<img height="1" width="1" style="display:none" src="https://www.facebook.com/tr?id=1718836035006664&amp;ev=PageView&amp;noscript=1">

Lộ Trình Thăng Tiến Nghề Nghiệp Với Ngành Kế Toán Quản Trị

Lộ trình thăng tiến với ngành kế toán quản trị-01

Kế toán quản trị đóng vai trò rất quan trọng trong các vị trí quản trị doanh nghiệp và phát triển chiến lược của doanh nghiệp. Theo chia sẻ của ông Jeffrey C. Thomson - Chủ tịch kiêm Tổng Giám Đốc toàn cầu IMA: “Cơ hội nghề nghiệp cho Kế toán quản trị ở Việt Nam là rất lớn. Hiện nay có rất nhiều tổ chức nghề nghiệp trên thế giới đã có mặt ở Việt Nam và chính tại Việt Nam cũng có rất nhiều tổ chức được thành lập như VAA, VACPA. Bộ Tài chính cũng là một tổ chức có nhiều hỗ trợ cho hoạt động kế toán quản trị ở Việt Nam trong những năm gần đây”.

Kế toán quản trị hỗ trợ rất nhiều cho sự phát triển doanh nghiệp, kiểm soát nội bộ, kiểm soát rủi ro. Kế toán quản trị sẽ tạo ra nhiều giá trị cho con người nói riêng và cả xã hội nói chung cùng với sự phát triển kinh tế về mặt vĩ mô. Như vậy, sẽ có nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp Kế toán quản trị trong những năm tới.

Trong bài viết này, SAPP sẽ cùng bạn tìm hiểu về ngành kế toán quản trị và cơ hội nghề nghiệp liên quan, từ đó lựa chọn được định hướng nghề nghiệp phù hợp.

1. Nghề Kế toán quản trị là gì? Tầm quan trọng của kế toán quản trị trong thời đại kinh tế ngày nay tại Việt Nam

Ngành Kế toán quản trị được định nghĩa bởi Hội kế toán viên quản trị (Institute of Management Accountants) là: “Những công việc chuyên môn liên quan đến việc tham gia vào các quyết định quản trị, xây dựng hệ thống, lập kế hoạch và quản trị hiệu quả hoạt động, báo cáo và kiểm soát tài chính nhằm hỗ trợ cho việc lập và thực thi chiến lược doanh nghiệp.”

Nói một cách ngắn gọn và dễ hiểu, kế toán quản trị tập trung vào tình hình tài chính của doanh nghiệp trong ba mảng chính:

  • Chi phí và giá thành
  • Dự toán
  • Phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động

Nhiều người vẫn thường có sự nhầm lẫn về chức năng của kế toán quản trị và kế toán tài chính, thường dùng kế toán tài chính để thay thế một vài chức năng của kế toán quản trị. Tuy nhiên, hai công cụ này đều xoay quanh việc cung cấp các báo cáo kế toán cho doanh nghiệp nhưng với mục đích sử dụng hoàn toàn khác nhau:


Phân biệt kế toán tài chính và kế toán quản trị

Hình 1: So sánh kế toán quản trị và kế toán tài chính

Kết quả của kế toán tài chính chính là báo cáo tài chính, đánh giá tình trạng sức khỏe tài chính tổng quan của doanh nghiệp dành cho Ban cổ đông trong những năm đã qua.

Kết quả của kế toán quản trị là Báo cáo liên quan doanh thu, tỷ trọng lợi nhuận, chi phí... giúp doanh nghiệp có thể tối ưu mức lợi nhuận của doanh nghiệp trong tương lai.

Giữa hai mảng chức năng này dễ dàng có sự trao đổi về vị trí công việc. Ở những năm đầu tiên của sự nghiệp, những công việc phổ biến thường là các vị trí kế toán tài chính, cụ thể là kế toán các phần hành. Sau đó, bạn có thể chuyển sang các vị trí liên quan đến kế toán quản trị như: phân tích dự toán hay phân tích tài chính và sau đó thăng tiến lên các vị trí cao hơn về quản trị tài chính.

2. Cơ hội phát triển nghề nghiệp trong ngành Kế toán quản trị là gì?

Công việc của vị trí kế toán quản trị có thể phân cấp như sau:

  • Staff roles
  • Accounting associate: Kế toán viên
  • Financial analyst: Phân tích tài chính
  • Senior staff roles
  • Senior accountant: Kế toán cấp cao
  • Senior financial analyst: Phân tích tài chính cao cấp
  • Management roles
  • Accounting manager: Trưởng phòng kế toán
  • Financial manager: Giám đốc quản trị tài chính
  • Regional director: Giám đốc khu vực
  • Senior management roles
  • Financial planning & analysis: Lập kế hoạch và phân tích tài chính
  • Treasurer: Quản lý quỹ
  • Director of financial control: Giám đốc kiểm soát tài chính

Nội dung cụ thể cho từng công việc và chế độ đãi ngộ:

Đãi ngộ của các công việc

 Hình 2: Đãi ngộ của các công việc

Nhìn chung, mức lương của ngành Kế toán quản trị thường cao hơn vị trí kế toán tài chính, do yêu cầu số năm kinh nghiệm làm việc cao hơn. Đối với mức lương cho từng năm kinh nghiệm, bạn có thể tham khảo trong bài viết này.

3. Làm thế nào để tìm việc trong ngành Kế toán quản trị?

Gần 75% những chuyên gia tài chính đều làm việc trong doanh nghiệp với các vị trí liên quan đến kế toán quản trị như: phân tích tài chính, giám đốc tài chính, giám đốc kiểm soát tài chính. Những người này có ảnh hưởng lớn đối với quá trình đưa ra quyết định về định hướng và chiến lược của doanh nghiệp.

3.1. Yêu cầu về bằng cấp

Yêu cầu tối thiểu để có thể làm việc ở các công ty, doanh nghiệp hay tổ chức tài chính là bằng cử nhân đại học. Hơn thế nữa, bằng thạc sỹ cũng càng trở nên phổ biến và dần đã trở thành điều thiết yếu để thành công trong ngành này.

Ngoài tấm bằng cử nhân hay thạc sỹ, các nhân sự trong ngành Kế toán quản trị thường xuyên phải trải qua các kỳ thi để có được chứng chỉ hành nghề như: ACCA, CPA, IMA, CIMA…

3.2. Yêu cầu về kỹ năng

Trong thị trường lao động vô cùng cạnh tranh như hiện nay, bằng cấp chỉ là một trong nhiều yếu tố để xét tới câu chuyện tuyển dụng và thăng tiến của bạn. Bạn cần trang bị các kỹ năng cứng và kỹ năng mềm để có thể nhanh chóng xử lý các công việc:

  • Kỹ năng mềm: khả năng phân tích số liệu tài chính, lập báo cáo, kỹ năng giải quyết vấn đề, tư duy logic và kỹ năng giao tiếp là cực kỳ quan trọng.
  • Kỹ năng cứng: thành thạo Excel, Pivot table, VBA cũng vô cùng cần thiết.

3.3. Yêu cầu về kiến thức chuyên môn

Cuối cùng, kế toán quản trị viên cần có khả năng hiểu được bản chất các vấn đề xoay quanh kế toán tài chính, kế toán quản trị và tài chính, giúp cho việc ứng dụng vào thực tế dễ dàng hơn:

  • Kế toán (Staff và senior staff): Excel, Accounts Receivable, Account Payable, Financial Reporting, Bookkeeping
  • Tài chính (Management và senior management level): Excel, Financial Analysis, Data Analysis, Financial Reporting, Accounting

4. Lời kết:

Việt Nam trong những năm gần đây đã nhanh chóng hội nhập với Quốc tế qua các hiệp định như: TPP, APEC. Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh và phát triển của doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều hạn chế khi đa số doanh nghiệp tại Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chính vì thế, doanh nghiệp Việt Nam cần tìm hiểu thêm về các kiến thức của ngành Kế toán Quản trị và Tài chính, giúp các nhà quản trị doanh nghiệp có khả năng lường trước được những sự biến động của thị trường quốc tế, và cải thiện hiệu quả cạnh tranh của doanh nghiệp.

Cùng với Tài chính, ngành Kế toán quản trị trong những năm gần đây đã mở rộng nhiều cơ hội tuyển dụng và phát triển. Một số doanh nghiệp Việt Nam và Quốc tế có sự phát triển của bộ phận này như: Vinamilk, Austdoor, Mtalent, Vinpearl…

>>> Xem thêm:

NHẬN ƯU ĐÃI CHO CÁC KHÓA HỌC ACCANew call-to-action