<img height="1" width="1" style="display:none" src="https://www.facebook.com/tr?id=1718836035006664&amp;ev=PageView&amp;noscript=1">

Kiểm Toán Và Tư Vấn Thuế, Nghề Nào Phù Hợp Với Bạn?

 

Kiểm Toán Và Tư Vấn Thuế, Nghề Nào Phù Hợp Với Bạn?

Trong khi Kiểm toán và Tài chính là hai ngành được phân biệt khá rõ ràng ở bậc Đại học, liệu bạn đã được nghe về sự khác nhau giữa Kiểm toán và Thuế chưa? Hay làm thuế là làm gì, và vì sao Thuế không được phân làm một chuyên ngành riêng? Cùng tìm hiểu về hai “ngã rẽ” đối với các bạn sinh viên khối ngành kinh tế để hiểu hơn về công việc tương lai nhé!

1. Định nghĩa

1.1. Kiểm toán là gì?

Kiểm toán là việc nghiên cứu và kiểm tra các tài khoản hàng năm của một hay nhiều kiểm toán viên tiến hành để khẳng định rằng những tài khoản đó phản ánh đúng đắn tình hình tài chính thực tế, không che giấu sự gian lận và chúng được trình bày theo mẫu chính thức của luật định.

Trong BIG4, kiểm toán chủ yếu tập trung vào việc xác định tính chính xác của báo cáo tài chính của các khách hàng. Hầu hết các kiến thức về chuẩn mực kế toán, yêu cầu pháp lý cho công ty và chủ doanh nghiệp sẽ được sử dụng khi làm kiểm toán.

Nếu phân loại dựa trên hình thức tổ chức thì kiểm toán gồm có 3 loại:

  • Kiểm toán Nhà nước;
  • Kiểm toán độc lập;
  • Kiểm toán nội bộ.

Nếu phân loại dựa trên mục đích hoạt động thì kiểm toán có 3 loại:

  • Kiểm toán hoạt động;
  • Kiểm toán tuân thủ;
  • Kiểm toán Báo cáo tài chính.

Phần lớn các hãng kiểm toán tư nhân sẽ chia nhỏ mảng kiểm toán ra thành: dịch vụ tài chính, bán lẻ, chính phủ, ngành công nghiệp.

►►► Đọc thêm: 2 Câu Chuyện Về Lợi Ích Mà Nghề Kiểm Toán Mang Lại Cho Các Công Ty

1.2. Tư vấn thuế là gì?

Thuế là những khoản (được coi trách nhiệm cũng là nghĩa vụ) mà các thành phần trong nền kinh tế phải nộp vào ngân sách Nhà nước.

Theo tính chất, thuế được chia thành 2 loại: 

  • Thuế trực thu; 
  • Thuế gián thu.

Tuy nhiên, căn cứ theo đối tượng đánh thuế, thuế sẽ được phân ra rất nhiều loại: 

  • Thuế đánh vào các hoạt động sản xuất kinh doanh;
  • Thuế đánh vào thu nhập;
  • Thuế đánh vào tài sản...

Trong khi đó, người làm Tư vấn Thuế tại các hãng BIG4 sẽ tập trung giải quyết hai vấn đề:

  • Sự tuân thủ - tính toán trách nhiệm thuếhoàn thành tờ khai thuế cho khách hàng;
  • Lập kế hoạch – giải quyết cơ cấu thuế, đưa ra lời khuyên và chiến lược liên quan đến thuế cho doanh nghiệp.

Hai mảng công việc này sẽ được thực hiện định kỳ nhưng việc lập kế hoạch thuế cần nhiều sự đầu tư và hiểu biết sâu rộng hơn về luật pháp và khách hàng. Hầu hết thời gian của nhân viên Tư vấn Thuế đều ở trong văn phòng với một số dự án dựa trên trang web của khách hàng. Cũng như Kiểm toán, các công ty chia mảng thuế của họ thành những bộ phận chuyên môn (VAT, thuế công ty, thuế vốn theo loại ngành).

2. Cơ hội nghề nghiệp

2.1. Cơ hội nghề nghiệp của ngành Kiểm toán

Hiện nay ở Việt Nam có ngày càng nhiều các công ty tài chính, công ty cổ phần. Chính vì vậy, ngành kiểm toán đang nằm trong top những ngành có nhiều tiềm năng để phát triển nhất cũng như có nhiều công việc để ứng tuyển nhất

Bạn có thể làm việc tại Kiểm toán Nhà nước, hoặc làm Kiểm toán nội bộ tại một công ty cũng như làm Kiểm toán độc lập tại một công ty Kiểm toán. Mỗi vị trí sẽ đem lại cho bạn những trải nghiệm khác nhau, nhưng tựu chung lại thì những kiến thức về phân tích báo cáo tài chính mà bạn học được trong quá trình làm việc sẽ rất chắc chắn. Chính nhờ điểm này mà cơ hội làm việc của bạn khi nghỉ cũng sẽ vô cùng cao. Bạn có thể thăng tiến lên các vị trí hấp dẫn như CFO, Kế toán trưởng, Kế toán tổng hợp

►►► Đọc thêm: 10 Công Ty Kiểm Toán Lớn Nhất Việt Nam

2.1. Cơ hội nghề nghiệp của ngành Tư vấn thuế

Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, các doanh nghiệp muốn phát triển bền vững, lành mạnh thì chắc chắn các vấn đề liên quan đến pháp lý, luật pháp cần phải đặt ưu tiên hàng đầu, trong đó có việc tuân thủ nghĩa vụ đóng thuế đối với Nhà nước. Xuất phát từ thực trạng ấy mà ngành tư vấn thuế ra đời để giúp doanh nghiệp vừa tối thiểu được khoản chi phí thuế, vừa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà nước. 

Nhiều người cho rằng nếu theo nghề Tư vấn thuế thì con đường sự nghiệp sẽ bị hạn chế. Điều này sẽ chỉ đúng nếu như bạn so sánh cơ hội nghề nghiệp của ngành Tư vấn thuế với ngành Kiểm toán. Nếu ngành Kiểm toán cung cấp những cơ hội việc làm liên quan tới nhiều lĩnh vực liên quan tới Tài Chính - Kế Toán thì ngành dịch vụ Tư vấn thuế sẽ chỉ cung cấp các cơ hội việc làm liên quan đến Thuế. Thực tế thì các dịch vụ thuế có rất nhiều dòng dịch vụ khác nhau phục vụ cho nhiều nhu cầu của doanh nghiệp như:

  • Nhóm dịch vụ tư vấn tuân thủ thuế (Advisory services: Tax Review, Tax Ruling, Transfer Pricing);
  • Nhóm dịch vụ kế toán (Outsourced accounting services);
  • Nhóm dịch vụ tính lương, thuế thu nhập cá nhân (Payroll services);
  • Nhóm dịch vụ làm giấy phép (Licensing services).

Như vậy có thể thấy dịch vụ Thuế rất đa dạng, người làm về dịch vụ Thuế cũng sẽ tích lũy được kinh nghiệm ở rất nhiều ngành nghề, từ đó có nhiều lựa chọn cho sự nghiệp trong tương lai.

►►► Đọc thêm: Phỏng Vấn Giảng Viên SAPP Về Lộ Trình Thăng Tiến Trong Nghề Tư Vấn Thuế Tại Việt Nam

3. Tổng kết ưu và nhược điểm


 

Kiểm toán

Thuế

Ưu điểm

  • Có cơ hội phát triển khả năng, hiểu biết chuyên sâu về báo cáo tài chính.
  • Được tiếp xúc và có cái nhìn toàn cảnh về hoạt động của doanh nghiệp, phát triển khả năng teamwork, tiếp xúc làm việc với khách hàng. 
  • Cơ hội việc làm phong phú hơn sau khi nghỉ cao hơn vì có kiến thức chắc chắn về báo cáo tài chính, có thể chuyển sang nhiều vị trí công việc khác nhau như: CFO, kế toán trưởng, kế toán tổng hợp hoặc các ngành nghề khác.
  • Trong trường hợp muốn gắn bó lâu dài với BIG4, thì cơ hội thăng tiếnlên các vị trí cao hơn cũng dễ dàng nhiều hơn là so với thuế.
  • Công việc sẽ chuyên môn hơn nếu so với kiểm toán.
  • Lương cao hơn kiểm toán viên, lương xấp xỉ lương của advisory, càng lên cao chênh lệch sẽ càng lớn.
  • Ít phải đi lại hơn nếu so với kiểm toán.
  • Dễ cân bằng cuộc sống cá nhân hơn.
  • Thuế sẽ là nghề phù hợp hơn để gắn bó lâu dài, vì càng làm lâu thì trình độ, hiểu biết về luật thuế sẽ càng được nâng cao.

Nhược điểm

  • Rất bận nếu vào mùa. Cuộc sống cá nhân bị xáo trộn rất nhiều.
  • Phải đi lại nhiều nếu khách ở tỉnh.
  • Ảnh hưởng tới sức khỏe và mối quan hệ cá nhân.
  • Lương thấp hơn Tư vấn thuế.
  • Cần phải đào tạo rất nhiều nếu như bạn là nhân viên mới. Khi lên tới Staff 2 hoặc Senior bạn mới có thể tự tin giao tiếp với khách hàng.
  • Cơ hội thăng tiến lên các vị trí cao thấp hơn vì tỉ lệ bỏ việc thấp, các vị trí cao ít người muốn nhảy việc.
  • Đầu ra hẹp hơn so với kiểm toán.

Bảng 1: So sánh ưu nhược điểm của Kiểm toán và Tư vấn thuế

4. Tạm kết

Tổng kết lại, về lựa chọn giữa 2 vị trí Kiểm toán hay Tư vấn thuế, chúng ta cần xét tới các tiêu chí như: định hướng sau này muốn làm gì, khả năng của bản thân, sự phù hợp giữa tính cách đối với nghề. Cả 2 nghề đều có có cái hay riêng và sẽ đem lại những giá trị riêng. Hy vọng sau bài viết, các bạn đã có thể đưa ra được quyết định phù hợp với bản thân mình nhé!

NHẬN ƯU ĐÃI CHO CÁC KHÓA HỌC ACCA

New call-to-action