Những câu chuyện về sinh viên trái ngành trúng tuyển BIG4 luôn mang đến cho chúng ta rất nhiều sự tò mò. Tại sao với xuất phát điểm không phải từ Kế - Kiểm nhưng họ lại thành công như vậy? Câu hỏi tại sao này sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây. Hãy cùng lắng nghe Huy Thành chia sẻ về những kinh nghiệm học tập và ôn luyện thi BIG4 của cậu ấy nhé.
Câu 1: Chào Thành, bạn hãy giới thiệu một chút về bản thân mình nhé?
Xin chào mọi người, mình tên là Hoàng Huy Thành, sinh năm 1997 và là cựu sinh viên chuyên ngành Kinh Tế - Tài Chính, trường Đại học Ngoại Ngữ - Đại học Quốc Gia Hà Nội.
Câu 2: Thành biết đến BIG4 từ đâu và từ khi nào?
Tên tuổi của BIG4 vốn đã luôn rất nổi tiếng trong cộng đồng sinh viên, đặc biệt là với các bạn theo học chuyên ngành kế kiểm nói riêng và các chuyên ngành có liên quan nói chung như mình. Trong những giờ chia sẻ, định hướng nghề nghiệp tại trường, nhận thấy dù quan điểm và hướng đi của mỗi thầy cô là khác nhau nhưng có một điểm chung là tất cả mọi người đều đề cập tới BIG4 với vị thế là một môi trường làm việc tốt, chuyên nghiệp, lý tưởng để cho sinh viên mới ra trường có thể học hỏi, làm việc cũng như tích lũy kinh nghiệm và phát triển bản thân. Từ đó, mình cũng dần hình thành một mindset về BIG4 cùng những ấn tượng tích cực. Sau quá trình tự tìm hiểu thêm trên mạng cũng như trao đổi với bạn bè, người thân (những người có dự định thi hoặc đang làm việc tại BIG4) thì ấn tượng đó lại càng trở nên mạnh mẽ hơn.
Câu 3: Thành hãy chia sẻ về lộ trình luyện thi BIG4 của mình nhé!
Do tự ti về khả năng của bản thân, kết hợp với việc không có dự định theo đuổi nghề Kiểm toán, nên suốt khoảng thời gian đại học, mình không có kế hoạch thi tuyển vào BIG4, mình chỉ thực sự coi BIG4 là mục tiêu và nghiêm túc theo đuổi sau khi đã tốt nghiệp đại học. Lúc đó, mình thực sự không biết nên làm gì trước tiên, sắp xếp lộ trình ra sao, đến cả cách thức thi tuyển của từng Firm mình cũng không nắm rõ. Và rồi may mắn là mình đã có cơ hội được biết đến SAPP Academy. Sau khi nghe mình chia sẻ chân thành về nguyện vọng của bản thân, các anh chị ở SAPP đã động viên mình rất nhiều, giới thiệu cho mình những điều kiện cần và đủ của một ứng viên BIG4 và định hướng lộ trình học tập cho mình để kịp thời tham gia vào kỳ thi tuyển Internship BIG4 năm 2020.
Để chuẩn bị kiến thức cho phần bài test của BIG4, mình đã lần lượt tham gia các môn ACCA theo thứ tự F3, F2, F6, F7 bắt đầu từ khoảng tháng 12/2019 cho tới kỳ tuyển Internship năm nay của BIG4 là khoảng tháng 8/2020. Cụ thể là:
F3, F2, F6, F7 là các môn nên ưu tiên học vì theo kinh nghiệm từ các chị đi trước, đề test của BIG4 sẽ có phạm vi kiến thức hỏi nhiều vào các môn này. Hơn nữa, đây đều là những môn có nền tảng kiến thức cơ bản nhất của ACCA, mình cần làm quen và nắm được nguyên lí của những môn F cơ bản trước thì khi lên các môn F nâng cao sẽ tránh được trường hợp bị ngợp và quá tải kiến thức. Mình biết có một số trường hợp các bạn đã học môn Nguyên lý kế toán ở trường rồi nên chủ quan bắt đầu ngay với môn F nâng cao và dẫn đến kết quả là phải mất rất nhiều thời gian để làm quen vì hệ thống chuẩn mực VAS được học trên trường vốn có các điểm khác biệt so với hệ thống IFRS, IAS của ACCA.
Bên cạnh các lớp học ACCA, thì đến khoảng thời gian cao điểm – khoảng từ tháng 7 tới tháng 9 - khi kì Internship diễn ra, mình còn tham gia lớp Luyện thi BIG4 cấp tốc tại SAPP. Ban đầu, mình nghĩ chỉ cần nắm thật chắc kiến thức môn F là đã có thể qua được 90% kỳ thi rồi, các kỹ năng khác thì cũng chỉ cần ứng biến hoặc tự luyện tập trong một thời gian ngắn là xong. Nhưng đó là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm, lớp Luyện thi BIG4 cấp tốc chính là một mảnh ghép không thể thiếu trong lộ trình luyện thi BIG4, đóng vai trò như một ngọn hải đăng trong những ngày nước rút đầy giông bão của mùa thi của mình. Vì sao?
Thứ nhất, lớp Luyện thi BIG4 cấp tốc đã giúp mình tổng hợp kiến thức một cách có hệ thống và hiệu quả. Vì việc học các môn F dàn trải trong cả một quãng thời gian rất dài, nên hiện tượng quên kiến thức cũ hoặc lẫn lộn với những kiến thức đang học rất dễ xảy ra. Hơn nữa, khối lượng bài học mà một môn ACCA truyền tải là khá nhiều nên càng học nhiều môn, khả năng bị rối và nhầm càng tăng cao. Đối mặt với một bể kiến thức rộng lớn và một quỹ thời gian hạn hẹp, rất nhiều bạn, trong đó có cả mình, rơi vào tình cảnh không biết nên học gì, tập trung vào đâu, tiêu điểm là phần nào. Ở lớp Luyện thi BIG4 cấp tốc, những anh chị giảng viên nắm vững chuyên môn, hiểu rõ được cả hệ thống chuẩn mực VAS cũng như là IFRS và có kinh nghiệm trong nghề kiểm toán đã giúp mình tổng hợp, remind lại kiến thức cũng như đưa ra những sườn topic dễ hiểu và cô đọng nhất làm cơ sở cho học ôn tập một cách logic, dễ nhớ và nhớ lâu nhất,
Thứ hai, không phải 100% đề test của BIG4 sẽ về kiến thức chuyên ngành, sẽ có Firm chú trọng đến VAS hơn là IFRS (Deloitte); hoặc lại có những Firm test nặng về IQ Verbal; khả năng tư duy logic, ngoại ngữ và kỹ năng viết lách (KPMG, PwC). Tham gia lớp Luyện thi BIG4 cấp tốc, mình đã được học về Verbal, Numerical và English Writing với những format đề được xây dựng từ những đề test những năm trước của BIG4.
Thứ ba, kiến thức chuyên môn vững chắc đôi khi chỉ giúp ứng viên qua được bài test (vòng 2) mà thôi. Nhưng với quy trình tuyển dụng 4 vòng như BIG4, nếu ta chỉ tập trung dốc toàn lực cho vòng làm bài Test mà không dành thời gian rèn luyện kỹ năng cho vòng phỏng vấn, thì cuối cúng, chúng cũng không mang lại ý nghĩa gì cả. Kỹ năng viết CV, kỹ năng phỏng vấn nhóm, phỏng vấn cá nhân, khả năng xử lí tình huống bất ngờ trong thời gian ngắn, khả năng phối hợp với những người đồng đội mới, tác phong ăn mặc, giao tiếp, v.v. Khi tham gia lớp Luyện thi BIG4 cấp tốc, mình đã được hướng dẫn kỹ càng về những soft skills đó, thực hành qua những scenarios giả định dưới sự hướng dẫn của giảng viên. Từ những tiết học thực tế như vậy, mình đã dần thích nghi với không khí của một buổi thi thật, nhận ra được những điểm thiếu sót của bản thân để kịp thời khắc phục.
