<img height="1" width="1" style="display:none" src="https://www.facebook.com/tr?id=1718836035006664&amp;ev=PageView&amp;noscript=1">

5 lỗi sai cơ bản cần tránh khi làm RAP OBU

Như ở bài blog trước, dự án RAP OBU được chia là 2 phần chính là Báo cáo nghiên cứu (Research Report - RR) và Tự thuật về kỹ năng và học vấn (Statement of Learning and Skills - SLS). Chỉ cần 1 trong 2 phần này fail, thì cả Dự án RAP sẽ fail và bạn sẽ phải nộp lại phần bị fail trong kỳ tiếp theo để OBU xem xét và đánh giá lại. 

ACCA và OBU đã liệt kê ra các lỗi sai cơ bản mà học viên hay mắc phải và fail RAP một cách đáng tiếc, cùng đọc cẩn thận từng lỗi sai và tránh mắc phải trong quá trình làm RAP của mình nhé.

5 lỗi sai cơ bản cần tránh khi làm RAP OBU1/ Thiếu hoặc thừa số từ 

Mặc dù OBU không đưa ra mức tối thiểu về số từ cho cả 2 bài, nhưng nếu bạn chỉ viết được 4000 từ, bài Báo cáo nghiên cứu, thì chắc chắn thông tin được trình bày không đầy đủ và chi tiết. Bởi đối với 20 chủ đề bắt buộc đã đưa ra, OBU đã ước lượng trước số từ của một bài luận văn đầy đủ là khoảng 6.500 - 7.500. 

Vì vậy, bạn hãy lưu ý không được viết quá ngắn (chỉ ½ số từ tối đa) hoặc vượt số từ tối đa cho phép của Báo cáo nghiên cứu là 7.500 từ  và  Tự thuật về kỹ năng và học vấn là 2000 từ, nếu không tuân thủ, bài RAP của bạn sẽ chắc chắn bị fail. 

2/ Trích nguồn không rõ ràng

Việc trích nguồn không rõ ràng là một nguyên nhân nghiêm trọng dẫn đến việc học viên ACCA bị fail RAP OBU. Nếu bạn tham khảo hoặc trích dẫn từ bất cứ bài viết nào của tác giả khác, hãy liệt kê rõ ràng trong phần Reference ở bài RR của mình. Tiêu chuẩn trích nguồn của OBU là Harvard referencing style, nhưng bạn vẫn có thể lựa chọn một cách trích nguồn khác, chỉ cần rõ ràng, đầy đủ thông tin và đồng nhất từ trên xuống dưới thì sẽ được OBU chấp nhận. 

>> Xem quy định của OBU về việc trích nguồn tại đây.

Ngoài ra, việc không trích nguồn rõ ràng, đầy đủ còn được coi là đạo văn - một hành vi vi phạm đạo đức học thuật cũng như nghề nghiệp vô cùng nghiêm trọng. Các trường Đại học ở Châu Âu luôn sử dụng phần mềm chống đạo văn để ngăn chặn tình trạng copy ý tưởng tràn lan. Vì vậy, hãy luôn để mắt thật kỹ càng đến phần Reference trong bài của mình nhé.

5 lỗi sai cơ bản cần tránh khi làm RAP OBU

Phần mềm chống đạo văn mà OBU sử dụng là Turnitin. Toàn bộ bài RR và SLS của bạn đều sẽ được gửi theo định dạng file Word (không phải Google Docs, không phải PDF, bắt buộc là Word) bằng cách online để có thể scanning % đạo văn chính xác nhất. Nên hãy nhớ rằng, nếu bạn vô tình copy ý tưởng từ bài viết nào đó, bài RAP của bạn sẽ fail ngay lập tức từ bước đầu tiên là scanning % đạo văn. Nếu dính lỗi này, khi re-submit RAP vào kỳ tiếp theo, bạn phải nộp một bài luận văn hoàn toàn khác, không được sửa trên bài cũ. 

Thậm chí trong các trường hợp các lỗi trích dẫn và trích nguồn cứ lặp đi lặp lại nhiều lần, bạn có thể bị lọt vào “blacklist” của OBU và sẽ không được tham gia bất cứ chương trình nào khác của OBU, thậm chí, vị trí ACCA Member của bạn còn có thể bị lung lay.

SAPP Academy muốn nhấn mạnh lại một lần nữa về sự nghiêm trọng của Plagiarism - Đạo văn, bạn hãy tự lực hoàn thành bài viết của mình 100% để pass bài RR hoặc nếu fail (không phải do đạo văn) thì bạn vẫn được sửa trên bài cũ mà không phải làm lại một bài khác.

Dù được trích nguồn đầy đủ, bạn cũng nên lưu ý chỉ nên trích dẫn một lượng nhỏ văn bản cho phép, không được sao chép các đoạn văn bản lớn và coi đây là tác phẩm của riêng mình nhé.

3/ Không bao gồm slide thuyết trình khi nộp SLS

Bạn nên lưu ý rằng bài SLS được OBU chia thành 2 phần riêng biệt: 

  • Câu trả lời của 4 câu hỏi chính mà OBU yêu cầu (xem chi tiết 4 câu hỏi chính mà OBU yêu cầu tại Information Pack OBU);
  • Slide bài thuyết trình mà bạn đã dùng để thuyết trình với Mentor của mình trong buổi Meeting cuối cùng (tối đa 20 slides). 

Bạn cần nộp đầy đủ cả 2 phần trên để có một bài SLS hoàn chỉnh. Nhiều học viên quên mất rằng phải nộp slide - đây là lý do đáng tiếc khiến họ bị fail bài SLS. 

5 lỗi sai cơ bản cần tránh khi làm RAP OBU

Nội dung của slide là nội dung chính của chủ đề bạn đã chọn, những tìm hiểu, phát hiện về công ty/tổ chức sau khi bạn chạy mô hình. Nội dung của slide hoàn toàn không phải là bản tự đánh giá bản thân trong quá trình làm RAP đâu bạn nhé! 

4/ Cách ứng dụng công nghệ thông tin vào bài Báo cáo nghiên cứu 

100% học viên sẽ fail bài RAP nếu không nộp một bản Excel bao gồm tất cả công thức bạn sử dụng để chạy ra kết quả của mô hình nghiên cứu cho OBU. Đối với công việc của một Kế toán - Kiểm toán viên, kỹ năng nghề nghiệp quan trọng nhất mà bạn cần có là Excel. Nếu bạn tính toán hoặc chạy mô hình một cách thủ công, OBU chắc chắn sẽ đánh giá bạn chưa đủ kỹ năng để trở thành một Cử nhân Đại học đâu. 

5/ Chọn chủ đề không phù hợp 

Có một số học viên ACCA đã không tìm hiểu trước thông tin mà chọn chủ đề khá “theo hứng”, nhưng đến lúc bắt tay vào tìm thông tin và phân tích, thì hoàn toàn khó khăn. 

Ví dụ, bạn chọn chủ đề số 9 trong số 20 chủ đề bắt buộc của OBU để làm RAP OBU. 

Chủ đề số 9 là “Đánh giá cách lên kế hoạch và vận hành hệ thống thông tin của một tổ chức” Chủ đề này dường như là không thể hoàn thành trừ khi bạn có quyền truy vào thông tin cá nhân/ bảo mật của doanh nghiệp thì mới có thể hoàn thành, còn nếu bạn chỉ tìm kiếm thông có sẵn trên mạng, chắc chắn sẽ không đủ. Việc này có thể dẫn đến việc thiếu số từ hoặc bị OBU đánh giá là phân tích hời hợt, không đủ chuyên sâu và học thuật.

Nếu bạn “đen đủi” chọn phải những chủ đề như vậy và bị fail, thì trong lần “resubmission” tiếp theo, bạn phải chọn một chủ đề khác và làm lại từ đầu. Bước chọn chủ đề là vô cùng quan trọng, hãy hiểu rõ chủ đề yêu cầu gì, bàn luận cùng với Mentor của bạn, tìm kiếm thông tin trước, và đi đến quyết định cuối cùng. 

Kết luận

Ở trên chính là các lỗi sai cơ bản và dễ mắc phải nhất dẫn đến việc học viên bị fail RAP OBU. Với tỷ lệ pass tương đối cao là 50 - 70%, bạn có thể hoàn toàn tự tin đăng ký tham gia chương trình Học ACCA - Nhận bằng cử nhân Kế toán ứng dụng OBU. Đừng quên lưu lại bài viết này để trước khi làm bài RAP, hãy đọc lại vài lần để tránh được 100% các lỗi sai cơ bản ở trên nhé. Chúc các bạn thành công! 

>> Bài viết liên quan: