm. Đây là mức lương cao đối với sinh viên chưa có kinh nghiệm. Ngoài ra, kỳ thực tập cũng là khoảng thời gian tốt cho nhiều sinh viên học hỏi về kỹ năng làm việc với khách hàng và xử lý các công việc hiệu quả liên quan tới chuyên ngành mà bạn chỉ có thể học được khi làm việc tại BIG4.
Do đó, kỳ tuyển dụng BIG4 luôn là cơ hội và thách thức của đa số sinh viên với ty lệ chọi cao cũng như các tiêu chí lựa chọn toàn diện. Để vượt qua được các trở ngại và trở thành một trong những thực tập sinh của BIG4, các bạn nên đầu tư thời gian chuẩn bị càng sớm càng tốt. Bạn càng chuẩn bị sớm bao nhiêu, bạn sẽ càng tăng khả năng đỗ BIG bấy nhiêu.
Không chuẩn bị tức là chuẩn bị cho sự thất bại. Vậy để chinh phục được BIG4 khó nhằn, các bạn sinh viên nên làm gì?
Bắt đầu ngay từ năm hai, khi kiến thức trên trường còn tương đối dễ dàng, bạn có thể tôi luyện khả năng tiếng Anh, đặc biệt là vốn tiếng Anh chuyên ngành cũng như các kỹ năng mềm thông qua việc tham gia câu lạc bộ hoặc các hoạt động xã hội. Việc này vừa giúp bạn có nhiều hoạt động ngoại khóa để ghi vào CV, vừa tạo nền tảng vững chắc cho bạn khi học các môn chuyên ngành.
Thông thường, các bạn sẽ chọn thi Internship ngay từ cuối năm ba. Do đó, trong giai đoạn cuối năm hai, đầu năm ba là giai đoạn bạn nên tập trung thời gian để học các kiến thức chuyên ngành, nhất là nắm chắc các kiến thức nền tảng như chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) và Quốc tế (IFRS). Nếu còn thời gian rảnh, bạn có thể bắt đầu đi làm thêm để sớm tiếp xúc với môi trường làm việc.
Tuy nhiên nếu như bạn không thành công tại BIG4 kỳ Internship, bạn vẫn có cơ hội tham gia vào kỳ Fresh Graduate vào tháng 3 năm sau đó hoặc kỳ Internship năm sau. Đối với kỳ Fresh Graduate, cạnh tranh là hiển nhiên. Bạn nên chuẩn bị thật tốt cho hồ sơ của mình và rèn luyện các kỹ năng cần thiết.
HÌnh 5. 5 kỹ năng cần chuẩn bị cho thi tuyển BIG4
Nếu bạn thật sự nỗ lực và có một kế hoạch phù hợp, SAPP tin BIG4 không phải là ước muốn quá xa vời. Chúc bạn sẽ chinh phục thành công các nhà tuyển dụng của BIG4 và có một kỳ thực tập cũng như một cơ hội làm việc đáng giá.
>>> Xem thêm:
Khoá học chuẩn bị tuyển dụng giúp bạn dễ dàng trúng tuyển vào BIG4:
Previous post
SAPP Academy - Học viện dẫn đầu trong lĩnh vực đào tạo chứng chỉ quốc tế ACCA, CFA, CMA chất lượng cao.
0889 66 22 76
support@sapp.edu.vn
Công ty cổ phần giáo dục SAPP
CFA Institute does not endorse, promote, or warrant the accuracy or quality of the products or services offered by SAPP Academy. CFA®, Chartered Financial Analyst®, CFA Society® are trademarks owned by CFA Institute.