Có thể nói, lộ trình luyện thi BIG4 của mình là sự kết hợp giữa tích lũy kiến thức chuyên ngành và tập luyện những kỹ năng mềm. Khoá F3, F2, F6, F7 và lớp Luyện thi BIG4 cấp tốc đã giúp mình hoàn toàn tự tin.
Câu 4: Tại sao Thành lại lựa chọn học ACCA tại SAPP Academy? Cảm nhận của Thành về SAPP Academy sau khi đã hoàn thành các khóa học tại đây?
Cơ duyên của mình và SAPP đến một cách rất tình cờ - đó là khi mình đang muốn tìm hiểu thông tin về văn hóa của BIG4 thì vô tình đọc được bài viết cùng chủ đề và rất chi tiết của SAPP. Mình đã chủ động tìm ra trang chủ và biết được đây là trung tâm đào tạo về lĩnh vực kế toán kiểm toán và đặc biệt là phục vụ cho mục đích thi tuyển vào BIG4.
Do thực sự có nhu cầu được tư vấn về khoá học, mình đã để lại thông tin liên lạc và chị Nguyên - tư vấn viên của SAPP đã chủ động liên hệ ngay sau đó, nhiệt tình giải đáp thắc mắc cũng như là gợi ý cho mình hướng đi phù hợp với nguyện vọng. Sau khi đã trải nghiệm các khóa học tại đây, mình chỉ có thể nói là SAPP thật tuyệt vời.
Thứ nhất, các anh chị giảng viên tại SAPP đều đến từ BIG4, chính vì thế, bên cạnh các kiến thức chuyên ngành, các anh chị còn chia sẻ rất thật lòng với học viên về trải nghiệm của cuộc đời kiểm toán viên. Được tiếp xúc với những người giỏi, cởi mở và nhiệt huyết tạo cho mình một cảm giác yên tâm, thân quen và có động lực đi học hơn.
Tiếp theo là các anh chị ở team hỗ trợ học viên của SAPP. Mỗi khi có thắc mắc hoặc yêu cầu gì về vấn đề học tập, thi cử, chỉ cần gửi request, rất nhanh thôi, sẽ có các phản hồi từ các anh chị để giải quyết tận tâm cho mình. Như chị Hương, từ việc hỗ trợ mở tài khoản, đóng phí thi, đăng ký thi ACCA, đăng ký lớp học, v.v, dù phức tạp hay khó đến đâu nhưng chỉ cần trong khả năng, chị đều lo cho tụi mình một cách chu đáo hết sức có thể. Có những vấn đề phải mất đến vài ngày để giải quyết, nhưng ngay khi có kết quả thì chị Hương đều sẽ lập tức thông báo, không bao giờ để học viên phải chờ lâu, chị sẽ kiên trì giải thích, ở bên cạnh support học viên cho tới khi nào tụi mình cảm thấy hoàn toàn yên tâm mới thôi.
Bên cạnh các vấn đề về chuyên môn, đôi khi, mình cũng gặp những vấn đề bên lề về tâm lý, động lực. Phải công nhận rằng quá trình học và thi ACCA cũng như BIG4 là một con đường không hề ngắn và dễ dàng, đã có những lúc mình cảm thấy chán nản khi kết quả không được như kỳ vọng. Những lúc ấy thì chị Nguyên lại là người sẵn sàng lắng nghe tâm tư, nỗi lòng của mình rồi đưa ra những lời động viên hoặc lời khuyên để giúp mình có thể boost lại tinh thần. Quả thực, nếu thiếu một người có thể hiểu và san sẻ như chị Nguyên, có lẽ hành trình tiếp cận với BIG4 của mình đã không được toàn vẹn rồi.
Còn rất nhiều điều nữa khiến trải nghiệm của em tại SAPP trở nên tuyệt vời. Từ đội ngũ hỗ trợ 24/7 tới các bạn lễ tân, ai cũng niềm nở mỗi khi trò chuyện tạo cho em một cảm giác gần gũi và thoải mái. SAPP còn rất quan tâm tới học viên từ việc cung cấp trà, bánh giữa các ca học, cho tới những việc nhỏ như nhắn tin, gọi điện thông báo lịch học, lịch thi dù giảng viên đã nhắc trên lớp rồi. Đặc biệt trong đợt dịch cao điểm vừa qua, thỉnh thoảng, các anh, các chị lại hỏi thăm sức khỏe của học viên. Những hành động đó làm em cảm thấy SAPP ấm áp như một gia đình vậy.
Câu 5: Thành đánh giá các môn học ACCA như thế nào? Bạn đã gặp những khó khăn và thuận lợi gì khi theo đuổi ACCA?
Không giống như nhiều môn học mang tầm vĩ mô như trên trường đại học, theo mình cảm nhận, các môn học ACCA đều được thiết kế để truyền tải những kiến thức mang tính ứng dụng cao trong thực tế chuyên về mảng Kế - Kiểm hay Kinh tế. Hơn nữa, việc học ACCA còn giúp học viên hiểu được gốc rễ vấn đề, từ đó xây dựng giải pháp trên nền tảng có sẵn – đây là cách tiếp cận kiến thức mà không phải trường đại học nào ở Việt Nam cũng sử dụng. Hệ thống các môn học của ACCA rất logic, móc nối hợp lý và nhất quán với nhau.
Khi theo đuổi ACCA, mình cũng gặp khá nhiều khó khăn. Điển hình là việc không có kiến thức kiểm toán chuyên sâu nên mọi thứ với mình đều như mới, mình đã tốn khá nhiều thời gian để làm quen và tiến độ học ACCA của mình bị chậm đi rất nhiều. Ngoài ra, vì chỉ quyết tâm theo đuổi BIG4 sau khi đã ra trường nên quỹ thời gian cũng không thể thoải mái so với thời học đại học, việc phải cân bằng thời gian đi học tại SAPP và đi làm tại công ty đã gây cho mình rất nhiều áp lực.
Tất cả những điều kiện bất lợi bên trên, dù là nguyên nhân chủ quan hay khách quan thì mình cũng cảm thấy rất may mắn khi luôn có SAPP và các anh chị giảng viên, bạn bè ở bên để hỗ trợ bất cứ khi nào. Sự chia sẻ và động viên của mọi người đã đóng góp rất lớn trên con đường theo đuổi ACCA của mình.
Câu 6: Theo Thành nghĩ, nên bắt đầu học ACCA từ khi nào là phù hợp?
ACCA là một chứng chỉ không giới hạn độ tuổi học và thi. Điều đáng quan tâm ở đây là các bạn trẻ học ACCA ngày càng nhiều. Nếu so sánh với thời kỳ cách đây 8 – 10 năm, các anh chị chia sẻ rằng sau khi vào BIG4 thì mới biết tới ACCA và theo đuổi, học tập, thì bây giờ, với mức độ phổ biến tăng cao hơn, mọi người có thể thấy những bạn sinh viên năm nhất cũng đã bắt đầu học ACCA rồi. Việc đó sẽ dẫn tới kết quả là tỉ lệ chọi đầu vào của BIG4 sẽ ngày càng gia tăng, và những yêu cầu từ các Firm sẽ ngày một khắt khe hơn nữa. Và nếu chỉ học ACCA sau khi đã đi làm tại BIG4 thì sẽ có rất ít có thời gian để học, vì guồng quay công việc sẽ khiến cho quỹ thời gian càng ngày càng hạn hẹp lại.
Bởi vậy, theo mình, nếu được, các bạn sinh viên hãy cố gắng xác định con đường, mục tiêu của bản thân rõ ràng ngay từ khi còn đang ngồi trên giảng đường, và nếu mục tiêu của các bạn là BIG4 hay các công ty Non-BIG khác, hãy bắt đầu theo đuổi ACCA càng sớm càng tốt, để càng lâu, các bạn sẽ càng khó khăn hơn trong việc tiếp thu kiến thức và tỷ lệ chọi cũng ngày một cạnh tranh.
Câu 7: Huy Thành có thể chia sẻ một chút về những tài liệu mà bạn sử dụng trong quá trình học và luyện thi BIG4 được không?
Trong quá trình học tập và ôn thi, hầu hết các tài liệu mà mình ôn tập đều là các tài liệu mà SAPP Academy cung cấp. Bên cạnh những giáo trình về các môn F tại SAPP, mình cũng đọc thêm những tài liệu như: Tổng hợp 10 phần hành kiểm toán cơ bản, Sổ tay Thuế Việt Nam 2019 (PwC), Bộ đề Entrance test của BIG4 các năm trước, Tổng hợp các câu hỏi IQ Verbal, Tổng hợp chuẩn mực VAS thường gặp khi thi BIG4, Những câu hỏi thường gặp khi đi phỏng vấn BIG4, v.v. Những tài liệu này một số được các anh chị giảng viên tại SAPP chia sẻ thường xuyên trong các group ôn thi và một số được đăng và tổng hợp rất dễ tìm trên SAPP Knowledge Base.
Câu 8: Bạn hãy chia sẻ một chút về kinh nghiệm viết CV chinh phục BIG4 của mình nhé!
Cá nhân mình trong khoảng thời gian chuẩn bị CV cũng đã mất khá nhiều thời gian loay hoay sắp xếp các mảng thông tin sao cho hợp lý, ấn tượng, và may mắn có SAPP hỗ trợ mình sửa CV một cách rất chi tiết và nhiệt tình.
Theo kinh nghiệm của mình, bên cạnh việc đảm bảo font chữ nhất quán, ảnh chân dung rõ ràng, thì các bạn ứng viên nên tập trung vào những điểm cốt lõi có thể phác họa rõ ràng các giá trị của bản thân trong mắt nhà tuyển dụng. Điểm GPA tốt, bằng cấp ngoại ngữ, bằng cấp ACCA nếu có là một lợi thế rất lớn, kinh nghiệm làm việc trong các môi trường liên quan tới ngành Kế - Kiểm cũng là một điểm cộng không nhỏ. Đó là những yếu tố mà theo mình, cần được làm cô đọng, dễ hiểu và nổi bật hết sức có thể trong CV.
Thêm một lưu ý nhỏ là các bạn cũng nên chuẩn bị CV sớm nhất có thể, vừa để có thời gian thoải mái chỉnh sửa, vừa để tạo được lợi thế “First come First serve” ngay khi BIG4 mở đơn. Nếu nộp vào những ngày cuối của thời gian mở đơn, rủi ro sẽ không chỉ nằm ở việc CV của các bạn có nguy cơ gặp sự cố do quá tải hệ thống, mà còn do tỉ lệ cạnh tranh tăng cao vì có hàng ngàn CV đang nằm chờ cần được process cùng lúc.
Câu 9: Thành cảm thấy đề test năng lực của EY năm nay so với các năm trước như thế nào?
Mình cảm nhận rằng độ khó đề thi Test của EY vẫn được duy trì khá ổn định, chỉ nhỉnh hơn so với đề năm ngoái một chút. Các phần kiến thức vẫn trải dài trong các môn ACCA từ F3, F2, F6, F7 cho tới F8. Bên cạnh đó, các câu hỏi về general knowledge và bài writing cũng khá lạ lẫm và thú vị. Hơn nữa, thời gian làm test của EY có thể nói là thoải mái nhất trong BIG4 khi kéo dài khoảng 2 tiếng trong khi Deloitte, KPMG chỉ có khoảng 30’ cho mỗi phần, và với PwC thậm chí là 18 – 25 phút cho mỗi phần.
Câu 10: Thành hãy chia sẻ một chút về bí quyết tự tin vượt qua vòng phỏng vấn của EY nhé!
Để qua được vòng phỏng vấn của EY, mình đã cần đến sự hỗ trợ rất nhiều từ SAPP Academy. Trong các buổi học về phỏng vấn tại lớp Luyện thi BIG4 cấp tốc, mình đã được thực hành với các anh chị giảng viên dưới giả định là một buổi phỏng vấn thực sự. Cả với Group Interview và Personal Interview, các anh chị giảng viên tại SAPP đã đưa ra các câu hỏi giống y chang BIG4 từ các vấn đề về social, technique, personal cho tới phản ứng của các giám khảo tại BIG4. Nhờ những buổi training đó, mình mới có thêm tự tin để vượt qua thành công vòng phỏng vấn của EY.
Ngoài ra, bản thân mình cũng đúc kết ra được một vài kinh nghiệm cá nhân sau: giám khảo sẽ đặt câu hỏi trong suốt cuộc phỏng vấn dựa theo cách trả lời của bạn, nghĩa là sẽ hỏi sâu hơn các luận điểm mà bạn vừa đưa ra. Vì vậy, chúng ta hoàn toàn có thể tập luyện trước cho những viễn cảnh có thể xảy ra trong phòng thi. Một điều nữa là hãy chân thành, tự nhiên trong mỗi câu trả lời, khi đó sự tự tin sẽ dần được xây dựng trong bạn. Đừng cố theo đuổi một tiêu chuẩn, trả lời những gì mình không nắm chắc, đánh mất con người thật của bản thân để tự đưa mình vào thế khó, vì khi tiếp tục bị xoáy sâu vào đó, chúng ta sẽ rất dễ bộc lộ ra điểm yếu, mất bình tĩnh và đánh mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng.
Câu 11: Những kỹ năng mà Thành muốn trau dồi và hoàn thiện hơn để có một kỳ thực tập xuất sắc tại EY là gì?
Bên cạnh việc bổ sung kiến thức, mình còn muốn trau dồi kỹ năng thực hành trên Excel để có thể làm việc hiệu quả hơn. Hoàn thiện khả năng tư duy có logic khi tiếp xúc với một vấn đề để có thể hiểu được bản chất của nó càng sâu càng tốt cũng là một trong những kỹ năng mà mình đang chinh phục.
Câu 12: Hãy để lại một lời khuyên mà Thành muốn nhắn nhủ đến các bạn năm sau sẽ thi tuyển vào BIG4 nhé!
Hãy làm việc thông minh, đừng chỉ làm việc chăm chỉ. Sắp xếp một lộ trình hợp lý và hiệu quả bao giờ cũng tốt hơn là chỉ biết “cày cuốc” hết môn này tới môn khác. Bên cạnh đó, đừng tự ti, cẩn thận là tốt nhưng thiếu tự tin vào bản thân cũng sẽ khiến các bạn mất đi một cơ hội ở tương lai. Trong các vòng Group Interview và Personal Interview, hãy cứ chiến đấu với tất cả những gì bạn có với tâm thế thoải mái nhất, bởi run sợ và lo lắng sẽ kìm hãm việc thể hiện hết bản thân. Nếu bạn không thể hiện, nhà tuyển dụng sẽ không thể biết được bạn có gì. Just be yourself!
Cảm ơn Huy Thành vì những chia sẻ kinh nghiệm thi tuyển BIG4 cực kỳ quý báu của bạn. SAPP chúc bạn một hành trình chinh phục BIG4 phía trước luôn thành công và may mắn. Chúc Thành luôn có đủ sự tự tin để hoàn thành mọi mục tiêu của mình.
>> Xem thêm tại:
Nhận tư vấn miễn phí về lộ trình luyện thi BIG4 hiệu quả như Huy Thành tại đây