<img height="1" width="1" style="display:none" src="https://www.facebook.com/tr?id=1718836035006664&amp;ev=PageView&amp;noscript=1">

Nhìn Lại Chương Trình Tuyển Dụng BIG4 kỳ Fresh Graduate 2018

Nhìn lại chương trình tuyển dụng BIG4 kỳ Fresh-01

BIG4 từ lâu đã trở thành đích đến của phần lớn các bạn sinh viên chuyên ngành Kiểm toán, Thuế, Tài chính. Là một trong các kỳ tuyển dụng lớn của BIG4, kỳ tuyển dụng Fresh Graduate được rất nhiều các bạn sinh viên năm tư và mới ra trường quan tâm. Tuy nhiên, chinh phục BIG4 không phải là điều dễ dàng nếu bạn không có sự chuẩn bị cần thiết. Trong bài viết này, SAPP sẽ giúp bạn cho tìm hiểu về quy trình tuyển dụng kinh nghiệm thi tuyển BIG4 kỳ Fresh Graduate năm 2018 nhé!

Xem thêm:>>>


1. Quy trình tuyển dụng BIG4 kỳ Fresh Graduate 2018

Nhìn chung, quy trình tuyển dụng của BIG4 không có quá nhiều sự thay đổi so với các năm trước. Tuy nhiên, kỳ tuyển dụng năm 2018 của các BIG vẫn có một vài điều chúng ta cần lưu ý.

1.1. Chiến lược tuyển dụng

Trong năm 2018 - 2019, BIG4 đang có xu hướng chiêu mộ một nguồn nhân lực rất lớn từ các cuộc thi thường niên dành cho sinh viên dành cho vị trí kiểm toán và tư vấn thuế. Năm 2018 đánh dấu một sự bùng nổ trong số lượng các cuộc thi cấp trường được BIG4 bảo trợ.
Một số cái tên nổi bật phải kể đến là: The Future Accountant Contest (KPMG), Challenges for Growth (EY), Pathway to Strategic Business Leader (EY)…
Số lượng sinh viên được tuyển dụng thông qua các cuộc thi càng nhiều có thể dẫn đến xu hướng thu hẹp số lượng ứng viên được chọn cho hai vị trí trợ lý kiểm toán và tư vấn thuế ở kỳ Fresh. 

Trong khoảng tháng 3 - tháng 6, BIG4 đang phát triển những kênh tuyển dụng mới, 2018 đánh dấu mốc quan trọng cho các vị trí kiểm toán & tư vấn thuế khách hàng nước ngoài từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản, yêu cầu ứng viên ngoài tiếng Anh còn cần có ngoại ngữ thứ hai là một trong 3 ngôn ngữ trên. Đồng thời BIG4 cũng mở thêm các vị trí mới gồm:

  • IT consultancy;
  • Price transferring (Tax);
  • Advisory;
  • Legal

1.2. Quy trình tuyển dụng

Cũng giống với kỳ Internship Program, các ứng viên kỳ Fresh Graduate được BIG4 lựa chọn qua bốn vòng thi:

  • Vòng CV;
  • Vòng Test năng lực;
  • Vòng Phỏng vấn nhóm;
  • Vòng Phỏng vấn cá nhân.

Đối tượng tuyển dụng mà các BIG hướng đến ở kỳ Fresh chủ yếu là sinh viên đã tốt nghiệp, du học sinh và những người đã có kinh nghiệm làm việc. Vì vậy, tiêu chí tuyển dụng của kỳ Fresh cũng sẽ cao hơn kỳ Internship, cả về kiến thức chuyên ngành lẫn kỹ năng.

1.3. Vị trí tuyển dụng

Kỳ tuyển dụng Fresh Graduate 2018, BIG4 có tuyển dụng các vị trí sau:
Các vị trí tuyển dụng BIG4 kỳ Fresh 2018Hình 1: Các vị trí tuyển dụng BIG4 kỳ Fresh năm 2018

1.4. Hạn nộp vòng CV

BIG4 mở vòng đơn cho kỳ Fresh Graduate trong khoảng thời gian cuối tháng 3 đầu tháng 4. Quy trình tuyển dụng diễn ra trong khoảng 2 tháng và kết thúc vào cuối tháng 5.

Tuy nhiên, năm 2018 EY đã mở đơn sớm hơn so với những năm trước nửa tháng. Điều này sẽ khuyến khích các BIG khác mở đơn sớm hơn vào kỳ Fresh Graduate năm 2019. Bạn nên theo dõi website của các BIG thường xuyên để có sự chuẩn bị chu đáo nhất.

Timeline hạn nộp vòng CV BIG4 kỳ Fresh

Hình 2: Timeline hạn nộp vòng CV BIG4 Fresh Graduate 2018

2. Kinh nghiệm thi tuyển BIG4 kỳ Fresh Graduate 2018

Mặt bằng chung của các ứng viên tuyển dụng BIG4 kỳ Fresh kỳ Fresh khá đa dạng trong khi đó số lượng ứng viên được lựa chọn không nhiều dẫn đến thi tuyển kỳ Fresh có tỷ lệ chọi cao.

Để sàng lọc được ứng viên phù hợp, BIG4 sẽ nâng cao yêu cầu tuyển dụng về kiến thức chuyên ngành và kỹ năng làm việc chuyên nghiệp (tiếng Anh, kỹ năng xử lý giải quyết vấn đề và kỹ năng ứng xử).

 

Quy trình tuyển dụng của BIG4  kỳ fresj

Hình 3: Quy trình tuyển dụng của BIG4 kỳ Fresh 

2.1. Vòng CV

Ba tiêu chí chính được các nhà tuyển dụng ưu tiên lựa chọn khi xem xét CV là: 

  • Tiếng Anh (khả năng sử dụng ngôn ngữ và bằng cấp);
  • Kỹ năng mềm (liên quan đến vị trí tuyển dụng BIG4 kỳ Fresh);
  • Chuyên ngành theo học (kế toán, kiểm toán, thuế và tài chính);
  • Kỹ năng làm việc trong lĩnh vực liên quan (kỹ năng bạn đạt được trong những công việc đó, trải nghiệm trong công việc).

Khi trình bày một chiếc CV tuyển dụng BIG4, điều mà bạn luôn cần phải ghi nhớ đó là tính chính xácđộ tin cậy của thông tin. Bạn có thể tham khảo nội dung cần thiết trong CV tuyển dụng BIG4 kỳ Fresh BIG4 để có một chiếc CV ấn tượng và chinh phục nhà tuyển dụng.

2.1.1. Một số lưu ý vòng CV tại các BIG
  • EY: EY thường có quá trình rà soát CV rất kỹ, chính vì thế, nhiều ứng viên không cẩn thận trong cách trình bày CV sẽ bị loại ngay từ vòng này.

  • Deloitte: Tỷ lệ loại vòng CV ở Deloitte không cao và quá gắt gao như ba BIG còn lại. Điều mà bạn cần ưu tiên thực hiện hàng đầu là sự chính xác của thông tin.

  • KPMG: Đơn online của KPMG không khó nhưng khá dài. Có rất nhiều câu hỏi yêu cầu bạn phải viết.

  • PwC: CV của PwC yêu cầu cao trình độ tiếng Anh. Vì thế CV phải thể hiện rõ khả năng ngoại ngữ và bằng cấp thế mạnh của bạn.

2.2. Vòng test năng lực

Vòng thi đánh giá năng lực của các BIG bao gồm hai mảng kiến thức chính:

  • Kiến thức chuyên ngành kế toán - kiểm toán - thuế - tài chính;

  • IQ, verbal, hiểu biết xã hội và viết luận.

Mục tiêu của việc kiểm tra trình độ kiến thức sẽ phụ thuộc vào mục đích tuyển người và chiến lược nhân sự của từng BIG. Bạn có thể tham khảo Bộ đề thi BIG4 kỳ Internship để tìm hiểu về vòng này. 

  • EY: Đề thi của EY khá toàn diện, có sự cân bằng giữa tiếng Anh, logic và kiến thức chuyên ngành.

  • Deloitte: Đề thi của Deloitte đòi hỏi các ứng viên có sự hiểu biết chuyên sâu về kiến thức chuyên ngành & kỹ năng đọc phân tích đề chuyên ngành tốt.

  • KPMG & PwC: Hai BIG này thường đòi hỏi các ứng viên của mình thật nổi bật về tiếng Anh và khả năng tư duy logic.

2.2.1. Thay đổi trong đề bài thi BIG4 trong Fresh Graduate 2018
EY
  • Đa số câu hỏi khó thường liên quan đến lĩnh vực kế toán và thuế. Lĩnh vực kiểm toán được hỏi ở mức độ cơ bản.
  • Các câu hỏi xã hội thường rất rộng ví dụ như: Tập quán dùng bữa của người Anh, năm thành lập của tổ chức… 
  • Bài viết luận thường có yêu cầu về số chữ tối thiểu.
Deloitte

Hình thức đề thi của Deloitte kỳ Fresh Graduate năm 2018 không có nhiều thay đổi so với các năm trước đó. Tuy nhiên đối với kỳ Internship Program 2018, đề thi Deloitte đã có sự thay đổi trong hình thức thi từ thi. Điều này dự đoán cho kỳ Fresh 2019, Deloitte cũng có thể áp dụng các hình thức thi tương tự của Deloitte kỳ Internship 2018.

Kỳ tuyển dụng Internship Program 2018, Deloitte có một vài đổi mới đáng lưu ý:

  • Hình thức thi trên máy tính thay vì thi trên giấy như trước.

  • Nhiều hơn các câu hỏi liên quan đến lĩnh vực kiểm toán và IQ hình ảnh.

  • Đề thi gồm nhiều dạng bài tập phong phú hơn, không chỉ có trắc nghiệm mà còn có dạng bài điền vào chỗ trống (Fill in the blank).

  • Cuối cùng, bài viết luận thường đề cập tới các chủ đề được nhắc tới trong các buổi tọa đàm của Deloitte.

KPMG

Bài đánh giá năng lực của KPMG được đánh giá là không quá khó nhưng bù lại đòi hỏi tốc độ làm bài rất nhanh của ứng viên. Bài thi của KPMG trong năm gần đây xuất hiện thường xuyên hơn các câu hỏi về chuyên ngành kế toán, kiểm toán và thuế.

Bài viết luận thường xoay quanh core values of KPMG

PwC

Đề thi của PwC kỳ Fresh năm 2019 cũng không có nhiều thay đổi so với năm trước gồm: Verbal, numerical và viết luận tiếng Anh. Tuy nhiên, trong kỳ tuyển dụng Internship Program 2018, PwC đã thay đổi cấu trúc các vòng thi. Vòng thi online chỉ còn hai phần là verbal và numerical. 

2.3. Vòng phỏng vấn nhóm

Trong vòng phỏng vấn nhòm, nhà tuyển dụng sẽ đặt ra những câu hỏi để đánh giá tinh thần làm việc nhóm (teamwork) và kỹ năng thuyết trình (presentation skills).

2.3.1. Một số lưu ý vòng phỏng vấn nhóm tại BIG4
EY

Các bạn được chia thành nhiều nhóm từ sáu đến tám người, thảo luận về một case và lên thuyết trình bằng tiếng Anh trước HR. Sẽ chỉ có khoảng thời gian là 5 - 7 phút cho các nhóm thảo luận. Nhà tuyển dụng sẽ không yêu cầu quá khắt khe về mặt trình bày nhưng họ rất quan tâm cách thức mà nhóm hoạt động.

Deloitte

Deloitte thường có các case về chuyên ngành kiểm toán và thuế. Thời gian thảo luận khoảng 30 phút. Một hình thức khác là yêu cầu so sánh báo cáo tài chính hai năm gần đây của một doanh nghiệp.

KPMG

Vòng phỏng vấn nhóm của KPMG bao gồm hai phần là: Work SimulationHR Interview.

  • Vòng Work Simulation bao gồm một case study, bạn sẽ có khoảng 20 - 25 phút để thảo luận, 15 - 20 phút để thuyết trình và phản biện. Người phỏng vấn trực tiếp sẽ là các quản lý và cộng sự tại bộ phận mà các bạn tuyển dụng BIG4 kỳ Fresh.
  • Trong vòng HR Interview, nhà tuyển dụng sẽ tập trung tìm hiểu tính cách và khả năng cam kết với công việc của bạn.
PwC

Khác với ba BIG còn lại, case của PwC chủ yếu xoay quanh các vấn đề xã hội và không có đáp án đúng hay sai. Yếu tố quyết định là cách các bạn thảo luận, lập luận, trình bày vấn đề và phản biện. Mỗi nhóm có tất cả 90 phút để làm việc, trong đó 30 phút là để thảo luận. Tất cả mọi người đều phải thuyết trình chứ không phải chỉ chọn ra ba đến bốn thành viên trong nhóm như những kỳ tuyển dụng trước.

2.4. Vòng phỏng vấn cá nhân

Bước vào đến vòng phỏng vấn cá nhân, nhìn chung bạn đã khẳng định được chuyên môn và kỹ năng của mình đối với nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, mỗi BIG sẽ có một chiến lược tuyển dụng khác nhau, điều này sẽ ảnh hưởng tới yêu cầu của vòng phỏng vấn cá nhân.

2.4.1. Lưu ý trong vòng phỏng vấn cá nhân BIG4
EY

Vào được đến vòng này thì cánh cửa vào EY của các bạn khá rộng mở. Nếu kiến thức chuyên môn của bạn đã đạt yêu cầu, nhà tuyển dụng có thể sẽ hỏi một số câu hỏi khác như: Trình bày rõ hơn về kinh nghiệm ở những công việc trước đó, hỏi về cách xử lý một số tình huống khi làm kiểm toán…

Deloitte

Vòng phỏng vấn cá nhân của Deloitte trong những kỳ tuyển dụng gần đây thường có đội ngũ tuyển dụng là các cộng sự, quản lý và bộ phận HR.

Vòng phỏng vấn này thường sẽ được nhà tuyển dụng chia làm hai phần chính:

  • Giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh.

  • Kiểm tra trình độ chuyên môn (có thể nói bằng tiếng Việt).

Nếu bạn tuyển dụng BIG4 kỳ Fresh vào vị trí Audit thì phần đánh giá chuyên môn vòng thi này khá nặng. Deloitte đang có xu hướng ngày càng hỏi nhiều hơn các câu hỏi liên quan đến kiểm toán đối với vị trí này.

Đối với vị trí Tax, phần kiến thức chuyên môn sẽ được hỏi ở mức độ nhẹ nhàng hơn, không sâu và có tính chất xã hội.

Ví dụ:

  • Giải thích hiện tượng chuyển giá;
  • So sánh sự khác biệt giữa thuế 0% và không tính thuế.
KPMG

Vòng này của KPMG sẽ bao gồm kiến thức chuyên môn, câu hỏi về bản thân và kiến thức xã hội. Tuy nhiên, kiến thức chuyên môn bạn chỉ dừng lại ở mức độ cơ bản. Vào đến vòng này, KPMG sẽ dành nhiều thời gian để “chia sẻ” với bạn nhiều hơn về định hướng nghề nghiệp, phát triển nhiều câu chuyện của bạn hơn để đánh giá sự phù hợp của bạn với nghề.

>>> Đọc thêm: Review đề thi KPMG vị trí tư vấn thuế kỳ Fresh Graduate 2018

PwC

Khác với các BIG còn lại, PwC thường không hỏi bạn nhiều về kiến thức chuyên môn. Nhà tuyển dụng sẽ xoay quanh câu chuyện kinh nghiệm của bạn về những hoạt động trước đó để đánh giá khả năng tư duy, trình bày vấn đề và sử dụng tiếng Anh của bạn. Những gì bạn thể hiện phải rõ ràng, thuyết phục và mang một thông điệp nào đó mà bạn muốn truyền tải tới nhà tuyển dụng. PwC đánh giá cao những yếu tố khiến bạn trở nên khác biệt.

3. Lời kết

Kỳ tuyển dụng Fresh Graduate 2019 đã bắt đầu mang lại không ít thách thức và cơ hội dành cho các ứng viên. Với sự tổng hợp từ kinh nghiệm thi kỳ Fresh Graduate năm 2018 của các học viên SAPP, SAPP mong rằng bài viết này có thể phần nào giúp các bạn tự tin hơn bước vào kỳ tuyển dụng. Chúc các bạn có một kỳ thi tuyển thành công.  

>>> Xem thêm:


Khoá học Luyện Thi BIG4 Cấp Tốc giúp bạn dễ dàng trúng tuyển vào BIG4:

    • 100% giảng viên đến từ BIG4;
    • Nội dung khóa học liên tục được cập nhật, bám sát đề thi tuyển dụng qua từng năm.
    • Học tập với case study và tình huống thực tế, giúp học viên dễ dàng tiếp cận kiến thức từ thực tiễn.
    • Hỗ trợ sửa CV, cover letter miễn phí.
    • Mô phỏng vòng phỏng vấn nhóm và phỏng vấn cá nhân tại BIG4, giúp học viên dễ dàng thấu hiểu và làm quen với các tiêu chí đánh giá nhân sự của BIG4 trong buổi phỏng vấn.

New call-to-action