<img height="1" width="1" style="display:none" src="https://www.facebook.com/tr?id=1718836035006664&amp;ev=PageView&amp;noscript=1">

Kinh Nghiệm Trở Thành Á Quân Auditing And Accounting Challenge 2019 Cùng Trần Hoài Linh

"Auditing and Accounting Challenge" là cuộc thi thuộc lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Tài chính có quy mô toàn thành phố Hà Nội, nhằm tìm kiếm ra 09 gương mặt xuất sắc cho cơ hội làm nhân viên chính thức tại KPMG. Cùng xem bạn học viên ưu tú Trần Hoài Linh của SAPP Academy chinh phục ngôi vị Á quân Auditing and Accounting Challenge 2019 như thế nào nhé!

Học viên Trần Hoài Linh Sinh viên năm 3 - Đại học Kinh tế quốc dân

Mục lục:

1/ Giới thiệu đôi nét về bản thân

2/ Thành tích đạt được trong các cuộc thi học thuật như thế nào?

3/ Điều gì khiến bạn tham gia nhiều cuộc thi học thuật đến như vậy?

4/ Điểm giống nhau giữa Auditing and Accounting Challenge 2019 với các cuộc thi bạn từng tham gia vừa qua?

5/ Điểm khác biệt giữa Auditing and Accounting Challenge 2019 với các cuộc thi bạn từng tham gia vừa qua?

6/ Bạn ấn tượng với vòng thi nào của Auditing and Accounting Challenge 2019?

7/ Bạn có thể chia sẻ về Nộp hồ sơ đăng ký bạn trải qua tại Auditing and Accounting Challenge 2019 hay không?

8/ Bạn có thể chia sẻ về vòng 1: KNOWLEDGE TEST bạn trải qua tại Auditing and Accounting Challenge hay không?

9/ Bạn có thể chia sẻ về vòng 2: CHALLENGE bạn trải qua tại Auditing and Accounting Challenge hay không?

10/ Bạn có thể chia sẻ về vòng 3: FINAL ROUND bạn trải qua tại Auditing and Accounting Challenge hay không?

11/ Bạn có thể gửi vài lời khuyên cho các bạn sinh viên khác trong việc chuẩn bị thi các cuộc thi học thuật như Auditing and Accounting Challenge không?

12/ Lựa chọn của Hoài Linh trước EY và KPMG là gì? Dự định để thực tập thật tốt năm tới?

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

1/ Giới thiệu đôi nét về bản thân

Xin chào, mình là Trần Hoài Linh, sinh viên năm 3 khoa Kiểm toán trường Đại học Kinh tế quốc dân. Mình bắt đầu học ACCA tại SAPP Academy ngay từ năm 2. Và hiện tại mình đã hoàn thành môn Kế toán tài chính (FA/F3) và đang học môn Kiểm toán và các dịch vụ đảm bảo (AA/F8).

Ngày 08/01 vừa rồi, mình đã may mắn nhận giải Á quân tại chung kết cuộc thi "Auditing and Accounting Challenge 2019". Nhờ đó, mình có cơ hội trở thành nhân viên chính thức của KPMG vào năm 2021 với đặc quyền vào vòng Final Interview.

Hy vọng rằng, những chia sẻ của mình sau đây sẽ giúp ích cho các bạn muốn tìm hiểu cuộc thi "Auditing and Accounting Challenge".

2/ Được biết Linh đã có nhiều thành tích tại các cuộc thi học thuật, bạn có thể chia sẻ cho SAPP Academy được không?

Từ đầu năm 3 tới giờ, mình có tham gia một số cuộc thi và may mắn có được một số thành tích như:

Đây đều là các cuộc thi học thuật trong Top 9 cuộc thi học thuật chinh phục BIG4 dành cho sinh viên Hà Nội. Nhờ việc tham gia nhiều cuộc thi như vậy, mình có được suất thực tập trong mơ tại EY năm 2021 và đặc quyền vào vòng Final Interview của kỳ Internship 2021 tại KPMG, có cơ hội trở thành nhân viên chính thức 02 Firm kiểm toán hàng đầu này.

3/ Điều gì khiến bạn tham gia nhiều cuộc thi học thuật đến như vậy?

Lý do mình tham gia nhiều cuộc thi học thuật bắt nguồn từ việc mình có mục tiêu hướng đến thực tập tại BIG4 vào năm sau. BIG4 là môi trường làm việc chuyên nghiệp, nhiều cơ hội để mình phát triển sau này. Và mình có thể bắt đầu những bước chân đầu tiên trên chặng đường chinh phục BIG4 ngay từ các cuộc thi, chứ không cần chờ đợi kỳ Internship hay Fresh Graduate.

Ngoài ra, các cuộc thi học thuật hiện nay có cấu trúc mô phỏng các vòng thi tuyển dụng BIG4 với những giám khảo giàu chuyên môn và kinh nghiệm trong ngành. Do đó, kể cả không có thành tích chăng nữa, mình vẫn có cơ hội cọ sát, học hỏi và tích lũy kinh nghiệm để thi tuyển BIG4 sau này.

4/ Theo bạn, điểm giống nhau giữa cuộc thi Auditing and Accounting Challenge và các cuộc thi trước đó bạn tham gia như: Pathway to Strategic Business Leader, The Audit Race, A&A Arena là gì?

Phần lớn các cuộc thi đều có đặc điểm chung là không chỉ kiểm tra kiến thức chuyên ngành liên quan đến Kế - Kiểm - Tài chính mà còn đòi hỏi các bạn phải có các kỹ năng mềm như tiếng Anh, làm việc nhóm, phản biện, thuyết trình để đi được đến những vòng cuối cùng.

5/ Theo bạn, điểm khác nhau giữa cuộc thi Auditing and Accounting Challenge và các cuộc thi trước đó bạn tham gia như: Pathway to Strategic Business Leader, The Audit Race, A&A Arena là gì?

"Auditing and Accounting Challenge" và 3 cuộc thi trước đó mình tham gia (Pathway to Strategic Business Leader 2020, The Audit Race 2019, A&A Arena 2019) có sự khác biệt khá nhiều về đối tượng tham dự, thời gian tổ chức, cấu trúc các vòng thi, đơn vị tổ chức và đơn vị bảo trợ chuyên môn.

Đặc điểm Auditing and Accounting Challenge 2019 Pathway to Strategic Business Leader 2020 The Audit Race 2019 A&A Arena 2019
Đối tượng tham dự Sinh viên năm 3, năm 4 hoặc vừa tốt nghiệp, tốt nghiệp dưới 1 năm kinh nghiệm tại Hà Nội. Sinh viên năm 3 Đại học Kinh tế quốc dân. Sinh viên năm 3 khối ngành Kinh tế tại Hà Nội. Sinh viên năm 1, 2, 3 và 4 tại các trường Đại học miền Bắc.
Thời gian tổ chức Tháng 11 - Tháng 1. Tháng 11 - Tháng 12. Tháng 9 - Tháng 11. Tháng 10 - Tháng 11.
Đơn vị tổ chức Câu lạc bộ Kế toán Kiểm toán Học viện Tài chính A&A. EY Việt Nam. CLB Kiểm toán viên tương lai t.FAC Đại học Kinh tế quốc dân. Liên chi đoàn Khoa Kế toán kiểm toán và AAC - CLB kế toán kiểm toán Học viện Ngân hàng.
Đơn vị bảo trợ chuyên môn Khoa Kế toán - học viện Tài chính và Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh quốc ACCA. - Viện Kế toán - Kiểm toán trường Đại học Kinh tế Quốc dân và Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh quốc ACCA. Khoa Kế toán Kiểm toán Học viện Ngân hàng.
Cấu trúc các vòng thi

Gồm các 4 vòng thi:

Nộp hồ sơ đăng ký.

Vòng 1: Knowledge Test.

Vòng 2: Challenge.

  • Vòng 2.1: Work Simulation.
  • Vòng 2.2: Individual Interview.

Vòng 3: Final Round.

Gồm 4 vòng thi:

Vòng 1: Nộp hồ sơ.

Vòng 2: Thi viết.

Vòng 3: Phỏng vấn nhóm.

Vòng 4: Phỏng vấn cá nhân.

Gồm 4 vòng thi:

Vòng 1: Mở đơn.

Vòng 2: Vòng test.

  • Vòng 2.1: Test Online.
  • Vòng 2.2: Test Offline.

Vòng 3: Thử thách với case study.

Vòng 4: Chung kết.

Gồm 3 vòng thi:

Vòng 1: Nộp đơn và test offline.

  • Vòng 1.1: Điền đơn đăng ký Online.
  • Vòng 1.2: Test Offline.

Vòng 2: Giải case study theo nhóm.

Vòng 3: Final Round.

Ban giám khảo

Vòng 2.1 - Work Simulation và vòng 2.2 -Individual Interview được chính các anh chị tại KPMG thực hiện phỏng vấn.

Vòng 3 được thực hiện bởi anh chị phòng Nhân sự EY.

Vòng 4 được thực hiện bởi 1 Director và 1 Manager của EY.

Vòng 3 có ban giám khảo do ban tổ chức lựa chọn thuộc Mazars Việt Nam, Lọc hóa dầu Nghi Sơn, Đại học Kinh tế quốc dân dưới sự dẫn dắt của các mentors từ PwC và Mazars Việt Nam.

Vòng 2 có ban giám khảo do ban tổ chức lựa chọn thuộc EY Việt Nam, I-Glocal, KLE JSC, Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh Quốc ACCA và khoa Kế toán Kiểm toán Học viện ngân hàng.

Vòng Work Simulation/Vòng phỏng vấn nhóm/Case Study

Khá ngắn, chủ yếu liên quan đến hạch toán kế toán.

Kiến thức xã hội.

Khá dài, cung cấp thông tin về cả doanh nghiệp.

Kiến thức kế toán.

"Auditing and Accounting Challenge 2019" (AAC) có sự khác biệt lớn với các cuộc thi khác về vòng phỏng vấn. Mình được các anh chị tại chính KPMG phỏng vấn cả 2 vòng (Work Simulation và Individual Interview). Đặc biệt hơn, vòng Individual Interview, 02 thí sinh sẽ được phỏng vấn cùng 1 lúc, hoàn toàn khác biệt so với các cuộc thi khác.

Nhờ có Auditing and Accounting Challenge 2019, mình có cơ hội được trải nghiệm thực tế buổi phỏng vấn tại KPMG và tiếp xúc với các anh chị đang làm việc tại đây. Nhờ đó, mình có thể hiểu được phần nào văn hóa công ty.

6/ Bạn ấn tượng với vòng thi nào của Auditing and Accounting Challenge 2019?

Mình ấn tượng nhất với vòng thi phỏng vấn cá nhân. Đối với mình đây là vòng thi khiến cho mình cảm thấy thoải mái nhất vì chị phỏng vấn mình ở KPMG rất "nice" và thân thiện. Buổi phỏng vấn của mình diễn ra như 1 cuộc chia sẻ về những câu chuyện, tình huống và những định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Qua cuộc phỏng vấn mình cảm thấy rất có thiện cảm với con người KPMG.

7/ Bạn có thể chia sẻ về Vòng nộp hồ sơ đăng ký bạn trải qua tại Auditing and Accounting Challenge 2019 hay không?

Thời gian để đăng ký thi kéo dài khá lâu khoảng 1 tháng và các bước đăng ký cũng khá đơn giản nên mình đã nhanh chóng hoàn thành bước này. Năm nay AAC thời gian mở đơn trùng với vòng CV của cuộc thi Pathway to Strategic Business Leader 2020.

Chuẩn bị vòng hồ sơ Auditing and Accounting Challenge 2019

8/ Bạn có thể chia sẻ về vòng 1: KNOWLEDGE TEST bạn trải qua tại Auditing and Accounting Challenge 2019 hay không?

Vòng Test đòi hỏi thí sinh phải có kiến thức về kế toán, kiểm toán, kiến thức chung về tài chính và kiến thức xã hội ... Mình đánh giá vòng này không quá đánh đố. Tuy nhiên, các câu hỏi xã hội hơi nhiều. Số lượng câu hỏi dạng này lên tới 10/50 câu và có thể nhiều bạn sẽ bị mất điểm vào phần này.

Kiến thức Kế toán tài chính và Kiểm toán chỉ ở mức độ cơ bản. Do đó, để vượt qua vòng này sẽ không quá khó đối với các bạn đã học môn Kế toán tài chính (FA/F3) và môn Kiểm toán và các dịch vụ đảm bảo (AA/F8).

9/ Bạn có thể chia sẻ về vòng 2: CHALLENGE bạn trải qua tại Auditing and Accounting Challenge 2019 hay không?

50 thí sinh xuất sắc nhất của vòng 1 sẽ được vào vòng 2. Như đã đề cập ở trên, vòng 2 của cuộc thi "Auditing and Accounting Challenge 2019" có nhiều khác biệt so với các cuộc thi trước đó về cả kiến thức cũng như thành phần ban giám khảo.

Trước vòng 2, ban tổ chức còn tổ chức buổi training bổ ích về chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng thuyết trình. Nhờ vậy, các thí sinh sẽ có sự chuẩn bị tốt nhất. Tuy nhiên, do có việc bận nên mình đã bỏ lỡ buổi training quý giá này và đến giờ mình vẫn còn chút tiếc nuối vì không tham gia được.

Cấu trúc vòng 2 gồm 2 phần:

Vòng 2.1 - Work Simulation

Tại vòng 2.1 - Work Simulation, thay vì tập trung vào các kiến thức xã hội, kiểm toán hay cả doanh nghiệp như các cuộc thi khác, Case study của bọn mình liên quan đến hạch toán kế toán. Case của mình là "Nêu cách hạch toán kế toán của việc kinh doanh Car Park của 1 công ty trong 3 trường hợp khác nhau (gồm: Inventory, Fixed Assets, Investment Property)".

Mỗi nhóm sẽ có khoảng 15 phút thảo luận, người phỏng vấn sẽ quan sát mọi người trong team làm việc nhóm. Thậm chí, anh chị còn có thể đưa ra vài câu nhắc nhở nếu cảm thấy có bạn thí sinh nào đó chưa đủ sôi nổi và tích cực. Sau đó là phần trình bày. Các anh chị phỏng vấn hỏi rất kỹ cách hạch toán trong từng trường hợp ghi Debit - Credit như thế nào và hỏi cả nhóm rồi lần lượt hỏi kỹ từng cá nhân trong nhóm.

Tuy nhiên, các câu hỏi có thể bị đánh tráo. Ví dụ như bài có 5 phần chẳng hạn. Bạn sẽ đảm nhận thuyết trình phần 1 nhưng có thể bị các anh chị hỏi câu hỏi của phần 2 hoặc phần 3 - những phần không thuộc phạm vi bạn thuyết trình. Do đó, các bạn cần hết sức tập trung và thực sự hiểu được nội dung thảo luận trong giới hạn thời gian ngắn.

Bí quyết để vượt qua vòng Work Simulation hiệu quả quan trọng nhất chính là kiến thức, kỹ năng làm việc nhóm và sự tập trung cao độ. Kiến thức cần trau dồi sẽ thuộc các môn thuộc dòng kế toán của ACCA như: Kế toán trong kinh doanh (AB/F1), Kế toán quản trị (MA/F2), Kế toán tài chính (FA/F3), Lập báo cáo tài chính (FR/F7). Mình tin rằng nếu có 3 điều này, chắc hẳn bạn sẽ dễ dàng vượt qua được vòng thi này và trở thành 25 thí sinh xuất sắc nhất bước vào vòng 2.2 - Individual Interview.

Vòng 2.1 - Work Simulation tại Auditing and Accounting Challenge 2019 như thế nào?

Vòng 2.2 - Individual Interview

Như mình trình bày ở trên, vòng 2.2 khác biệt hoàn toàn với vòng phỏng vấn cá nhân của Pathway to Strategic Business Leader (Con đường trở thành nhà lãnh đạo chiến lược). Vòng này diễn ra song song. Điều này có nghĩa là có tới 02 thí sinh sẽ được gọi vào cùng 1 lúc và cùng thực hiện vòng phỏng vấn cá nhân.

Như vậy, áp lực sẽ tăng lên vì ngoài việc phải trả lời câu hỏi mà bạn còn phải thể hiện khác biệt hơn với thí sinh thi cùng. Mình nghĩ rằng để vượt qua vòng này chúng ta cần phải tập trung, lắng nghe thí sinh kia trả lời. Và đặc biệt, do đều là các thí sinh xuất sắc vượt qua vòng phỏng vấn nhóm, chúng mình cần phải biết cách nhường nhịn nhau, cùng lắng nghe và trao đổi về những gì mà người phỏng vấn hỏi và chia sẻ.

Thông thường, nếu có 1 thí sinh nam và 1 thí sinh nữ cùng tham gia phỏng vấn cá nhân, bạn nam sẽ nhường phần trả lời câu hỏi cho các bạn nữ trả lời trước. Mình may mắn được thi cùng với 1 bạn nam khác, do đó, mình cũng được bạn nhường trả lời trước. Và sau vòng thi này, 9 thí sinh xuất sắc nhất sẽ được bước vào vòng 3 - Final Round.

Nội dung các câu hỏi không tập trung vào kiến thức chuyên ngànhxoay quanh Career Path. Ví dụ như: Mục tiêu và kế hoạch cụ thể trong 2 năm tới là gì và dự định thực hiện như thế nào; Mình đã làm gì để thấy phù hợp với nghề kiểm toán hay tại sao lại chọn chuyên ngành kiểm toán để theo học ...

Ngoài ra, chị phỏng vấn của mình cũng có chia sẻ một tình huống để suy nghĩ của mình về những khó khăn trong công việc như thế nào. Cụ thể, tình huống này đặt ra trường hợp của một anh nhân viên kiểm toán. Anh này làm việc được 1 thời gian và kêu mệt mỏi, áp lực công việc. Và anh kể với gia đình ...

Theo đánh giá của mình, vòng này chủ yếu theo hướng chia sẻ về tính cách và suy nghĩ là chính. Người phỏng vấn sẽ xem xét suy nghĩ của mình và xem có thực sự phù hợp với công ty hay không, sự cam kết đến đâu.

10/ Bạn có thể chia sẻ về vòng 3: FINAL ROUND bạn trải qua tại Auditing and Accounting Challenge hay không?

So với các vòng thi trước thì đây là vòng thi áp lực và đòi hỏi nhiều kiến thức và kỹ năng nhất trong "Auditing and Accounting Challenge". Và độ khó nhân lên khi mà mình phải sử dụng 100% tiếng Anh. Và để tìm ra được gương mặt xuất sắc nhất, ban tổ chức chia vòng thi thành các phần thi nhỏ, bao gồm:


Vòng 3.1

Tại vòng 3.1, 9 thí sinh sẽ được chia thành 3 nhóm, mỗi nhóm có 3 người. Mỗi nhóm sẽ nhận các Case study khác nhau và được giải trong vòng 2 ngày. Sau đó, mỗi team sẽ thuyết trình theo thứ tự được bốc thăm vào đêm chung kết. Các team còn lại sẽ thực hiện và đưa ra câu hỏi.

Câu hỏi của đội mình liên quan tới nội dung kiến thức môn Kiểm toán và các dịch vụ đảm bảo (AA/F8). Nó giống bài tập của môn này. Câu có 2 ý chính:

  • Một là đưa ra nhận xét về kiểm soát nội bộ (Internal control).
  • Hai là các rủi ro kiểm toán (Auditor risk) và cách kiểm tra của kiểm toán viên (Auditor response).
Vòng 3.2

6 thí sinh xuất sắc nhất sẽ được vào vòng 3.2. Tại vòng này, các thí sinh sẽ được ngẫu nhiên chia ra làm các cặp đấu và bấm chuông tranh quyền trả lời 15 câu hỏi. 3 thí sinh có điểm cao nhất sẽ được chọn vào vòng cuối cùng. 

Nội dung 15 câu hỏi của mình khá rộng, liên quan đến kế toán, kiểm toán, tài chính về mặt lý thuyết, không có câu tính toán. Mình đánh giá câu hỏi ở mức độ chung chung, vừa phải với người được học các môn học về Kế toán và Kiểm toán của ACCA như Kế toán tài chính (FA/F3), Kiểm toán và các dịch vụ đảm bảo (AA/F8), Kế toán quản trị (MA/F2), Lập báo cáo tài chính (FR/F7).

Câu hỏi khá dài, dễ nhầm lẫn trong khi mình phải đối mặt với áp lực thời gian cũng như cạnh tranh của đối thủ. Do đó, để thực hiện tốt, mình cần phải hết sức bình tĩnh và không được cuống. Nhờ được tham gia nhiều cuộc thi trước đó, mình đã thực hiện khá tốt điều này. Và mình may mắn là người có điểm số cao nhất.

Vòng 3.1 của Auditing and Accounting Challenge 2019 như thế nào?

Vòng 3.3

Các thí sinh dựa trên điểm số có được trong vòng 3.2 sẽ theo thứ tự nhận Case study. Thời gian suy nghĩ cho mỗi thí sinh là 7 phút. Sau đó, các bạn sẽ có 5 phút để thuyết trình và phản biện với 2 người còn lại và ban giám khảo. Đây là phần thi khó nhất vì thời gian eo hẹp, chỉ vỏn vẹn trong 7 phút, trong khi đó, thí sinh phải đọc và trình bày lời giải cho 1 Case study khá dài. Nếu sắp xếp thời gian không hợp lý, mình sẽ không kịp để hoàn thiện phần thi.

Mỗi Case study đều có 2 yêu cầu. Case study của mình về kiến thức kiểm toán có trong môn Kiểm toán và các dịch vụ đảm bảo (AA/F8). Tình huống về 1 công ty mua 1 tài sản cố định vô hình. Và mình cần xác định cơ sở dẫn liệu (assertions) có thể có sai sót. Đồng thời, mình cần nêu các bước test chi tiết (substantive test) để test sai sót đã tìm ra được ở yêu cầu 1. Còn các bạn thí sinh khác có câu hỏi liên quan đến kiểm toán và lý thuyết xoay quanh nguyên tắc thận trọng (prudence concept). 

11/ Bạn có thể gửi vài lời khuyên cho các bạn sinh viên khác trong việc chuẩn bị thi các cuộc thi học thuật như Auditing and Accounting Challenge không?

Có thể nói, các cuộc thi học thuật như Auditing and Accounting Challenge không chỉ là sân chơi của các bạn sinh viên thử sức, thể hiện sự tự tin, tích lũy các chứng chỉ và thành tích cho chặng đường sắp tới mà còn là cánh cổng đến BIG4 cho những sinh viên yêu thích Kế - Kiểm - Tài chính. Do đó, các bạn cần phải chuẩn bị hết sức chu đáo trước các cuộc thi. Bao gồm:

  • Học ACCA ngay hôm nay!

Đối với mình, kiến thức ACCA hỗ trợ mình trong việc tham gia các cuộc thi khá nhiều. Việc học ACCA giúp mình làm quen được với các dạng câu hỏi và bài tập tiếng anh, có thêm nhiều kinh nghiệm giải Case study hơn. ACCA thực sự cung cấp một nền tảng kiến thức rất chắc chắn và nhờ đó mình có thể vượt qua các vòng test kiến thức cũng như các vòng giải Case study, Group Interview một cách dễ dàng. Và nhờ việc định hướng học ACCA ngay từ năm 2, mình đã trở thành 1 thực tập sinh tương lai tại BIG4 trong kỳ Internship 2020 - 2021 cũng như có bước đệm tốt trong chặng đường phát triển sự ngiệp thuộc lĩnh vực Kế - Kiểm - Tài chính.

Theo mình, các bạn nên học ACCA ngay từ hôm nay. Giống như mình đây, dù đã có 01 suất thực tập tại EY 2021, mình vẫn sẽ học tập ACCA các khóa tiếp theo để nâng cao nghiệp vụ và mở rộng cơ hội của bản thân trong tương lai. Một số môn ACCA các bạn không nên bỏ lỡ gồm: Kế toán quản trị (MA/F2), Kế toán tài chính (FA/F3), Kiểm toán và dịch vụ đảm bảo (AA/F8), Lập báo cáo tài chính (FR/F7).

  • Hãy chỉn chu CV, hồ sơ đăng ký

Cơ hội thể hiện của bạn sẽ hoàn toàn bị dập tắt nếu bạn không chỉn chu CV và hồ sơ đăng ký. Hãy điền hết các thông tin và liệt kê thành tích một cách cụ thể. Đừng quên kiểm tra các lỗi cơ bản trước khi nhấn nút gửi. Đó là: lỗi sai chính tả, sai email, sai SĐT, sai tên hay những lỗi thiếu chuyên nghiệp như tên email không phù hợp, trả lời thiếu thông tin ....

  • Hãy trau dồi các kỹ năng cần thiết

Các cuộc thi học thuật thường chú trọng khá nhiều đến khả năng tiếng Anh, khả năng làm việc nhóm cũng như khả năng thuyết trình, phỏng vấn của thí sinh. Do đó, trước khi "xắn tay áo" tham gia các cuộc thi, các bạn nên rèn luyện các kỹ năng cần thiết này. Điều này sẽ giúp bạn tỏa sáng hơn và vượt qua các vòng thi dễ dàng hơn.

  • Tận dụng mọi lời khuyên bạn có

Những người đi trước luôn có những lời khuyên hữu ích. Do đó, hãy tận dụng những lời khuyên này để làm hành trang bước vào các cuộc thi. Mình đã được các anh chị giảng viên và tư vấn tuyển dụng tại SAPP Academy hỗ trợ nhiệt tình để biết được kiến thức, kỹ năng cần có cũng như nắm được cấu trúc các cuộc thi.

Ngoài ra, tại SAPP Academy còn có rất nhiều bài chia sẻ của các anh chị học viên về kinh nghiệm thi các cuộc thi học thuật. Nhờ đó, mình có một nguồn tư liệu quý giá để bắt đầu "cuộc đua" chinh phục các cuộc thi này hiệu quả hơn.

12/ Với 2 phần thưởng giá trị là cơ hội làm việc tại EY và KPMG, bạn dự định sẽ theo đuổi Firm nào trong năm tới? Và có dự định gì để thực tập thật tốt?

EY và KPMG đều là 2 Firm mình thích trong BIG4 với môi trường làm việc chuyên nghiệp và luôn nằm trong Top các công ty có môi trường làm việc tốt nhất toàn cầu. Và mình vẫn đang phân vân chưa biết chọn "màu vàng" hay "màu xanh dương" đây. (cười).

Dự định của mình để có kỳ thực tập năm 2021 thật tốt cũng như có nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp trong tương lai chính là tiếp tục học và theo đuổi các môn còn lại trong chứng chỉ ACCA. Ngoài ra, mình dự định học thêm khóa SEA - Kiểm toán thực hành trên Excel tại SAPP để tránh bỡ ngỡ trong kỳ thực tập quan trọng sắp tới.

Chúc mừng Hoài Linh với những thành tích cực kỳ đáng nể của bạn ngay từ đầu năm 3. Đồng thời, SAPP Academy thay mặt các bạn học viên cảm ơn Linh về những chia sẻ hết sức cụ thể và chi tiết về hành trình chinh phục vị trí Á quân cuộc thi "Auditing and Accounting Challenge 2020" vừa qua. Chúc bạn có một kỳ thực tập tuyệt vời và trọn vẹn.

>> Xem thêm:

Tư vấn lộ trình thi BIG4 tháng 1