Cùng lắng nghe chia sẻ của bạn Trần Phương Anh về trải nghiệm tại các vòng tuyển dụng của BIG4 và bật mí về đề test tại vòng kiểm tra kiến thức nhé!
Mình là Trần Phương Anh, sinh viên năm cuối ngành Kiểm toán của Đại học Kinh tế Quốc dân và vừa kết thúc 3 tháng thực tập kiểm toán tại KPMG.
Năm 2018 - 2019, mình đã từng tham dự tuyển dụng của cả bốn công ty kiểm toán BIG4:
Trong 4 BIG, mình đã nhận được offer của KPMG, Deloitte và PwC. Trong bài viết này mình muốn chia sẻ nhiều hơn về trải nghiệm của mình khi vượt qua các vòng tuyển dụng BIG4 vị trí trợ lý kiểm toán.
Quy trình tuyển dụng của BIG4 khá giống nhau về hình thức với bốn vòng thi: (1) Loại CV, (2) Test năng lực, (3) Phỏng vấn nhóm, (4) Phỏng vấn cá nhân nhưng khác nhau về mức độ khó chuyên ngành.
Đề thi vòng test của các BIG có thể chia làm hai nhóm: nhóm chuyên ngành (Deloitte, EY và KPMG) và nhóm không chuyên ngành (PwC).
Đề test của nhóm chuyên ngành (Deloitte, EY và KPMG) có kiến thức kiểm toán dừng lại ở mức hiểu biết những khái niệm cơ bản nhất. 2018 là năm đầu tiên của chương trình Deloitte Passport. Mình thấy đề thi vòng test Deloitte có nội dung khá “dễ thở” so với các năm trước đây. Trái lại, mức độ khó của đề thi test ở EY và KPMG vẫn được duy trì như mọi năm.
Đề thi của ba BIG này thường có mười câu hỏi về kiểm toán xoay quang các nội dung cơ bản như:
Riêng PwC thì không test kiến thức chuyên ngành mà là SHL test. Trong đó, PwC chọn hai nhóm test chủ yếu là numerical reasoning và verbal reasoning. Dạng test này được dùng rất phổ biến ở các công ty đa quốc gia và có thể dễ dàng tìm thấy đề thi thử trên mạng.
Đối với phỏng vấn nhóm, Deloitte là BIG duy nhất đưa ra case về kiểm toán. KPMG đưa ra câu hỏi về kế toán, theo xu hướng áp dụng khung chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS/ IAS tại Việt Nam. EY và PwC vẫn giữ nguyên cấu trúc câu hỏi theo các năm trước về kiến thức xã hội.
Nội dung vòng phỏng vấn nhóm của Deloitte tập trung hỏi rất nhiều về kiến thức kiểm toán. Case study của Deloitte gồm bốn câu câu hỏi. Câu đầu tiên là về lý thuyết kiểm toán. Ba câu sau đều hỏi về kiểm toán nội bộ (Internal control) thuộc hai chủ đề chính:
Đây là dạng câu hỏi “đậm chất” ACCA AA/F8 nên cách tiếp cận tối ưu nhất chính là áp dụng cách tiếp cận của môn học này.
Môn ACCA AA/F8 đưa ra các case study với nhiều quy trình vận hành trong doanh nghiệp để các bạn nhận diện rủi ro/điểm yếu trong hệ thống kiểm soát nội bộ rồi đưa ra cách khắc phục tương ứng. Đối với sinh viên, với lượng kiến thức thực tế còn ít, case study ACCA AA/F8 thực sự là nguồn tài liệu rất hữu ích rèn luyện tư duy kiểm toán và làm quen với dạng câu hỏi của vòng phỏng vấn nhóm tại Deloitte.
Mình tham gia tới vòng thi phỏng vấn cá nhân của Deloitte và PwC. Đối với KPMG thì vòng thi cuối là vòng sân khấu hóa nên không có buổi phỏng vấn cá nhân.
Điểm chung là ban đầu các Partners/Directors đặt ra cho mình các câu hỏi về cuộc sống và hoạt động ngoại khóa để hiểu thêm về con người và định hướng cá nhân của mình. Ngoài ra, có lẽ vì trong CV mình ghi học chuyên ngành kiểm toán và đã học ACCA nên cả Deloitte và PwC đều hỏi thêm những câu hỏi về chuyên ngành.
