<img height="1" width="1" style="display:none" src="https://www.facebook.com/tr?id=990286321845477&amp;ev=PageView&amp;noscript=1">

9 Bí Quyết Đầu Tư Tài Chính Hiệu Quả Cho Người Mới Bắt Đầu

9 Bí Quyết Đầu Tư Tài Chính Hiệu Quả Cho Người Mới Bắt Đầu

Đầu tư tài chính là gì và đầu tư tài chính như thế nào hiệu quả là điều rất nhiều người quan tâm để tăng thêm thu nhập của mình. Tuy nhiên, đầu tư tài chính không hề đơn giản, vì vậy bạn cần tìm hiểu thật kỹ để tránh tiền mất tật mang. Bài viết này bật mí đến bạn những cách đầu tư hiệu quả cho người mới bắt đầu.

1. Học đầu tư tài chính từ đâu?

Đầu tư tài chính hiểu đơn giản là đặt cược tiền vào một loại tài sản với hy vọng tài sản này sẽ tạo ra nguồn thu nhập hoặc giá trị của tài sản tăng lên trong tương lai. Đây là cách làm phổ biến của hầu hết những người có một khoản tiền nhàn rỗi nhất định, mong muốn tìm kiếm cơ hội sinh lời từ khoản tiền đó thay vì để tiền “đóng băng” tại chỗ.

Hiện nay, có rất nhiều nguồn để bạn học các kiến thức cơ bản và cả chuyên sâu về đầu tư tài chính. Nhưng cũng vì thế mà đôi khi người mới bắt đầu, chưa có kinh nghiệm sẽ thấy khá bối rối trong việc chọn lọc thông tin. Cùng xem các nguồn học đầu tư tài chính phổ biến dưới đây:

  • Đọc sách đầu tư về tài chính: Nên lựa chọn những cuốn sách đã nổi tiếng, đến từ các chuyên gia đầu ngành cả trong và ngoài nước và đã được khẳng định qua thời gian.
  • Đọc báo đầu tư về tài chính: Bạn sẽ dần được “làm quen” với thế giới tài chính và hiểu được tình hình thế giới tài chính ở Việt Nam hiện nay. Bạn cũng sẽ khám phá được rất nhiều điều thực tế và đầu tư tài chính.
  • Học đầu tư tài chính online: Tiết kiệm chi phí nhưng nhược điểm là quá nhiều thông tin. Để đạt được hiệu quả, bạn cần biết cách lựa chọn, sàng lọc kiến thức từ các nguồn đảm bảo vì không phải mọi thông tin trên mạng đều đáng tin và chính xác tuyệt đối.
  • Tham gia các khóa học đầu tư tài chính (VD: Khóa học CFA - Phân tích đầu tư tài chính): Được giảng dạy bởi các chuyên gia uy tín là các CFA Charterholder. Kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu về nền tảng tài chính đầu tư, phân tích tài chính, định giá tài sản, phân bổ và quản lý danh mục đầu tư hiệu quả. Khi được giảng dạy trực tiếp, kiến thức sẽ trở nên dễ dàng tiếp thu và có động lực học tập hơn, từ đó đầu tư hiệu quả hơn.

Học đầu tư tài chính

Học đầu tư tài chính

2. 9 bí quyết đầu tư tài chính hiệu quả cho người mới bắt đầu

2.1. Tiết kiệm - Nền tảng cơ bản để đầu tư

Muốn đầu tư thì tất nhiên phải có tiền, vì vậy bạn hãy chi tiêu thật hợp lý và cố gắng bỏ ra ít nhất 10% số lương vào quỹ đầu tư.

2.2. Đọc nhiều sách luôn đem lại nhiều giá trị khi đầu tư trong lĩnh vực tài chính

Bạn cần hiểu rõ những quy tắc đơn giản nhất như chứng khoán hay tài chính là gì? Đầu tư tài chính nghĩa là đầu tư vào cái gì, như thế nào? Định giá cổ phiếu thì ra sao?

2.3. Suy nghĩ thật kỹ - Bạn sẽ không thiệt

Warren Buffett đã nói rằng: “Sau khi suy nghĩ thì hãy suy nghĩ lại thêm lần nữa và nếu như bạn chẳng thể viết ra giấy vài lý do mua cổ phiếu thì đừng nên mua”.

2.4. Thực hành thật nhiều - Không có gì là thừa thãi

Hãy đầu tư chứng khoán bằng tiền ảo trước khi “chơi” bằng tiền thật. Ghi chép lại giao dịch, số lượng cổ phiếu, giá hay lỗ, lãi như nào, gồm bao nhiêu tiền cổ tức nhận được và phí giao dịch.

2.5. Xây dựng danh sách đầu tư từ 10-50 cổ phiếu blue chip

Blue Chips là những công ty dẫn đầu thị trường với chất lượng và sự an toàn có thể mang lại lợi nhuận ngay khi thị trường đi lên hay đi xuống. Hãy chọn mua những cổ phiếu của công ty có khả năng sinh lợi ít nhất là trong 10 năm, cho lãi cổ tức từ 10-15 năm, EPS tăng trưởng sẽ trong khoảng 30% trong vòng 10 năm. Mức giảm nhiều nhất là 1 và mức tăng ít nhất là 5.

2.6. Nắm giữ cổ phiếu trong thời gian dài - Đừng vội vã

Hãy giữ vững tâm lý khi mà thị trường có những điều chỉnh không mấy có lợi trong cả tháng hay thậm chí là trong cả năm. Tránh sự cám dỗ của những khoản lợi nhỏ chênh lệch giá đem lại 50%, 100% hay 200%.

2.7. Tránh xa những lời khuyên đầu tư - Chuyên gia không phải lúc nào cũng đúng!

Hãy tự tìm tòi nghiên cứu và đừng tìm kiếm hay chú ý tới những lời khuyên đầu tư khác, kể cả người lời khuyên của chuyên gia trong lĩnh vực.

2.8. Đầu tư thường xuyên và có hệ thống - Chiến lược cơ bản luôn bị bỏ quên

Mua thấp và bán với giá cao chính là một chiến lược đơn giản. Dành tỷ lệ ít nhất 10% tiền kiếm ra để mua cổ phiếu vào mỗi tháng. Nhớ rằng, thị trường chứng khoán luôn luôn phục hồi trở lại, kể cả khi lâm vào khủng hoảng.

2.9. Học không ngừng để tránh những lần thua lỗ đắt giá

Luôn học hỏi và tiếp tục đọc thêm những bài viết của các nhà đầu tư để đầu tư vào lĩnh vực mà bạn cảm thấy thích thú. Điều quan trọng là bạn biết cách làm sao để đưa ra sự lựa chọn thông minh nhất khi đầu tư vào cổ phiếu, những quyết định không ngoan khi những điều tồi tệ xảy ra.

Khóa học mà SAPP muốn gợi ý cho bạn là CFA (Chartered Financial Analyst) - Phân tích đầu tư tài chính. Chứng chỉ CFA được cấp bởi Hiệp hội CFA Hoa Kỳ, là chứng chỉ chuyên môn phân tích tài chính chuyên nghiệp trong các lĩnh vực: chứng khoán, đầu tư và quản lý rủi ro, ngân hàng và tài chính. Một trong những điều quan trọng nhất mà chỉ có CFA mới đem lại cho bạn, đó là một nền tảng kiến thức tài chính - đầu tư vững chắc. Với nền tảng này, bạn có thể đưa ra một chiến lược đầu tư đúng thời điểm, hạn chế đưa ra những quyết định sai lầm dẫn đến thua lỗ.

3. Những kênh đầu tư tài chính phổ biến

Có rất nhiều kênh tài chính để bạn lựa chọn đầu tư. Dưới đây là bảng so sánh những ưu nhược điểm của từng loại kênh đầu tư tài chính. Đó là cơ sở hỗ trợ bạn ra quyết định đầu tư. Lưu ý rằng hoạt động đầu tư có hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào kiến thức và kinh nghiệm mỗi cá nhân. 

Kênh đầu tư

Ưu điểm

Nhược điểm

Gửi tiết kiệm 

  • An toàn, không thua lỗ.
  • Sinh lời cố định, từ 4-8%/năm.
  • Tính thanh khoản cao, dễ chuyển đổi thành tiền mặt.
  • Không cần kinh nghiệm, kiến thức đầu tư.
  • Lãi suất thấp (0.1%/năm đối với không kỳ hạn và chỉ 4.5% – 7%/năm đối với có kỳ hạn).
  • Có thể mất lãi nếu rút trước hạn.
  • Rủi ro lạm phát, đồng tiền mất giá.

Vàng

  • Vốn đầu tư ít, thời gian đầu tư linh hoạt.
  • Có lợi khi đầu tư trong dài hạn, dễ mua bán, khả năng sinh lời cao.
  • Tính thanh khoản cao, dễ chuyển đổi thành tiền mặt.
  • Rủi ro giá vàng biến động thất thường.
  • Rủi ro mất cắp.

Bất động sản

  • Mức sinh lời rất cao trong dài hạn, từ 8-12%/năm.
  • Có thể phải sử dụng tài sản.
  • Cần có vốn đầu tư rất lớn.
  • Rủi ro ứ đọng vốn nếu thị trường bất lợi.
  • Tính thanh khoản thấp.

Chứng khoán

  • Lợi nhuận cao.
  • Không cần nhiều vốn đầu tư.
  • Đầu tư linh hoạt.
  • Tính thanh khoản cao.
  • Cần kinh nghiệm và kiến thức dày dặn về đầu tư, thị trường, nền kinh tế.
  • Rủi ro thua lỗ khi đầu tư vào doanh nghiệp yếu kém.
  • Ảnh hưởng nhiều bởi nền kinh tế.

Quỹ đầu tư

  • Quản lý bởi chuyên gia tài chính có kinh nghiệm.
  • Lợi nhuận ổn định, rủi ro thấp.
  • Vốn đầu tư ít, thanh khoản cao.
  • Mất chi phí cho công ty quản lý quỹ.
  • Không được quyền kiểm soát toàn bộ các khoản đầu tư.

Forex

  • Lợi nhuận cao.
  • Vốn đầu tư: 100 - 200$
  • Tính thanh khoản cao.
  • Rủi ro cực lớn vì dùng đòn bẩy.
  • Cần am hiểu thị trường tài chính.

Tiền ảo (Cryptocurrency)

  • Nhiều lựa chọn để đầu tư (có khoảng hơn 5000 loại tiền ảo đã được phát hành).
  • Lợi nhuận cao, có lợi trong dài hạn.
  • Rủi ro thua lỗ nếu không tìm hiểu kỹ.
  • Nhiều nguồn thông tin và đối tượng kinh doanh không đáng tin cậy.

Bảng so sánh các kênh đầu tư tài chính phổ biến

>>> Đọc thêm: 

Lời kết

Đầu tư tài chính làm giàu là một việc vừa dễ và vừa khó. Bạn cần tìm hiểu kỹ và lựa chọn đúng đắn, khoản tiền tích góp của bạn sẽ sinh sôi nảy nở một cách thụ động, đem lại cuộc sống chất lượng hơn. Đừng ngồi yên một chỗ để đồng tiền của mình tự giảm giá trị, hãy đầu tư tài chính cũng như tham gia khóa học CFA tại SAPP để đầu tư trở nên hiệu quả hơn!


 

Đăng Ký Nhận Tư Vấn Khóa Học CFA

 

New call-to-action