<img height="1" width="1" style="display:none" src="https://www.facebook.com/tr?id=1718836035006664&amp;ev=PageView&amp;noscript=1">

05 Chú Ý Khi Học F9 ACCA - Financial Management

08 Chú Ý Khi Học F9 ACCA - Financial Management

F9 ACCA – Financial Management (Quản Trị Tài Chính) là môn học thuộc cấp độ kỹ năng và cũng là môn học bắt buộc đối với học viên có nguyện vọng hoàn thành chương trình ACCANội dung F9 ACCA liên hệ trực tiếp đến lĩnh vực quản trị tài chính và xoay quanh 5 chủ đề: quản lý vốn lưu động, đánh giá đầu tư, đánh giá cấu trúc vốn trong doanh nghiệp, định giá doanh nghiệp và quản lý rủi ro. 

Không giống các môn học khác chỉ yêu cầu thí sinh vận dụng kiến thức và tính toán cơ bản, F9 ACCA đòi hỏi kiến thức được vận dụng ở mức cao hơn. Học viên bên cạnh việc tính toán ra các con số, còn phải phân tích để nhận xét, giải quyết các vấn đề thực tế với các con số đó. Dưới đây là 5 lưu ý dành cho các bạn học viên ACCA để có thể hoàn thành tốt nhất môn học này.

1. Nắm vững kiến thức môn học kế toán và quản trị:

Như đã đề cập ở trên, để học tốt F9 ACCA, học viên bắt buộc có kiến thức nền tảng về kế toán và quản trị. F2 - Kế Toán Quản Trị hay F5 - Quản Lý Hiệu Quả Hoạt Động là hai môn học tương đối cơ bản để bắt đầu. Một số mảng kiến thức F2 F5 tiếp nối lên F9 có thể kể đến như: giá trị dòng tiền (NPV, IRR, DCF, payback method, …), các loại hình chi phí trong quản trị, lập dự toán và kiểm soát nguồn vốn, phân tích hiệu quả hoạt động doanh nghiệp…. Đây là các nội dung kiến thức nền tảng và trọng yếu mà các bạn học viên cần nắm được trước khi học F9 ACCA.

►►► Review kiến thức với: Case Study F5 ACCA - 05 Dạng Bài Tập Thường Gặp 

2. Rèn luyện kỹ năng tính toán và tư duy trong quá trình học:

Các môn học Tài Chính sẽ được nhìn dưới một góc độ có chút khác biệt so với kế toán và kiểm toán. Kế - Kiểm dùng dữ liệu từ quá khứ nhằm cung cấp thông tin tài chính dựa theo những chuẩn mực đã được đặt ra. Tài chính lại dùng những thông tin từ kế toán để trợ giúp cho quá trình ra quyết định trong tương lai. Tài Chính có nhiệm vụ đảm bảo doanh nghiệp vận hành một cách ổn định, không gặp các vấn đề quá nghiêm trọng như: tính thanh khoản quá thấp, thiếu hụt vốn lưu động, cấu trúc vốn ngắn hạn và dài hạn không hợp lý ảnh hưởng đến quyết định đầu tư…

Ngoài ra, các bài tập trong môn F9 ACCA đòi hỏi học viên phải vận dụng khá nhiều kỹ năng tính toán, đa phần liên quan đến tính giá trị của các dòng tiền, xác định cấu trúc vốn doanh nghiệp, xác định rủi ro từ chênh lệch tỷ giá, lạm phát… Vì thế, môn học F9 yêu cầu học viên có tư duy số học tốt, khả năng phân tích và suy xét các dữ liệu có sẵn để tìm ra cách xử lý phù hợp.

3. Làm nhiều bài tập để nhanh chóng nắm bắt được cốt lõi nội dung kiến thức:

F9 ACCA là môn học thiên về tính toán, thế nên cách hữu hiệu nhất để nắm chắc kiến thức là làm thật nhiều bài tập. Theo kinh nghiệm của các học viên và hội viên ACCA đã pass môn học này, có hai nguồn tài liệu chính các bạn cần làm đó là Revision Kit (thông thường mọi người hay dùng sách của BPP hoặc Kaplan) và past exam paper. Sau mỗi chương học trên lớp, các bạn nên dành nhiều thời gian luyện tập và nghiên cứu hơn. Vì là môn học thuộc cấp độ kỹ năng, F9 tương đối khó được đánh giá tương đương với các môn học về tài chính của các trường đại học top đầu tại UK.

4. Đọc thêm các technical articles trên trang chủ ACCA Global:

Ngoài việc thực hành nhiều với bài tập, việc nghiên cứu các bài viết của các chuyên gia đầu ngành lĩnh vực tài chính cũng là một cách thực hành hiệu quả. Trên trang chủ của ACCA Global, các bạn có thể search từ khóa “Technical articles F9 – Financial Management”. Ở đây có các bài viết phân tích về case study thực tế, hầu hết là các chủ đề tài chính “nóng hổi” đang được giới chuyên gia và các doanh nghiệp trên thế giới quan tâm. Phương pháp này khá hay và hữu ích, giúp các bạn học viên có cái nhìn thực tế và sâu sắc hơn về các chủ đề được học trên lớp.

5. Một số lưu ý khi đi thi:

Từ tháng 6 năm 2018, môn học F9 tại Việt Nam sẽ hoàn toàn thi trên máy tính (CBE).

Bài thi bao gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm (30 điểm) và 3 câu hỏi tự luận (1 câu 30 điểm và 2 câu 20 điểm) cho 3 tiếng 15 phút. Thông thường, học viên đã quen với việc thi trên giấy sẽ có phần lo lắng với hình thức thi trên máy tính. Tuy nhiên, hình thức thi trên máy đã được ACCA tích hợp các công cụ hữu ích giúp tiết kiệm thời gian làm bài hơn hẳn so với trên giấy. Ví dụ những tính năng như: highlight đề thi, tạo ô và bảng tính, chức năng redo và soát lỗi chính tả khi viết tự luận…

Hai lời khuyên dành cho các bạn khi đi thì là phân bổ thời gian làm bài hợp lýkhông bỏ qua bất kỳ câu hỏi nào. Examiners sẽ chấm điểm theo từng ý bạn triển khai được, thế nên với các câu hỏi tự luận, mặc dù đáp án ra sai nhưng cách làm đúng thì các bạn vẫn có được điểm phần làm đúng. Một lưu ý nữa, các bạn nên bấm giờ cho mỗi câu khi làm bài thi. Thời gian kết thúc thì chuyển ngay qua làm câu tiếp theo, tránh mất quá nhiều thời gian cho một câu hỏi khó.

Rất nhiều trường hợp ghi nhận làm được khá tốt câu hỏi 30 điểm nhưng không đủ thời gian làm 2 câu 20 điểm dẫn đến việc không đủ điểm qua môn. Vì thế nên việc cân đối và căn thời gian là rất quan trọng khi tham gia kỳ thi ACCA nói chung, không chỉ riêng F9 ACCA.

>>> Xem thêm: Cập Nhật Về Cấu Trúc Đề Thi ACCA F5 – F9 (CBEs) Mới Năm 2018

Lời Kết:

Trên đây là một số lưu ý dành cho các bạn học viên khi bắt đầu và có dự định muốn hoàn thành ACCA. Hy vọng những chia sẻ trên giúp các bạn có cái nhìn chi tiết hơn về F9 và phần nào đó định hình cho mình phương pháp học tập hiệu quả và thi đỗ môn học này. Chúc các bạn học tốt và sớm hoàn thành ACCA.

>>> Xem thêm:

New call-to-action