Khi được hỏi về phần kiến thức thích nhất trong kiểm toán, mình đã trả lời là Đánh giá rủi ro (risk assessment). Ngay sau đó, mình được đặt ra những câu hỏi về các rủi ro của một doanh nghiệp kinh doanh bitcoin (trong vòng phỏng vấn của Deloitte) và các rủi ro của phần hành hàng tồn kho (trong vòng phỏng vấn PwC). Để trả lời các câu hỏi này, mình hoàn toàn dựa vào các mục tiêu kiểm toán được học ở ACCA AA/F8 và sự hiểu biết cá nhân về bitcoin cũng như quy trình quản lý hàng tồn kho.
Trước khi tham gia thi tuyển BIG4, mình đã học và thi môn ACCA AA/F8 nên mình hoàn toàn ôn tập dựa theo đề cương môn ACCA AA/F8 (ACCA AA/F8 syllabus). Ngoài ra, để giúp việc học tập dễ dàng hơn, theo kinh nghiệm của mình thì bạn có thể tập trung vào những phần kiến thức trọng yếu của ACCA AA/F8 thường gặp trong đề test BIG4 bao gồm:
Các mảng kiến thức này đều có thể tìm đọc trong sách giáo trình BPP, Kaplan, pass exam của ACCA và lecture note của Opentuition hoặc các tài liệu giảng dạy ACCA AA/F8 ở các trung tâm đào tạo.
Ngoài ra, mình còn sử dụng COSO framework để làm “kim chỉ nam” trong việc luyện tập, nhận diện điểm yếu của hệ thống kiểm soát nội bộ và đưa ra cách khắc phục tương ứng. Framework này tuy ngắn gọn nhưng là một công cụ rất sắc bén trong các câu hỏi liên quan đến hệ thống kiểm soát nội bộ của môn ACCA AA/F8 cũng như của đề thi test BIG4.
Để có được vị trí thực tập tại BIG4 và một kỳ thực tập hiệu quả, mình nghĩ là các bạn cần hai yếu tố: kiến thức chuyên môn và kỹ năng.
Đối với kiến thức chuyên môn
Để thi tuyển vào vị trí trợ lý kiểm toán tại BIG4, bạn không thể không bổ sung các kiến thức về Kế toán - Kiểm toán. Dù bạn học đúng chuyên ngành hay không thì học ACCA luôn là một điểm cộng và nguồn kiến thức vô cùng giá trị trong thi tuyển và làm việc thực tế. Hơn nữa, việc trang bị kiến thức vững vàng sẽ giúp bạn nhanh chóng hòa nhập với các anh chị và hoàn thành nhanh gọn các công việc được giao.
Đối với kỹ năng
Để có một kỳ thực tập hiệu quả, mình nghĩ rằng các bạn cần hai điều chính: Kỹ năng cứng và Kỹ năng mềm.
Kỹ năng cứng chính là kỹ năng về thao tác Excel, viết hàm, Pivot table rất quan trọng để bạn có thể hoàn thành nhanh chóng các phần hành được giao trong quá trình thực tập. Mặc dù tất cả các thực tập sinh đều sẽ trải qua hai tuần đào tạo trước khi chính thức đi gặp khách hàng. Tuy nhiên thời gian này chỉ đủ để bạn làm quen với hệ thống và các đầu công việc. Việc tìm kiếm các cơ hội để được học và rèn luyện kỹ năng về Excel là điều rất cần thiết để có một kỳ thực tập thành công.
Về kỹ năng mềm, một vài kỹ năng một thực tập kiểm toán rất cần như: giao tiếp, quản lý thời gian. Dù làm việc ở vị trí thực tập sinh nhưng bạn sẽ phải nói chuyện với các anh chị cùng team và chủ động giao tiếp với khách hàng. Ngoài ra, quản lý thời gian hiệu quả trong việc xử lý Working paper và thu thập chứng từ đúng hạn cũng là một kỹ năng cần thiết. Việc hoàn thành đúng thời gian thể hiện cách làm việc khoa học và sự tôn trọng đối với nhóm của bạn.
Với cá nhân mình, ba tháng thực tập tại KPMG mang đến rất nhiều trải nghiệm, từ việc học cách áp dụng kiến thức sách vở vào thực tế đến cách giao tiếp với khách hàng và làm việc theo nhóm dưới áp lực thời gian. Không có quá nhiều chương trình thực tập mang lại cho bạn nhiều thứ như vậy trong một khoảng thời gian tương đối ngắn.
>>> Xem thêm: