Bạn đang ấp ủ dự định trở thành ACCA Member hay chỉ đơn giản là muốn bắt đầu theo đuổi chứng chỉ ACCA danh giá để trau dồi thêm kiến thức chuyên ngành Kế - Kiểm - Tài chính cho chính mình nhưng không biết bắt đầu từ đâu. Với một hệ thống nhiều môn học như ACCA, làm sao để khởi đầu thuận lợi và “đầu xuôi đuôi lọt” cho cả các môn về sau?
FA/F3 - Kế toán tài chính - thường được nhắc đến như là môn học “nhập môn” của chứng chỉ ACCA. Đa số các “tiền bối” đều khuyên các “hậu bối” của mình nên bắt đầu ACCA với FA/F3 - Kế toán tài chính. Hãy cùng SAPP tìm hiểu lý do tại sao F3 nên được “first served” trong bài viết dưới đây nhé!
FA/F3 cùng MA/F2 và BT/F1 là 3 môn học thuộc Cấp độ Kiến thức ứng dụng - cấp độ đầu tiên trong hệ thống 3 cấp độ của ACCA. Cấp độ thứ 2 là Kỹ năng ứng dụng gồm 6 môn: LW/F4, PM/F5, TX/F6, FR/F7, AA/F8 và FM/F9. Cấp độ thứ 3 là Chiến lược chuyên nghiệp bao gồm 2 môn bắt buộc SBR & SBL và 4 môn tự chọn là AFM/P4, APM/P5, ATX/P6 và AAA/P7. Thông tin chi tiết từng môn học như sau:
Dựa trên Syllabus - hệ thống môn học ACCA, các môn ở cấp độ Kiến thức ứng dụng được sắp xếp từ BT/F1, MA/F2, FA/F3 là thứ tự đi từ lý thuyết Kế toán tổng quan về Kinh doanh và công nghệ (BT/F1), Kiến thức kế toán chung về Quản trị (MA/F2), đến Kiến thức Kế toán chuyên ngành cơ bản về tài chính (FA/F3). Nhưng trên thực tế, tại sao hầu hết học viên ACCA lại chọn FA/F3 - Kế toán Tài chính là môn khởi điểm?
Môn FA/F3 ACCA giúp học viên tích lũy những kiến thức cơ bản và thiết yếu nhất về kế toán và nguyên lý hạch toán các loại giao dịch, giúp người học làm quen với các loại báo cáo tài chính. Những kiến thức này là nền móng vững chắc để học lên các môn ACCA nâng cao hơn như FR/F7 – Lập báo cáo tài chính, TX/F6 - Thuế Việt Nam, AA/F8 - Kế toán và các dịch vụ đảm bảo hay SBR – Báo cáo chiến lược doanh nghiệp.
Cả hai môn MA/F2 và BT/F1 mặc dù cũng cung cấp các kiến thức nền tảng nhưng nghiêng nhiều về mặt lý thuyết trong khi FA/F3 lại thiên về thực hành và tính toán thực tiễn. Cụ thể, MA/F2 giúp học viên hiểu và nắm vững các kiến thức kế toán trong quản trị, hỗ trợ quản lý việc lập kế hoạch, kiểm soát và giám sát các hoạt động về chi phí, dòng tiền. Còn môn BT/F1 - Kinh doanh và công nghệ thì cung cấp kiến thức về doanh nghiệp, giúp học viên hình thành tư duy tổng quan nhất về môi trường kinh doanh.
Hơn nữa, nếu bắt đầu ACCA với BT/F1 - môn học 100% là lý thuyết bằng tiếng Anh, sự kiên nhẫn sẽ mất dần nếu mỗi ngày, bạn phải đọc hiểu và nhớ vài trang sách toàn tiếng Anh mà mình “chẳng hiểu mấy”. Hoặc nếu bắt đầu với MA/F2 - môn học không đủ thực tiễn để áp dụng vào một công việc chuyên môn và có phần khó “nhằn” - thì chắc chắn, bạn sẽ thấy học ACCA như đang “đem muối bỏ biển”.
Đối với các bạn sinh viên mới bắt đầu học ACCA, FA/F3 càng là môn học khởi điểm hợp lý hơn vì đây chính là môn tiếp nối của “Nguyên lý kế toán” - môn học mà hầu hết tất cả các bạn sinh viên ở mọi chuyên ngành đều được học ở trường ngay từ năm 1 hoặc năm 2. Việc học tiếp lên FA/F3 ngay sau “Nguyên lý kế toán” sẽ giúp nguồn kiến thức được xâu chuỗi một cách logic và tổng thể. Vì thế, việc nắm vững nền tảng kiến thức môn FA/F3 ngay từ đầu sẽ thuận lợi cho việc hiểu tất cả các môn ACCA còn lại.
Bạn Minh Khuê, học viên SAPP Academy đạt 90/100 điểm môn FA/F3 ACCA chia sẻ:
“F3 được cho là môn nhập môn của ACCA. Các kiến thức của môn học này không những phục vụ cho các bạn với môn F7, SBR sau này mà còn được ứng dụng nhiều trong thực tế cho các kiểm toán viên và kế toán viên mới ra trường. Sau khi hoàn thành môn học F3, mình cảm thấy việc học ACCA (các môn F2, F7) trở nên nhẹ nhàng hơn. Nhờ vào đó, mình trở nên tự tin hơn vào khả năng lấy được chứng chỉ ACCA của bản thân.”
Ngoài ra, tại SAPP Academy có rất nhiều học viên là các anh chị Manager, Director hay Senior, mặc dù đang làm việc ở vị trí cao và không có mục tiêu “nhảy việc” để vào BIG4 nhưng các anh chị vẫn chọn học môn FA/F3 ACCA để phục vụ các công việc của mình. Vì dù làm việc trong lĩnh việc Kế - Kiểm hay Tài chính thì sẽ đều có những đầu việc liên quan đến báo cáo tài chính.
Nếu bạn đã từng tham khảo bài thi test năng lực ở vòng tuyển dụng có tỷ lệ chọi cực cao của BIG4 - thì chắc hẳn bạn sẽ nhìn thấy rất nhiều câu hỏi về Financial Statement, Return on Capital, Liabilities, Debit or credit an account, Charging Depreciation,... Đây đều là những kiến thức được giảng dạy trong môn Kế toán tài chính và theo format đề thi tuyển dụng BIG4 các năm trước đây, FA/F3 được đánh giá là chiếm 30% - 40% đề thi tuyển dụng BIG4 hằng năm.
Bạn Hồ Nam Phát - học viên SAPP Academy trúng tuyển PwC & KPMG kỳ Internship 2020 - đã chia sẻ:
“Về phần kiểm tra kiến thức chuyên môn ở bài Test năng lực của PwC và KPMG, thì các bạn chỉ cần ôn chắc kiến thức các môn F3, F6, F8 là có thể hoàn thành tốt phần thi này.”
Bạn Hoàng Huy Thành - học viên SAPP Academy trúng tuyển vị trí thực tập sinh của EY kỳ Internship 2020 - cho biết:
“Mình cảm nhận rằng độ khó đề thi Test của EY vẫn được duy trì khá ổn định, chỉ nhỉnh hơn so với đề năm ngoái một chút. Các phần kiến thức vẫn trải dài chủ yếu trong các môn ACCA từ F3, F2, F6, F7 cho tới F8”.
Ở trên chính là những chia sẻ từ những học viên đã được SAPP Academy dẫn dắt ngay từ những ngày đầu học ACCA cho đến khi thi tuyển thành công vào các công ty mơ ước. Nếu có chung mục tiêu là BIG4, hãy bắt đầu ngay với ACCA bằng môn FA/F3 để chắc chắn hoàn thành được ⅓ đề thi test năng lực của BIG4 và tự tin tiến đến các vòng cuối cùng tại BIG4.
>> Tham khảo đề thi tuyển dụng BIG4 mẫu
Không phải ai trong ngành Kế - Kiểm cũng giỏi tiếng Anh, đối với sinh viên hay người mới bắt đầu học ACCA, tỷ lệ học viên tự tin với tiếng Anh lại càng ít hơn. Ngoại ngữ chính là một rào cản rất lớn khiến nhiều người không “dám” thử sức mình với ACCA.
May mắn rằng, bài thi môn FA/F3 - Kế toán tài chính - không có bài viết luận bằng tiếng Anh nên học viên không cần có trình độ tiếng Anh cao siêu, cũng như không cần có trí nhớ không giới hạn để ghi nhớ những định nghĩa hay lý thuyết dài như môn BT/F1. Bạn chỉ cần có vốn ngoại ngữ & tư duy logic vừa đủ là có thể hoàn thành bài thi môn FA/F3 tốt nhất.
Tất nhiên, khi tham gia học và thi môn FA/F3 - Kế toán tài chính, bạn phải nắm được các thuật ngữ Kế toán tài chính bằng tiếng Anh. Nhưng điều này hoàn toàn nằm trong tầm tay vì đã có Từ điển FA/F3 ACCA được biên soạn bởi SAPP Academy, bao gồm 450 từ tiếng Anh chuyên ngành Kế toán tài chính được giải nghĩa rõ ràng, dễ hiểu và đang được mở tải Free.
>> Tải từ điển FA/F3 ACCA miễn phí tại đây
Hiện tại, khóa học FA/F3 ACCA của SAPP Academy đang được tổ chức học theo hình thức offline. Với khoảng 54h tương đương 18 buổi học tại SAPP, dưới sự dẫn dắt của các giảng viên 100% là ACCA Members và đến từ các công ty Kiểm toán lớn nhất toàn cầu như BIG4, các học viên sẽ hoàn toàn lĩnh hội được đầy đủ các kiến thức cần thiết và tự tin bước vào phòng thi môn Kế toán tài chính này. Cụ thể, kiến thức môn FA/F3 ACCA có thể phục vụ các công việc như sau:
Để có thể hoàn thành được môn F3 tốt nhất, đừng bỏ qua Bộ tài liệu - bí quyết chinh phục FA/F3 - Kế toán tài chính từ A > Z do SAPP Academy biên soạn.
Sau khi hoàn thành môn FA/F3 - Kế toán tài chính, SAPP Academy gợi ý cho bạn 2 lộ trình học khác nhau phù hợp với mục đích của từng nhóm học viên.
Nếu mục tiêu của bạn là hoàn thành 13/15 môn học và chinh phục chứng chỉ ACCA thì sau khi hoàn thành môn FA/F3, bạn nên quay lại và học tiếp ngay 2 môn MA/F2 và BT/F1 để kết thúc cấp độ Kiến thức ứng dụng. Cách học cuốn chiếu theo từng cấp độ này sẽ giúp bạn không bỏ sót môn ACCA nào và tránh được tâm lý “ngại học” khi nhìn lại được các thành tựu nho nhỏ mà mình đã đạt được.
Tiếp theo, khi hoàn thành xong cấp độ Kiến thức ứng dụng, bạn nên bắt đầu ngay với các môn học ở cấp độ Kỹ năng ứng dụng . Cụ thể, bạn nên học theo thứ tự FA/F3 > MA/F2 > BT/F1 > FR/F7 > AA/F8 > TX/F6 > PM/F5 > FM/F9 > SBL > SBR > AFM/P4 > APM/P5 hoặc AAA/P7 để móc nối được các kiến thức tổng hợp liên quan (thứ tự ưu tiên giữa các môn học AA/F8, TX/F6 và FM/F9 có thể được thay đổi để phù hợp với nhu cầu và mục tiêu thời điểm của từng người).
Nếu mục tiêu của bạn là hoàn thành các môn học đối xứng kiến thức với FA/F3 - Kế toán tài chính thì FR/F7, TX/F6 và AA/F8 chính là lựa chọn tối ưu. 3 môn học FR/F7, TX/F6 hay AA/F8 đều là các môn học nâng cao có mối liên hệ mật thiết và bổ trợ với F3 - Kế toán tài chính.
Nếu môn FA/F3 giúp bạn đọc hiểu và lập báo cáo tài chính cơ bản thì môn FR/F7 sẽ giúp bạn hợp nhất Báo cáo Tài chính, phân tích và đọc hiểu các báo cáo tài chính cho doanh nghiệp theo chuẩn mực kế toán quốc tế, môn TX/F6 giúp bạn kê khai và tính toán các loại thuế cho doanh nghiệp và cá nhân hay môn AA/F8 sẽ giúp bạn hiểu được phạm vi và phân biệt chức năng của kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập.
Sau AA/F8, bạn nên tiếp tục với MA/F2 > PM/F5 > FM/F9 để dung nạp thêm nền tảng kiến thức về mảng Quản trị như Kế toán quản trị, Quản trị hiệu quả hoạt động kinh doanh và Quản trị tài chính. Lộ trình học đối xứng kiến thức này sẽ giúp bạn hiểu tận gốc rễ, từ những mắt xích đầu tiên đến cuối cùng của một khối kiến thức liên quan và giải quyết các trường hợp cụ thể nhanh gọn và hiệu quả.
>> Tìm hiểu lộ trình học ACCA cụ thể và phù hợp với mục tiêu riêng biệt tại Lộ trình học ACCA cho người mới bắt đầu.
Lựa chọn F3 là môn khởi đầu, kết hợp cùng lộ trình học tối ưu do chuyên viên SAPP Academy thiết kế chuyên biệt, rất nhiều học viên của SAPP Academy đã đạt được thành tích ấn tượng ngay môn học đầu tiên - FA/F3 ACCA này. Cùng SAPP điểm lại những gương mặt đạt thành tích xuất sắc trong những kỳ thi ACCA vừa qua:
Hãy bắt đầu với FA/F3 - Kế toán tài chính ngay từ hôm nay để tích lũy được các thành tích đáng ngưỡng mộ như các học viên xuất sắc của SAPP Academy và sớm trở thành một ACCA Member thực thụ. SAPP Academy hy vọng bài viết này sẽ giúp các Beginners phần nào định hướng được con đường học tập của mình, lựa chọn được lộ trình phù hợp nhất với bản thân và tự tin chinh phục ACCA trong thời gian sớm nhất. Chúc các bạn thành công!
>> Xem thêm tại:
Học chứng chỉ ACCA có thể chuyển đổi sang bằng cấp, chứng chỉ nào?
Có thật là 100% học viên hài lòng với chất lượng các khóa học tại SAPP Academy?
Lộ trình học ACCA cho người mới bắt đầu
Đỗ 4 môn ACCA trong 4 tháng liên tiếp, bí quyết của trường phòng Tài chính & Kế toán là gì?