<img height="1" width="1" style="display:none" src="https://www.facebook.com/tr?id=1718836035006664&amp;ev=PageView&amp;noscript=1">

Thực Tập BIG4, Chuẩn Bị Những Gì?

 

Thực tập BIG4 cần gì

Thời điểm này hẳn các bạn sinh viên đã bắt đầu cầm trên tay những “chiếc vé tốc hành” đến kỳ thực tập kiểm toán đầu tiên tại BIG4 hoặc Non-BIG của riêng mình rồi đúng không nhỉ? Bên cạnh niềm vui và sự chờ mong đến kỳ thực tập tại những công ty kiểm toán hàng đầu thế giới, chắc các bạn cũng băn khoăn mình nên chuẩn bị gì, nên học thêm gì. Bắt đầu làm việc tại môi trường công sở là bước tiến lớn với những bạn sinh viên mới rời ghế nhà trường. Môi trường làm việc sẽ khiến các bạn sinh viên mới ra trường thấy mới lạ và cũng cả một chút choáng ngợp khi bắt đầu một công việc thực thụ. Để hỗ trợ các bạn trong bước khởi đầu của một kỳ thực tập thành công, SAPP mang đến cho các bạn một số lời khuyên giúp bạn có sự chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thực tập của mình. Cùng SAPP tìm hiểu nhé!

1. Hiểu về công việc thực tập kiểm toán

Bước khởi đầu sẽ đóng vai trò quyết định con đường bạn đi sẽ như thế nào trong thời gian tiếp theo. Tìm hiểu trước về các công việc của trợ lý kiểm toán sẽ là quyết định đúng đắn giúp bạn không bỡ ngỡ trong thời gian đầu đi làm.

1.1. Tìm hiểu công việc của vị trí thực tập kiểm toán

Với vị trí trợ lý kiểm toán, thời gian đầu các bạn sẽ được hỗ trợ kiểm toán viên hoàn thành hồ sơ kiểm toán cho khách hàng cũng như phối hợp cùng kiểm toán viên thực hiện các công việc hậu cần cho mỗi hợp đồng kiểm toán. Bên cạnh đó, bạn cũng được phối hợp với trưởng nhóm kiểm toán để thực hiện quá trình kiểm toán từ khâu lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán đến khâu tổng hợp, lập các báo cáo kiểm toán. Sau mỗi job, thực tập sinh đều phải làm working paper và nộp lại cho senior. Để tránh những bỡ ngỡ trong thời gian đầu, bạn nên dành thời gian trước kỳ thực tập tìm hiểu về chu trình kiểm toán khép kín và các thủ tục định khoản. Bên cạnh đó, việc tìm hiểu cách lập working paper cũng là điều cần chú ý.

►►► Tham khảo: 5 Câu Hỏi Bạn Cần Đặt Ra Trước Khi Đi Thực Tập Kiểm Toán

1.2. Chuẩn bị cho lần đầu đi job tỉnh

Không chỉ được nhận job tại thành phố của trụ sở công ty, các bạn thực tập sinh còn có cơ hội đi các job ở tỉnh. Sự chuẩn bị tốt trước khi đi các job ở tỉnh chính là chìa khóa cho một job thành công. Trước khi đi nhận job, bạn cần “trang bị” kỹ càng, chuẩn bị đầy đủ tài liệu cho một chuyến công tác hiệu quả. Những người có kinh nghiệm đi trước sẽ hỗ trợ bạn trong việc chuẩn bị từ những đồ vật cần thiết đến những lưu ý cần biết.

Không chỉ chuẩn bị về giấy tờ, bạn nên hiểu rõ phong cách làm việc của team mình và cả khách hàng. Mỗi team có một phong cách làm việc riêng và bạn nên tôn trọng cũng như linh hoạt trong quá trình làm việc cùng team. Vì giờ giấc làm việc cũng như văn hóa làm việc của mỗi khách hàng sẽ khác nhau, bạn cũng nên dành thời gian tìm hiểu trước để tránh những sai sót không nên có khi gặp khách hàng.

Hiểu được tính chất công việc, yêu cầu của nhà tuyển dụng sẽ giúp các bạn sinh viên tự tin hơn và được đánh giá cao bởi đồng nghiệp và cấp trên. Cơ hội được giữ lại sau quá trình thực tập của bạn cũng vì thế mà cao hơn đó.

2. Chuẩn bị “bí kíp” chuyên môn

Nền tảng kiến thức chuyên ngành kế - kiểm tốt sẽ là điều thiết yếu của các thực tập sinh. Tuy nhiên, kiến thức chuyên ngành ở trường Đại học được đánh giá vẫn mang tính lý thuyết và chưa có tính thực tiễn. Chính vì vậy, các bạn sinh viên khi mới rời khỏi ghế nhà trường và bước vào môi trường công sở cần tự chuẩn bị cho mình kiến thức thực tế áp dụng trong công việc.

Với vị trí trợ lý kiểm toán, các bạn thực tập sinh thường được giao công việc về các phần hành. Các phần hành kiểm toán yêu cầu bạn thông thạo kỹ năng sử dụng Excel. Tìm hiểu về các thủ tục kiểm toán, thành thạo 10 phần hành kiểm toán và công cụ Excel là những việc bạn nên làm trong thời gian chuẩn bị đi thực tập. Các phần hành kiểm toán thường gặp là các phần hành tiềnphần hành về lương hay chi phí trả trước…Các phần hành này được đánh giá là dễ với các bạn intern nhưng cũng rất dễ nhầm lẫn. Vì vậy, nếu có thời gian bạn nên tham gia một khóa học về Kiểm toán thực hành trên Excel hướng dẫn bạn cách tiếp cân chính xác nhất về kiểm toán và tránh bỡ ngỡ cho lần đầu đi job.

Công việc thực tế của các bạn thực tập sinh sẽ khác so với những gì bạn được dạy trên ghế nhà trường. Bạn sẽ cần làm quen với chu trình kiểm toán khép kín sẽ gồm: các bước lên kế hoạch, thực hiện và viết báo cáo. Nếu bạn là một sinh viên chuyên ngành kiểm toán, bạn cần biết về chu trình kế toán, các chứng từ kế toán, cách định khoản và các công việc thường gặp của kế toán. Học hỏi trong suốt quá trình làm việc, nâng cao kỹ năng chuyên môn của bản thân là bệ phóng tốt cho quá trình thăng tiến trong công việc.

►►► Tham Khảo: Tuyển Tập 200 Phím Tắt Excel Cho PC và Mac

3. Nắm chắc kỹ năng mềm:

Học tập tại trường Đại học mang đến cho sinh viên nhiều cơ hội tiếp xúc với những mảng kiến thức khổng lồ nhưng chưa tạo được môi trường để các bạn sinh viên luyện tập kỹ năng mềm. Vì vậy, một số lượng không nhỏ các bạn vừa ra trường có kiến thức chuyên môn tốt nhưng chưa có những kỹ năng mềm cần thiết trong môi trường công sở.

3.1. Xây dựng kỹ năng giao tiếp chuyên nghiệp & thái độ làm việc tích cực

Làm việc tại các tập đoàn đa quốc gia yêu cầu nhân viên sự linh hoạt caokỹ năng giao tiếp trong công việc. Với công việc kiểm toán, các bạn thường sẽ đi cùng team gặp khách hàng không chỉ ở Hà Nội hay Hồ Chí Minh mà cả các tỉnh lân cận. Bởi vậy, bạn cần có kỹ năng làm việc nhóm cũng như kỹ năng giao tiếp trong công việc để có thể phối hợp tốt với đồng nghiệp và senior của mình. Kỹ năng giao tiếp chuyên nghiệp trong công việc không phải là sự "khôn lỏi", "bằng mặt không bằng lòng" mà là cách bạn nói chuyện, giao tiếp trong công việc một cách khéo léo, thông qua email, điện thoại hay báo cáo công việc. Chính việc có được kỹ năng giao tiếp chuyên nghiệp sẽ là lợi thế giúp bạn giữ mối quan hệ tốt không chỉ với senior mà cả các bạn thực tập sinh khác.

Kỳ thực tập của bạn được đánh giá tốt hay tệ dựa trên thái độ của bạn khi làm việc cùng senior và associates. Thái độ làm việc cầu tiến, chăm chỉ học hỏi là thái độ senior mong muốn ở bạn. “Attitude is everything”. Nền tảng chuyên môn chưa xuất sắc nhưng nếu bạn có thái độ làm việc tốt, bạn vẫn sẽ được đánh giá là một thực tập sinh tiềm năng. Thái độ làm việc được thể hiện ở rất nhiều khía cạnh nhỏ nhặt mà bạn nên dành thời gian để ý trong quá trình làm việc.

3.2. Phát triển năng lực tự nghiên cứu

Một kỹ năng quan trọng không kém khác chính là Kỹ năng tự nghiên cứu (research). Kỹ năng tự nghiên cứu và tìm tài liệu là kỹ năng trọng yếu cần biết. Môi trường làm việc công sở yêu cầu nhân viên phải có kỹ năng tự nghiên cứu tốt nhằm hỗ trợ trong công cuộc đi kiểm toán. Nghiên cứu chứng từ, tìm hiểu và tìm kiếm thông tin, khung chuẩn mực, tài khoản là công việc không thể thiếu của một bạn thực tập sinh.

Tuy rằng bên cạnh bạn luôn có những người đồng hành sẵn sàng giúp đỡ, bạn cũng nên “tự thân vận động” tại những thời điểm bận rộn trong năm. Ngoài việc tự tìm hiểu và nghiên cứu trên Internet, đi hỏi kinh nghiệm của những người đi trước cũng là cách hay giúp bạn giải quyết vấn đề của mình.

►►► Xem thêm: Tuyển tập Kinh nghiệm 10 Phần Hành Kiểm toán Cơ Bản cùng các lưu ý trong kiểm toán thực hành.

4. Lời kết

Khoảng cách giữa môi trường học tập và môi trường công sở khá xa. Để không cảm thấy hụt hẫng và "lệch nhịp" với công việc, các bạn thực tập sinh cần dành thời gian chuẩn bị cho bản thân mình và cho cả công việc sắp tới. SAPP Academy mong rằng bài viết này sẽ hỗ trợ các bạn phần nào trong quá trình chuẩn bị cho một kỳ thực tập của mình.

Chúc các bạn có một kỳ thực tập thành công rực rỡ!

►►► Xem thêm


Đăng ký tư vấn lộ trình thi tuyển BIG 4

New call-to-action