Trải qua hơn 40 ngày xoay quanh các vòng thi đầy gay cấn và kịch tính, niềm hạnh phúc vỡ òa cuối cùng đã tới với Nguyễn Duy Anh - chủ nhân chiếc cúp vinh quang của cuộc thi The Audit Race 2020. Đây là một cuộc thi tầm cỡ mà ngay cả đến các sinh viên đúng chuyên ngành Kế - Kiểm cũng phải ngại ngùng không dám thử sức, vậy công thức nào đã giúp Duy Anh - chàng sinh viên trái ngành vượt qua tất cả đối thủ nặng ký và trở thành người chiến thắng cuối cùng? Chúng ta hãy cùng khai phá công thức bí mật của Duy Anh ngay dưới bài viết này nhé!
Câu 1. Chào Duy Anh, bạn hãy giới thiệu một chút về bản thân mình nhé!
Xin chào mọi người, mình là Nguyễn Duy Anh. Hiện mình đang là sinh viên năm 3, chuyên ngành Kinh tế đối ngoại hệ chương trình tiên tiến - Đại học Ngoại thương Hà Nội. Dù là sinh viên Kinh tế nhưng mình đang rẽ hướng sang ngành Kế - Kiểm bằng cách tham gia học ACCA và trải nghiệm thi một số cuộc thi sinh viên về lĩnh vực đó.
Ngày 23/11/2020 vừa qua, mình đã may mắn trở thành Quán quân tại chung kết của cuộc thi The Audit Race 2020. Hy vọng rằng, những chia sẻ của mình sau đây sẽ giúp ích cho các bạn muốn tìm hiểu về cuộc thi The Audit Race nói riêng và các cuộc thi liên quan nói chung.
Câu 2. Cảm xúc của Duy Anh thế nào khi biết mình đã chiến thắng và trở thành Quán quân cuộc thi The Audit Race 2020? Bạn đã thông báo tin vui này tới ai đầu tiên?
Thực sự khi nhận kết quả vô địch cuộc thi, mình rất bất ngờ. Mình cảm thấy vô cùng may mắn và vui mừng vì đã vượt qua được các thí sinh trong đêm chung kết - những người có background rất “xịn” và tài giỏi. Tự hào cũng là cảm xúc không thể thiếu vì thành quả hôm ấy chính là kết quả của một quá trình nỗ lực ôn tập và không ngừng cải thiện bản thân qua từng vòng thi, chặng thi.
Sau khi chiến thắng, mình đã dành những khoảnh khắc chia vui tuyệt vời nhất với gia đình mình, các cổ động viên nhiệt thành đến từ câu lạc bộ của mình ở trường đại học. Thật sự đó là một cảm xúc khó tả mà mình sẽ không bao giờ quên.
Câu 3. Duy Anh biết đến cuộc thi The Audit Race 2020 từ đâu và động lực lớn nhất thúc đẩy bạn tham gia cuộc thi này là gì?
Cuộc thi The Audit Race 2020 đến với mình theo một cách rất tự nhiên - mình lướt Facebook thấy cuộc thi này đang được truyền thông rầm rộ và nhận được rất nhiều sự quan tâm từ các bạn sinh viên. Với tinh thần mong muốn tăng thêm trải nghiệm, kiến thức, cũng như được mở rộng mối quan hệ nên mình đã không chần chừ click vào Fanpage của cuộc thi và đăng ký tham gia ngay.
Câu 4. Duy Anh ấn tượng với vòng thi nào nhất trong cuộc thi The Audit Race 2020? Tại sao?
Phải nói rằng, mình ấn tượng với cả 4 vòng thi của The Audit Race 2020, bởi vì ở mỗi vòng, mình đều gặp phải những khó khăn riêng, và những thử thách ấy đã thúc đẩy và “giục giã” mình nghĩ ra được nhiều cách giải quyết khác nhau, đem lại cho mình thêm nhiều tư duy và kinh nghiệm. Những điều đó đều góp phần giúp mình thể hiện hết được bản thân trong đêm chung kết.
Sau mỗi vòng thi, ước mơ được bước vào vòng chung kết của mình ngày càng rõ rệt hơn. Được bước lên sân khấu, được làm nhân vật chính của đêm chung kết một cuộc thi, được chứng kiến khoảnh khắc những ánh đèn sân khấu bừng sáng, được ngắm nhìn các hình ảnh, video về mình được chiếu lên màn ảnh lớn, thật sự là những cảm xúc rất đáng nhớ. Đó là lần đầu tiên mình tự khai phá giới hạn của bản thân, dám đứng lên trên sân khấu - nơi có mọi ánh nhìn đang tập trung vào - để tự tin thể hiện những phẩm chất của mình.
Câu 5. Bạn có thể chia sẻ về kinh nghiệm vượt qua Vòng 1: VÒNG ĐƠN tại The Audit Race 2020 được không?
Để vượt qua vòng đơn, mình đã chuẩn bị hồ sơ bao gồm:
- Một bản CV đã được thiết kế gọn gàng, chuyên nghiệp, giản lược những thông tin không quá quan trọng (địa chỉ Facebook, giới tính,...), chỉ tập trung nêu bật ưu điểm bản thân;
- Một bức ảnh chuyên nghiệp;
- Trả lời các câu hỏi trong Application Form của cuộc thi The Audit Race một cách chân thành nhất (cười).
Theo mình, những tiêu chí quan trọng nhất dành cho những bạn có dự định tham gia The Audit Race 2021 là GPA, thành tích ngoại khoá và kinh nghiệm làm việc. Hãy dành thời gian để nâng cao những yếu tố trên, chúng giúp hồ sơ của bạn nhận được sự nhiều sự chú ý từ ban giám khảo.
Câu 6. Bí quyết để Duy Anh xuất sắc chinh phục Vòng 2: VÒNG TEST ONLINE - The Audit Race 2020 là gì?
Vòng 2 thực sự là một vòng thử thách cực cao. Tỷ lệ chọi vòng này của cuộc thi năm nay là 1 chọi 10 (chọn ra 30 thí sinh xuất sắc nhất trong tổng số 300 thí sinh). Sau khi đọc được thông tin này, mình đã rà soát lại một lượt các phần kiến thức về Kế toán, Tài chính, Kiểm toán để nắm được những phần đề tải chủ chốt nhất, sẵn sàng bước vào vòng thi.
Các thí sinh trong vòng 2 đã phải làm một bài Test 45 câu hỏi chỉ trong 35 phút trên nền tảng online. Các câu hỏi có nội dung rất rộng, từ Kế toán - Tài chính, Kiểm toán cơ bản, Thuế, IQ, Verbal, Logic, các vấn đề và xu hướng xã hội. Chính vì áp lực thời gian như vậy, mình đã phân bổ thời gian khoảng 40 giây/câu và ưu tiên làm trước những câu hỏi về chủ đề mình nắm rõ. Ngoài ra, nếu gặp câu khó thì nên tạm thời bỏ qua để tiết kiệm thời gian làm những câu khác, sau đó sẽ quay trở lại vào cuối bài.
Câu 7. Những thuận lợi và khó khăn Duy Anh gặp phải ở Vòng 3: NETWORKING & TRAINING - The Audit Race 2020 là gì?
Vòng 3 của cuộc thi chỉ còn lại 30 thí sinh xuất sắc nhất và đến từ các trường đại học khác nhau ở khu vực Hà Nội. Khi bước vào vòng 3, mình đã gặp rất nhiều áp lực về tâm lý vì các bạn còn lại hầu như là sinh viên chuyên ngành Kế toán - Kiểm toán, trong khi mình là sinh viên trái ngành.
Ở chặng 3.1- THỬ THÁCH CASE STUDY, đúng như tên gọi, chúng mình được chia thành các nhóm để giải một đề case study rất dài và thực tiễn trong 4 ngày.
Đề thi Vòng 3 tại The Audit Race 2020
Do đề dài và thời gian gấp nên mình đã gặp không ít khó khăn trong việc vừa phải trao đổi với các thành viên trong nhóm, vừa trình bày ý tưởng thiết kế slide, vừa chuẩn bị thuyết trình sao cho khớp với thời gian cho phép.
Để giải quyết được case study này, team mình đã ứng dụng hết hiểu biết nói chung và những kiến thức tích góp được từ môn FA/F3, FR/F7 và AA/F8, cùng với đó mình cũng đã chủ động kết nối các bạn trong nhóm, tổ chức những buổi họp offline lẫn online để vừa họp vừa chia sẻ kiến thức để tiến độ công việc được tối ưu nhất.
Ở chặng 3.2 - WORK SIMULATION, chặng thi này có độ khó cao hơn và áp lực thời gian lớn hơn. Các thí sinh cũng được chia theo nhóm và được yêu cầu giải quyết một case study dài trong thời gian là 40 phút. Rút ngắn từ 4 ngày còn 40 phút thực sự là một áp lực cực lớn không chỉ đối với riêng chúng mình.
Đề thi của nhóm mình ở chặng này là về đánh giá rủi ro từ Ngành Hàng Không ảnh hưởng đến Doanh nghiệp trong thời dịch Covid 19, thiết kế các thủ tục Kiểm toán để đảm bảo tính hoạt động liên tục, phân tích báo cáo tài chính và đưa ra khuyến nghị cho Ban Giám Đốc. Đây đều là những chủ đề quen thuộc trong môn FA/F3, FR/F7 và AA/F8. Tuy nhiên, với áp lực thời gian cực cao, cùng với sự giám sát của giám khảo trong quá trình teamwork 40 phút đó, nên để qua được vòng này, mình cùng các thành viên trong team đã phải nỗ lực rất nhiều. Chúng đã phân bổ thời gian cho nhiều việc nhỏ hơn, bao gồm thời gian để suy nghĩ, thời gian để thảo luận, thời gian để trình bày lên giấy A0, và thời gian thuyết trình của từng thành viên.
Trải qua bao nhiêu cảm xúc và thăng trầm, mình đã vượt qua 24 thí sinh khác và may mắn lọt vào vòng chung kết cùng 5 thí sinh xuất sắc khác. Mình nghĩ rằng để đạt được kết quả đó, mình không thể không kể đến những thuận lợi trong suốt vòng 3 này:
-
- Trước vòng 3, ban tổ chức đã tổ chức một buổi training bổ ích về chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng thuyết trình. Nhờ vậy, các thí sinh sẽ có sự chuẩn bị tốt nhất cho vòng thi.
- Đồng hành cùng các nhóm trong chặng 3.1 là các vị mentor đang công tác tại công ty TNHH PwC ở vị trí Senior Associate. Nhờ sự tư vấn tận tình của anh chị, bài làm của các thí sinh đã chỉn chu, chính xác và thực tế hơn.
- Tinh thần làm việc nhóm tuyệt vời của các thành viên cũng là một yếu tố quan trọng trong chiến thắng này. Các bạn đã không ngần ngại tham gia phản biện, chia sẻ, bổ sung cho nhau những thiếu sót, và quan trọng nhất là động viên tinh thần nhau để buổi thuyết trình được hiệu quả nhất.
Câu 8. Tâm trạng của Duy Anh thế nào khi tham gia Vòng 4: VÒNG CHUNG KẾT của cuộc thi? Bạn đã sử dụng những kỹ năng, kiến thức nào để vượt qua xuất sắc các chặng và trở thành quán quân của cuộc thi?
Vòng chung kết mang lại cho mình một cảm xúc rất đặc biệt. Tự hào có, vui mừng có, nhưng lo lắng và cẩn trọng cũng có. Đối mặt với nhiều thí sinh xuất sắc, thực lực của họ đã được chứng minh qua các vòng thi trước, mình đã phải chuẩn bị rất kỹ để vượt qua thử thách này.
Đối với chặng 4.1, mặc dù đây đã là đêm chung kết và khả năng bị loại là rất cao, nhưng mình vẫn luôn đặt mục tiêu của nhóm lên hàng đầu thay vì mục tiêu cá nhân. Chúng mình đã tham gia trao đổi, chia sẻ kiến thức, tự phản biện với chính các thành viên trong team, bàn luận về chiến lược thuyết trình cụ thể. Không thể quên được những buổi họp ở quán cafe lúc 23h, những ngày làm slide đến tận 2h sáng,... những tháng ngày vất vả làm lên điều kỳ diệu - may mắn đã mỉm cười và mình đã được lọt vào chặng tiếp theo của vòng final.
Cụ thể đề thi chặng 4.1: “Đưa ra các rủi ro từ ngành Thương mại - Dịch vụ (Trading) ảnh hưởng đến các cuộc Kiểm toán; Các vấn đề trong các chu trình nội bộ của công ty (mua hàng - thanh toán, bán hàng - thu tiền, quản lý hàng tồn kho); Phân tích BCTC và đưa ra các khuyến nghị cho Ban giám đốc.”
TOP 3 thí sinh xuất sắc nhất của cuộc thi: Duy Anh, Minh Lý, Nhật Minh (từ trái qua phải)
Đối với chặng 4.2, chủ đề chính xoay quanh các câu hỏi như Analytical Procedures được sử dụng trong giai đoạn nào của cuộc Kiểm toán? Tính toán chi phí khấu hao và giá trị ghi sổ của tài sản, báo cáo tài chính hợp nhất, chọn mẫu Kiểm toán (Audit Sampling). Do đã luyện tập một số câu hỏi bài tập từ môn FA/F3, FR/F7 và AA/F8 cùng với đó là chuẩn bị các chiến thuật về chọn gói câu hỏi, giành quyền trả lời, phản biện với ban giám khảo nếu đáp án sai, tính toán điểm số,... Nhờ vào những sự chuẩn bị này, mình cũng đã đạt được điểm số cao nhất sau 2 vòng thi:
- Chặng 4.1: 86/100 điểm
- Chặng 4.2: 116 điểm
Đối với chặng 4.3, đề thi thật sự là một chủ đề rất mở và thực tế - Đạo đức nghề nghiệp. Mặc dù là một đề tài quen thuộc trong môn AA/F8 ACCA, nhưng trên thực tế, chúng phức tạp hơn rất nhiều. Cộng thêm với việc sẽ phải hùng biện và thuyết phục đội ngũ ban giám khảo - những người có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực Kế - Kiểm như:
- Phó trưởng bộ môn Kiểm toán - Đại học Kinh tế quốc dân;
- Giám đốc Kiểm toán - Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn tài chính Hà Nội;
- Assurance Manager của công ty TNHH PwC Việt Nam;
- Manager, Accounting & Outsourcing Service của Công ty TNHH Mazars Việt Nam;
- Chief Accountant của IBM Việt Nam;
- Director, Board of Internal Control của tập đoàn IC&D Group;...
Mình thực sự thấy chặng đua cuối cùng này rất khó khăn. Để vượt qua chặng này, mình đã chuẩn bị tinh thần thật bình tĩnh, luyện tập kỹ năng thuyết trình, kỹ năng lắng nghe và suy nghĩ nhanh để trả lời câu hỏi của ban giám khảo một cách thuyết phục nhất. Ngoài ra, mình cũng chuẩn bị kiến thức bằng cách đọc các case study thực tế trên Internet và trong tài liệu của SAPP để tăng thêm hiểu biết của mình. Nhờ may mắn và nỗ lực không ngừng, mình đã vượt qua chặng cuối và trở thành người cầm cúp The Audit Race 2020.
Nhờ vào kiến thức tích luỹ được từ các khoá học như FA/F3, FR/F7, AA/F8 ACCA tại SAPP, mình đã cảm thấy tự tin hơn trước rất nhiều.
Đối với mình, những khoá học ở SAPP không chỉ giúp ích về mặt kiến thức, mà còn đem lại nhiều trải nghiệm thực tế, góp phần làm bản thân mình nhạy bén hơn, nhận biết vấn đề tốt hơn trước các tình huống nghề nghiệp. Các anh chị giảng viên đều rất nhiệt tình giảng dạy và giải đáp những vấn đề của học viên. Ngoài ra, dịch vụ chăm sóc học viên tại SAPP cũng rất cẩn thận và chu đáo, nguồn tài liệu cung cấp thêm cho học viên cũng rất dồi dào, cơ sở vật chất luôn được giữ gìn sạch sẽ. Tất cả những điểm mạnh trên của SAPP làm cho mình rất hài lòng và tin tưởng theo học tại nơi đây.
Câu 11. Duy Anh hãy gửi một vài lời khuyên đến các bạn sinh viên khác trong việc chuẩn bị kiến thức và kỹ năng cho các cuộc thi tương tự như The Audit Race nhé!
Theo mình, các cuộc thi sinh viên như The Audit Race sẽ là một trải nghiệm đáng nhớ của thời sinh viên mà nếu bỏ lỡ nó thì có thể bạn sẽ không bao giờ được trải nghiệm nữa. Vì vậy, hãy tự tin vượt qua chính bản thân mình, chuẩn bị cho mình những hành trang kiến thức, kỹ năng đầy đủ để thể hiện bản thân một cách tốt nhất. Bên cạnh đó, những kỹ năng mềm cũng rất quan trọng, hãy lên Internet và tìm tòi những video hướng dẫn thuyết trình, kỹ năng phản biện trước đám đông,.... Những cuộc thi sinh viên như The Audit Race còn là một cánh cổng đưa các bạn tới BIG4 ngành Kế - Kiểm dễ dàng hơn.
Câu 12. Dự định sắp tới của Duy Anh là gì?
Một điều mình luôn tâm niệm là "Không được ngủ quên trên chiến thắng", mình vẫn sẽ tiếp tục bước đi trên con đường học ACCA, sẽ tìm kiếm và nắm bắt cơ hội tham gia những cuộc thi khác như AAC, Đấu trường Kế kiểm, Challenges For Growth,... Ngoài ra, mình đang chuẩn bị tích cực để tham gia thi tuyển kỳ Internship năm 2021 của BIG4.
Cảm ơn Duy Anh về những chia sẻ rất quý giá. Với một người ham học và năng động như Duy Anh, SAPP tin rằng kỳ thi tuyển Internship 2021 tại BIG4 sẽ là điểm đến lý tưởng và nằm trong tầm tay của bạn. SAPP chúc Duy Anh có thật nhiều sức khỏe và năng lượng để chinh phục được những đỉnh cao kế tiếp.
>> Xem thêm tại:
NHẬN LỘ TRÌNH HỌC ACCA TỐI ƯU TẠI ĐÂY