<img height="1" width="1" style="display:none" src="https://www.facebook.com/tr?id=1718836035006664&amp;ev=PageView&amp;noscript=1">

Tổng Hợp Dạng Câu Hỏi Nhà Tuyển Dụng BIG4 Hay Hỏi Nhất Trong Vòng Phỏng Vấn Cá Nhân Kỳ Internship 2022

Tiến tới vòng phỏng vấn cá nhân cũng đồng nghĩa với việc các ứng viên đang tiến gần tới cánh cửa trở thành thực tập sinh của các BIG4. Đây là cơ hội để ứng viên được đối thoại trực tiếp với nhà tuyển dụng và thể hiện bản thân. Tuỳ vào mỗi BIG mà motif phỏng vấn sẽ khác nhau. Tuy nhiên, bộ câu hỏi thường có một số nội dung khá tương đồng với nhau.

Cùng SAPP Academy bỏ túi tất cả các dạng câu hỏi thường gặp trong vòng phỏng vấn các kỳ tuyển dụng Internship BIG4 hàng năm để có thể chuẩn bị tốt nhất cho kỳ tuyển dụng Internship BIG4 2022 nhé!

1 (40)

1. Câu Hỏi Chung (Background Questions)

Đây sẽ là những câu hỏi cơ bản nhất khi bạn bắt đầu vòng phỏng vấn cá nhân của mình. Những câu hỏi này không khó nhưng nó sẽ tạo ấn tượng đầu về bạn trong mắt của nhà tuyển dụng. Do đó, bạn nên chuẩn bị thật chu đáo nhé!

Đồng thời, "đầu xuôi đuôi lọt". Vậy nên trả lời những câu hỏi này một cách trơn tru, thành thục cũng góp phần đem đến sự tự tin cho bạn khi trả lời các câu hỏi sau đó.

Thông thường, nhà tuyển dụng sẽ đặt ra các câu hỏi được khai thác từ thông tin ứng viên cung cấp qua CV đã nộp. Việc hỏi lại những thông tin này không chỉ giúp cho buổi phỏng vấn trở nên tự nhiên hơn. Mà còn giúp ứng viên dễ dàng bắt kịp với nhà tuyển dụng và cho thấy được những điều đặc biệt hơn ở bạn mà CV chưa thể hiện hết được. 

Một vài câu hỏi phỏng vấn thường gặp sẽ như sau:

  • Hãy giới thiệu đôi chút về bản thân? (Tell me a little about yourself?)
  • Môn học nào bạn yêu thích nhất? (What class did you enjoy the most?)
  • Điều gì khiến bạn luôn bận rộn và áp lực khi còn là sinh viên? (What has been keeping you busy on campus lately?)
  • Bạn thích làm gì trong thời gian rảnh rỗi? (What do you enjoy doing in your free time?)

2. Câu Hỏi Về Trải Nghiệm Cuộc Sống (In-Depth Experience Questions)

Sau khi cả hai bên đã tỏ ra thoải mái và cởi mở hơn, nhà tuyển dụng sẽ tìm hiểu ứng viên sâu hơn với các câu hỏi về các trải nghiệm của ứng viên để từ đó đánh giá sự phù hợp. Những câu hỏi này không chỉ đánh dấu sự chuyển đổi từ những câu hỏi đơn giản sang phức tạp mà còn đánh dấu bước chuyển các câu hỏi từ phần thông tin cá nhân sang các hoạt động làm thêm và ngoại khóa đáng chú ý mà bạn trình bày trong CV.

Để trả lời những câu hỏi này, bạn không nên chỉ lặp lại những gì đã ghi trong CV. Bởi nhà tuyển dụng muốn đánh giá và tìm kiếm kỹ lưỡng hơn về các đặc điểm cá nhân thông qua việc đi sâu vào chi tiết của các trải nghiệm.

Những câu hỏi này cũng sẽ được áp dụng để hỏi các hoạt động ngoại khóa bên cạnh việc học tập trên trường. Mọi hoạt động đều nên được trình bày tỉ mỉ về nguyên nhân tham gia, các thành tích cũng như kỹ năng bạn thu nhận được thông qua những gì bạn đã làm trong tổ chức. Vậy nên bạn cần thể hiện sự cống hiến, chăm chỉ và những lợi ích mà bạn đã mang đến cho tổ chức trong suốt thời gian hoạt động.

Những câu hỏi phỏng vấn cụ thể bạn có thể gặp:

  • Trách nhiệm chính của bạn trong công việc đó là gì? (What were your responsibilities at this job?)
  • Khó khăn nhất bạn gặp phải khi thực hiện công việc? Bạn đã vượt qua khó khăn đó như thế nào? (What was the most difficult aspect of this job? How did you handle it?)
  • Bạn đã cải thiện được điều gì trong công việc của bạn? (What is something you improved at this job?)
Blog luyện thi BIG4 chỉ trong 4 tháng nước rút__663x398 (1)

3. Câu Hỏi Xử Lý Tình Huống (Behavioral Questions)

Các câu hỏi về xử lý tính huống thường là những câu hỏi khó nhất trong một cuộc phỏng vấn. Bởi nó đòi hỏi sự ứng biến linh hoạt của ứng viên. Bởi dù bạn đã phải mất rất nhiều thời gian để chuẩn bị cho câu trả lời nhưng không phải lúc nào cũng "trúng tủ". Rất nhiều trường hợp nhà tuyển dụng lựa chọn một tình huống bất ngờ để kiểm tra khả năng phản ứng của ứng viên trong các tình huống đó.

Cách giải quyết tốt nhất là bạn nên dành ra một ít phút để suy nghĩ rồi mới đưa ra câu trả lời chính thức. Nhà tuyển dụng luôn yêu cầu nhận được một câu trả lời thực sự có chất lượng và thấu đáo. Vậy nên, dành thời gian suy nghĩ và sắp xếp lại các ý tưởng sẽ giúp bạn có được câu trả lời chu toàn và dễ làm hài lòng được nhà tuyển dụng hơn.

Một mẹo khá hay bạn có thể tham khảo là hãy liên tưởng và kết nối tình huống bạn đang gặp phải với một tình huống tương tự trong cuộc sống. Nó có thể giúp bạn đưa ra phương án giải quyết phù hợp với những gì nhà tuyển dụng đang tìm kiếm.

Một vài câu hỏi cụ thể bạn có thể gặp trong vòng phỏng vấn:

  • Bạn có thể đưa ra một ví dụ về tình huống bạn phải làm việc dưới một deadline gấp? (Give me an example of when you had to work under a seemingly impossible deadline?)
  • Bạn đã bao giờ từng làm việc trong một nhóm mà ở đó mọi người đều không hài lòng về nhau? Bạn giải quyết tình huống đó như thế nào? (Have you ever worked in a team setting where not everyone in the team agreed? How did you handle it?)
  • Bạn đã bao giờ làm việc vượt quá trách nhiệm của bản thân để đạt một thành quả nào đó chưa? (Can you tell me about a time when you went above and beyond your responsibilities to help accomplish something?)

4. Câu Hỏi Chuyên Ngành (Technical Questions)

Các câu hỏi chuyên ngành thường rất ít khi được sử dụng trong vòng phỏng vấn (trừ Deloitte). Bởi điều đó có thể gây khó khăn cho ứng viên trong việc chuẩn bị trọn vẹn những kiến thức cần thiết để trả lời. Thông thường, câu hỏi chuyên ngành thường chỉ được hỏi khi nhà tuyển dụng đã "nhắm" bạn rồi, và họ chỉ muốn thử thách bạn một chút (vì bạn chắc chắn sẽ được đào tạo lại để phù hợp hơn với nhu cầu làm việc).

Bạn cũng không phải quá lo lắng nếu bản thân học trái ngành. Bởi BIG4 hiện tại có tỷ lệ ứng viên trái ngành khá cao nên họ khá thành thục trong việc đào tạo những người không học đúng chuyên ngành trở thành một nhân viên tốt cho doanh nghiệp.

Dẫu vậy, việc chuẩn bị thật chu đáo cho những câu hỏi này cũng sẽ khiến bạn ghi điểm rất lớn trong mắt nhà tuyển dụng. Những câu hỏi bạn thường gặp sẽ liên quan đến:

  • Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IAS), Chuẩn mực Kế toán Việt Nam (VAS)
  • Chuẩn mực Kiểm toán Quốc tế (ISA)
  • Các kiến thức về kế toán tài chính, kế toán quản trị, và kiểm toán (Bạn có thể tìm hiểu thêm các môn học trong chương trình của Hiệp hội kế toán công chứng Anh quốc – ACCA)

5. Câu Hỏi Khác

Ngoài những câu hỏi trên, ứng viên sẽ bị hỏi những câu hỏi mở rộng để nhà tuyển dụng có thể hiểu rõ hơn về con người của bạn. Những câu hỏi này không quá khó như những câu hỏi tình huống nhưng cũng đòi hỏi ứng viên có một sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước buổi phỏng vấn.

Các câu hỏi bạn cần chuẩn bị bao gồm:

  • Điểm mạnh nhất của bạn là gì? (What is your greatest strength?)
  • Điểm yếu nhất của bạn là gì? (What is your biggest weakness?)
  • Miêu tả một chút về phong cách làm việc của bạn. (Describe your working style.)

Trên đây là những chia sẻ cá nhân được tổng hợp từ nhiều học viên đã vượt qua các vòng tuyển dụng của Big4 trong các kỳ Internship trước đó. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn trong quá trình ôn luyện sắp tới.

Chặng đường đi đến BIG4 là một chặng đường dài. Nhưng với sự chuẩn bị vững vàng cả về tâm lý, kiến thức, kỹ năng cũng như kinh nghiệm làm việc, chắc chắn đích đến của quãng đường này sẽ nằm trong khả năng của bạn. 

Khoá học Luyện Thi BIG4 Cấp Tốc – Chuẩn Bị Tuyển Dụng Hoàn Hảo có những gì?

  • 100% giảng viên đến từ BIG4;
  • Nội dung khóa học liên tục được cập nhật, bám sát đề thi tuyển dụng qua từng năm.
  • Học tập với case study và tình huống thực tế, giúp học viên dễ dàng tiếp cận kiến thức từ thực tiễn.
  • Hỗ trợ sửa CV, cover letter miễn phí.
  • Mô phỏng vòng phỏng vấn nhóm và phỏng vấn cá nhân tại BIG4, giúp học viên dễ dàng thấu hiểu và làm quen với các tiêu chí đánh giá nhân sự của BIG4 trong buổi phỏng vấn.

ĐĂNG KÝ NGAY TẠI ĐÂY

New call-to-action