Nếu là học viên tại SAPP, có thể bạn đã từng biết đến Hồ Nam Phát - chàng trai không nản chí, quyết định thi lại BIG4 một lần nữa sau khi trượt EY và đã trúng tuyển cả KPMG và PwC - kết quả khiến ai cũng phải ngưỡng mộ. Hôm nay, chúng ta lại được biết đến Lý Vĩnh Hưng, nhưng không chỉ trượt EY giống Phát, Hưng đã phải đối mặt liên tiếp với các “Thank You Letter” lần lượt để thông báo rằng đã trượt KPMG, trượt Deloitte, trượt RSM Việt Nam, trượt Mazars và trượt cả Grant Thornton.
Nhưng “Thất bại là mẹ thành công”, sự quyết tâm phi thường đã không làm Hưng từ bỏ niềm đam mê với ngành Kế - Kiểm. Thay vì “Thank You Letter”, chàng trai này đã nhận được “Offer Letter” từ Deloitte và KPMG sau bao nhiêu cố gắng, khó khăn và thất bại. Hãy cùng lắng nghe Hưng chia sẻ về những bài học, trải nghiệm sau một thời gian dài học tập và ôn luyện nhé!
Câu 1: Chào Hưng, bạn hãy giới thiệu một chút về bản thân mình nhé?
Chào các bạn, mình là Lý Vĩnh Hưng, sinh viên năm cuối chuyên ngành Tài chính Doanh nghiệp, Viện Đào tạo Quốc tế - Học viện Tài chính, Hà Nội. Trong đợt tuyển dụng kỳ Internship vừa qua, mình rất vui khi đã nhận được offer từ Deloitte và KPMG.
Câu 2: Hưng biết đến BIG4 từ đâu và từ khi nào?
Mình đã nghe tới BIG4 ngay từ khi bắt đầu năm nhất Đại học, nhưng mình chỉ thực sự nghiêm túc với mục tiêu thi tuyển vào đây kể từ khi tham gia các buổi livestream của anh Nguyễn Đức Thái trên trang Fanpage của SAPP Academy. Qua những chia sẻ của một người dày dặn kinh nghiệm như anh Thái, mình nhận thấy môi trường BIG4 rất phù hợp để mình phát triển bản thân. Bên cạnh đó, mình cũng đã xin ý kiến của rất nhiều bạn bè và người quen đang làm việc trong các Doanh nghiệp Kiểm toán lớn và họ đều khuyên mình hãy cố gắng theo đuổi BIG4 vì môi trường làm việc rất chuyên nghiệp và đáng để trải nghiệm.
Câu 3: Hưng có thể chia sẻ về lộ trình luyện thi BIG4 của mình được không?
Có thể nói, hành trình thi tuyển vào các Công ty Kiểm toán nói chung và BIG4 nói riêng của mình tương đối khó khăn. Ngay từ đầu năm 2020, mình đã nộp đơn vào liên tiếp 3 công ty:
- Deloitte kỳ Summer Internship;
Ngoại trừ EY tạm hoãn vì dịch bệnh, mình đã trượt cả KPMG và Deloitte lần lượt là ở vòng 3 - Abilities Assessment và vòng 1 - CV. Ngay sau đó, mình cũng đã thất bại ở các Non-BIG là RSM, Mazars, Grant Thornton. Nhận thấy có gì không ổn, mình đã đăng ký học F7, F8 cùng Khóa luyện thi BIG4 cấp tốc tại SAPP. Tại đây, mình mới “té ngửa” khi thấy thực chất, kiến thức chuyên ngành của mình vẫn chưa vững, các kỹ năng như viết CV hay phỏng vấn cũng đều chưa chỉn chu. Ở lớp F7 và F8, anh Kỳ và anh Việt đã giúp mình lấp đầy rất nhiều lỗ hổng kiến thức chuyên ngành đang còn thiếu. Trong khi đó, lớp Luyện thi BIG4 cấp tốc hỗ trợ mình rất nhiều trong việc review lại toàn bộ kiến thức đã học, hoàn thiện CV và kỹ năng phỏng vấn. Điều mình thích nhất ở cả 3 lớp là đều được các giảng viên chia sẻ những kinh nghiệm khi đi làm thực tiễn tại BIG4. Nhờ sự giúp đỡ của các anh chị mà mình đã thay đổi rất nhiều sau 3 tháng học tập tại SAPP. Kết quả là mình đã có offer cho kỳ Internship tại KPMG và Deloitte.
Ban đầu, mình chọn SAPP vì tại đây có đội ngũ giảng viên là những người dày dặn kinh nghiệm chinh chiến tại BIG4. Đó cũng là những cảm nhận thực sự của mình về SAPP sau khi học tại đây. SAPP luôn update liên tục các thông tin tuyển dụng cho học viên (cả BIG4 và Non-BIG), điều này thực sự rất cần thiết cho mình và cả những bạn khác trong ngành Kế - Kiểm. Nhưng tuyệt vời hơn cả, điều mình ấn tượng nhất ở SAPP là luôn có một kênh hỗ trợ học viên 24/7 là SAPP - Customer Support. Trong thời gian ôn thi, mình đã nhiều lần liên lạc với SAPP qua đây và được các anh chị hỗ trợ viên giải đáp một cách nhanh chóng. Một điểm cộng nữa chính là tài liệu mà SAPP cung cấp luôn đi sát với tình hình thực tế, ví dụ các thay đổi về chuẩn mực kế toán hay các thay đổi về quy trình tuyển dụng của các Doanh nghiệp, điều này giúp mình cập nhật kịp thời mọi thông tin cũng như kiến thức mới nhất.
Câu 4: Theo bạn, chứng chỉ ACCA cần thiết như thế nào trên con đường chinh phục BIG4 của riêng bản thân bạn và cả mọi người?
ACCA không phải là điều kiện bắt buộc, nhưng sẽ là lợi thế rất lớn cho các bạn thi BIG4. Kiến thức của các môn như F2, F3, F6, F8 đều xuất hiện trong các bài Aptitude Test của các Firms. Có Firm còn áp dụng chương trình ACCA Fast Track, tạo cơ hội cho thí sinh được miễn các vòng đầu khi thi tuyển nếu đã hoàn thiện một số môn ACCA nhất định. Vì vậy, theo mình, trước hết các bạn hãy tìm hiểu một lượt lộ trình học ACCA để phân bổ thời gian hợp lý và hoàn toàn có thể bắt đầu ngay trong năm nhất với các môn F cơ bản.
Câu 5: Những tài liệu Hưng sử dụng trong quá trình luyện thi BIG4 là gì?
Mình sử dụng các tài liệu cứng mà SAPP cung cấp, cùng với đó là đọc thêm trên trang Knowledge của SAPP. Google và Youtube cũng là 2 trang web mình rất thích sử dụng để tìm hiểu thêm các bài giảng online, hoặc các cách tiếp cận một chuẩn mực khó mà mình chưa hiểu.
>> Download miễn phí tài liệu môn F3 ACCA
>> Download miễn phí tài liệu môn F2 ACCA
Câu 6: Bạn cảm thấy đề test năng lực của KPMG và Deloitte năm nay thế nào, có khác gì so với các năm trước? Đề thi của các BIG năm nay có bao nhiêu kiến thức Hưng đã được học từ môn F6, F7, F8 và khóa luyện thi BIG4 tại SAPP?
Đề KPMG có từ cơ bản đến nâng cao, vì thế, bạn cần nắm thật chắc kiến thức để không mất điểm đáng tiếc. Đề của Deloitte thử thách sĩ tử ở khả năng áp dụng những gì đã học vào các bài toán cụ thể. Để vượt qua bài test của Deloitte, cần hiểu vững bản chất của những gì bạn được học.
Hầu hết những kiến thức mình gặp trong bài test đã được học qua tại các lớp F7, F8 và lớp Luyện thi BIG4 cấp tốc của SAPP. Duy nhất phần IT Audit năm nay của EY tương đối mới, đòi hỏi các bạn phải đọc thêm trong các chuẩn mực kiểm toán.
Câu 7: Bạn hãy chia sẻ một chút về bí quyết tự tin vượt qua vòng phỏng vấn của KPMG và Deloitte nhé!
Đây là lần đầu mình tới vòng Final Interview của KPMG và Deloitte. Mình nghe nói là các anh chị sẽ "hành" thí sinh bằng những câu hỏi chuyên môn gay gắt lắm. Tuy nhiên, thực tế mình đã có trải nghiệm hoàn toàn khác. Đúng là các anh chị có hỏi chuyên môn, nhưng interviewers của cả 2 Firms đều rất nice và luôn hỗ trợ thí sinh. Kể cả những lúc mình gặp khó khăn, bí ý tưởng, các anh chị cũng đều cởi mở, gợi ý để mình có câu trả lời hoàn thiện nhất. Mình cảm thấy rất thoải mái trong suốt thời gian phỏng vấn.
Câu 8: Những kỹ năng Hưng muốn trau dồi và hoàn thiện hơn trước khi chính thức bắt đầu kỳ thực tập tại Deloitte?
Mình muốn trau dồi thêm về chuyên ngành cũng như các kỹ năng tin học văn phòng. Đây là hai kỹ năng cần thiết cho công việc sắp tới của mình ở Deloitte. Hiện tại, mình đã tham gia lớp Kiểm toán thực hành trên Excel của SAPP nhằm bổ trợ cho 2 mảng kiến thức này.
Câu 9: Mục tiêu của Hưng sau khi kết thúc kỳ thực tập tại Deloitte là gì?
Cũng như bao bạn thực tập sinh khác, điều mình mong muốn sau kỳ thực tập là được trở thành nhân viên chính thức của Deloitte. Mình cũng kỳ vọng môi trường và con người tại Deloitte sẽ giúp mình phát triển hơn cả về chuyên môn, tác phong làm việc cũng như có thêm những mối quan hệ mới.
Câu 10: Hãy để lại một lời khuyên mà bạn muốn nhắn nhủ đến các bạn năm sau sẽ thi tuyển vào BIG4 nhé!
Các bạn cần có thái độ nghiêm túc với kế hoạch mình đề ra và phân bổ thời gian ôn luyện hợp lý. Đó là ở khâu chuẩn bị, còn trong thời gian thi, hãy luôn bình tĩnh và thoải mái, vì theo mình, đó chính là cách để bạn không bị rơi rụng những gì mình đã mất công ôn luyện và chuẩn bị từ trước. Chúc các bạn thành công!
Cảm ơn Hưng về những chia sẻ rất hữu ích vừa rồi. Chúc bạn có tinh thần và sức khỏe thật tốt để có một khởi đầu suôn sẻ tại Deloitte trên hành trình dài chinh phục ngành Kế - Kiểm phía trước.