Luyện thi CFA

Học CFA Để Làm Gì?

Written by SAPP Academy | Jul 19, 2019 9:53:41 AM

Hiện nay, thị trường tuyển dụng khối ngành Tài chính chứng kiến một sự lấn áp khi lượng cung áp đảo hơn rất nhiều so với lượng cầu. Những tấm bằng cấp, chứng chỉ quốc tế được coi như là giải pháp giúp các ứng viên tăng thêm lợi thế cạnh tranh. Trước vô vàn lựa chọn, CFA – Chartered Financial Analyst -  được biết đến như một tấm vé vàng nhằm định hướng và tạo lập sự nghiệp tương lai. Vậy học CFA để làm gì? Trong bài viết này, SAPP sẽ đưa ra cho bạn 4 lý do chính để giải thích cho câu hỏi trên.

1. CFA - Bảo chứng vàng cho sự nghiệp của những Nhà đầu tư Chứng khoán, Đầu tư mạo hiểm, Phân tích tài chính...

Hệ thống môn học của CFA được thiết kế nhằm mang tính ứng dụng cao nhất cho người học.

Khi bắt đầu với CFA ở Level 1, người học được trang bị kiến thức nền về các công cụ đầu tư. Level này yêu cầu người học hiểu và nắm các kiến thức tổng quan về thị trường và các công cụ tài chính, chưa đòi hỏi tính ứng dụng và khả năng phân tích sâu.

Khi bạn đạt tới Level 2 và Level 3, chương trình học sẽ được thiết kế chuyên sâu hơn vào các lĩnh vực như Finance, Portfolio, Wealth management. Khi đạt tới các Level này, ngoài nền tảng kiến thức vững chắc, bạn còn tích lũy thêm được những kỹ năng làm việc cùng với tư duy phân tích nhạy bén.

Nội dung

Level 1

Level 2

Level 3

Ethical and Professional Standards

15%

10-15%

10-15%

Quantitative methods

10%

5-10%

0%

Economics

10%

5-10%

5-10%

Financial Reporting and Analysis

15%

10-15%

0%

Corporate Finance

10%

5-10%

0%

Equity Investment

11%

10-15%

10-15%

Fixed Income

11%

10-15%

15-20%

Derivatives

6%

5-10%

5-10%

Alternative Investments

6%

5-10%

5-10%

Portfolio Management and Wealth Planning

6%

5-10%

35-40%

Tổng

100%

100%

100%

Bảng 1: Tỷ trọng các nội dung thi trong từng cấp độ

Ngoài ra, sau khi đã pass được Level 2 của CFA, trong kỳ thi sát hạch hành nghề chứng khoán, bạn sẽ được miễn giảm 3 chứng chỉ chuyên môn là: Chứng chỉ những vấn đề cơ bản về Chứng khoán và Thị trường Chứng khoán, Chứng chỉ Phân tích và Đầu tư chứng khoán, Chứng chỉ Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp (Theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước).

Nếu như mục tiêu của bạn là nâng cao kỹ năng phân tích và đầu tư thì hệ thống môn học của CFA sẽ hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu này. Các môn học như Financial Reporting Analysis, Equity InvestmentCorporate Finance ở Level 1 sẽ cho bạn những kiến thức căn bản nhất. Càng lên Level cao, kiến thức bạn học sẽ lại càng song hành cùng với tính ứng dụng trong công việc.

Nếu định hướng của bạn là được làm việc tại một quỹ đầu tư, thì các môn học như Economics hay Portfolio Management chắc chắn sẽ giúp bạn rất nhiều trong quá trình làm việc sau này.

Mặc dù CFA không chắc có thể giúp bạn tới thẳng công việc mà bạn mơ ước, những CFA Charter chắc chắn chính là quy chuẩn nghề nghiệp ở mức cao nhất trong ngành Tài chính. Rất nhiều vị trí công việc sẽ đòi hỏi kiến thức và kỹ năng đến từ chương trình này:

  • Môi giới chứng khoán;
  • Đầu tư mạo hiểm;
  • Phân tích tài chính;
  • Quản lý tài sản;
  • Tài chính doanh nghiệp;
  • Pháp chế;

Và còn vô vàn những cơ hội nghề nghiệp khác…

Hơn thế nữa, trong công tác tuyển dụng tại các công ty lớn về đầu tư tài chính trên thế giới, những ứng viên là CFA Charterholder sẽ luôn được ưu tiên hoặc thậm chí là bắt buộc.

Hình 1: Top 10 Công ty ưu tiên tuyển dụng CFA Charterholder (Nguồn: CFA Institute)

2. Học CFA Mang Lại Một Kết Nối Rộng Mở

Hiện nay, trên thế giới có khoảng 156.000 CFA Charterholders trải dài trên 165 quốc gia, và con số này vẫn đang tiếp tục tăng. Vì vậy, việc trở thành hội viên của CFA không chỉ nâng giá trị của bản thân mà con đem lại cho bạn một cộng đồng tuyệt vời có thể giúp đỡ cho sự nghiệp của bạn sau này.

Cùng với đó, nếu những chứng chỉ về Kế - Kiểm thường mang tính chất địa lý, mỗi chứng chỉ được sử dụng tại một vài quốc gia, CFA lại được công nhận trên toàn thế giới. Điều ấy có nghĩa dù bạn hoàn thành CFA tại Việt Nam, Singapore, hay Mỹ, Anh… thì giá trị của tấm bằng CFA vẫn không thay đổi.

3. CFA Sẽ Giúp Bạn Có Một Mức Thu Nhập Cao Hơn

Theo nghiên cứu của Salary Expert, mức thu nhập bình quân của CFA Charterholders tại Việt Nam rơi vào khoảng 431 triệu VND mỗi năm, cao hơn cả mức thu nhập bình quân của những người có chứng chỉ MBA.

CFA sẽ đem lại cho bạn một thu nhập cao hơn xuất phát ngay từ việc bạn sẽ có cơ hội được làm việc tại các tập đoàn lớn, cũng như đảm nhiệm những chức vụ quan trọng hơn.

Tuy nhiên, nếu như chỉ dừng lại ở mức CFA Level 1 thì thu nhập của bạn sẽ không thay đổi quá nhiều. Mức thu nhập sẽ chỉ thực sự tăng nếu như bạn đã pass Level 2 trở lên.

Hình 2: Sự thay đổi của thu nhập dựa trên quá trình học CFA (Nguồn: 300hours.com)

4. Học CFA Sẽ Tối Ưu Hóa Chi Phí Mà Bạn Bỏ Ra

Có thể nói, CFA là một khoản đầu tư thông minh khi chi phí mà bạn bỏ ra thấp hơn rất nhiều so với MBA – một tấm bằng có giá trị tương đương với CFA trong lĩnh vực tài chính.

Theo swcheser.com, để có thể hoàn thành được chứng chỉ CFA, bạn cần bỏ ra khoảng $2440 cho tới $4590 tùy thuộc vào thời điểm mà bạn đăng ký.

So với chi phí khoảng $60,000 - $100,000 để có một tấm bằng MBA tại một trường đại học danh tiếng, số tiền bỏ ra để có thể trở thành CFA Charterholder quả thực là một món hời.

Không những vậy, việc học CFA là tương đối linh hoạt vì bạn hoàn thể tự học hoặc sắp xếp lịch học tùy theo thời gian rảnh của bản thân mình. Như vậy, bạn sẽ không cần phải bỏ công việc của mình để theo học các khóa học toàn thời gian như một số chương trình MBA yêu cầu.

5. Tạm Kết

Giữa vô vàn các ứng viên trên thị trường tuyển dụng hiện nay, việc có được một tấm bằng danh giá như CFA chắc chắn sẽ bạn tạo điểm nhấn trong con mắt nhà tuyển dụng. Hy vọng rằng qua bài viết, bạn đã có thêm được động lực để theo đuổi CFA cũng như định hướng cho sự nghiệp sau này.

►►► Xem Thêm: