Khi bước chân vào thị trường chứng khoán, dù là nhà đầu tư lâu năm hay chỉ vừa mới tập tành đầu tư, bạn đều có thể mắc phải những sai lầm trong đầu tư chứng khoán. Để khắc phục, hạn chế những sai lầm đó, bạn cần nhìn nhận rõ những khuyết điểm của người đi trước, đầu tư các khóa học về phân tích đầu tư tài chính và tạo dựng bài học kinh nghiệm cho bản thân.
Dưới đây là 4 sai lầm phổ biến nhất mà các nhà đầu tư hầu như đều mắc phải khi bước vào thị trường.
1. Sai lầm 1: Không nghiên cứu thị trường trước khi đầu tư
Nguyên nhân cơ bản nhất khiến những nhà đầu tư chứng khoán rơi vào thất bại chính là không nghiên cứu kỹ thị trường.
Đa số các nhà đầu tư thường “ảo tưởng” về khả năng phán đoán của bản thân, họ tin tưởng rằng họ đoán định thị trường sẽ tăng hoặc giảm nhờ một vài lần may mắn “trúng thưởng” trước đó. Thế nhưng với thị trường biến động như chứng khoán, mọi điều rủi ro đều có thể xảy ra, nhà đầu tư nếu không phân tích tình hình thị trường sẽ rất dễ đưa ra các quyết định sai lầm.
Hãy dành quỹ thời gian của mình để nghiên cứu phân tích về bản báo cáo tài chính của doanh nghiệp, đọc tín hiệu thị trường chứng khoán thông qua các bảng đồ thị điện tử để tìm kiếm các cơ hội đầu tư sinh lời tiềm năng nhất.
2. Sai lầm 2: Thiếu kiến thức và khả năng đánh giá doanh nghiệp
Việc thiếu kiến thức và khả năng đánh giá doanh nghiệp cũng chính là điều đã giết chết nhiều nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Phần lớn nhà đầu tư cá nhân chỉ quan tâm vào việc tìm kiếm các cơ hội đầu tư chớp nhoáng hay lướt sóng thay vì đầu tư một cách bài bản. Khi đó nhà đầu tư sẽ không thể xác định được đâu là vùng giá mua hợp lý, đâu là vùng giá bán hợp lý dẫn đến những quyết định không chính xác và mang đầy cảm tính.
Việc thiếu kiến thức khi đầu tư cũng giống như đánh bạc, nhà đầu tư chắc chắn sẽ rơi vào 90% những nhà đầu tư thua lỗ trên thị trường. Do vậy trước khi tham gia thị trường, nhà đầu tư cần chuẩn bị cho mình nền tảng kiến thức vững vàng bằng cách tham gia khóa học về đầu tư chứng khoán đồng thời không ngừng tích lũy kinh nghiệm và học hỏi từ các nhà đầu tư thành công.
3. Sai lầm 3: Đầu tư không biết cắt lỗ và cắt lãi
Thực chất, tình trạng giảm giá cổ phiếu tạm thời xuất hiện ở nhiều công ty, thế nhưng cũng có không ít công ty thua lỗ đến mức phải phá sản.
Ví dụ: Năm 2009 thị trường chứng khoán đã phải chao đảo khi hai ông lớn của ngành tài chính ngân hàng thế giới Bear Stearns và Lehman Brothers phá sản, điều mà không một nhà đầu tư nào có thể ngờ được vì lợi nhuận kinh doanh của hai ngân hàng luôn ở top đầu thế giới trước đó.
Tư duy không cắt lỗ, chờ đợi giá tăng sẽ khiến bạn thụ động trong mọi quyết định và dễ rơi vào bẫy tài chính của “cá mập”. Bởi vậy để khắc phục sai lầm trên, mỗi nhà đầu tư hãy tự đặt ra cho mình những nguyên tắc cắt lỗ - chốt lời trong đầu tư chứng khoán và nghiêm túc thực hiện theo các quy định đã đề ra.
4. Sai lầm 4: Chỉ dựa vào thị giá của cổ phiếu để đánh giá cổ phiếu là đắt hay rẻ
Một trong những sai lầm mà nhiều nhà đầu tư mắc phải là việc chỉ dựa vào thị giá của cổ phiếu để đánh giá cổ phiếu là đắt hay rẻ. Sai lầm này làm cho nhiều nhà đầu tư cháy tài khoản vì họ không biết giá trị thực của cổ phiếu đang ở đâu. Để khắc phục được vấn đề này, nhà đầu tư cần xác định một quan điểm rõ ràng về thị giá và giá trị của cổ phiếu. Đồng thời, biết cách định giá, xác định mức độ đắt hay rẻ của cổ phiếu dựa trên những phương pháp phổ biến như P/E (giá trị trường cổ phiếu/lợi nhuận mỗi cổ phần), P/BV, P/S…
Ví dụ: Cổ phiếu X có mức thị giá rất thấp hiện tại là 3.500 đồng. Khi xét đến hoạt động kinh doanh, mức lợi nhuận năm 2018 chỉ 18.5 tỷ đồng, trong khi vốn điều lệ rất lớn là 5 tỷ (500 triệu cổ phiếu). Vì vậy EPS chỉ đạt 37 đồng và chỉ số P/E = 3.500/37 = 94.6 lần. Tức là nếu nhà đầu tư mua cổ phiếu X ở mức giá này thì với lợi nhuận như 2018 thì cần hơn 94 năm để có thể thu hồi lại vốn nếu kết quả kinh doanh các năm tới được dự báo là vẫn không có nhiều cải thiện. Đây là mức giá quá đắt đối với cổ phiếu này mặc dù thị giá chỉ có hơn 3.500 đồng/cổ phiếu. Vì vậy giá thị trường không phải là nhân tố quyết định đến độ đắt, rẻ của cổ phiếu.
5. Tại sao nên học CFA để đầu tư chứng khoán hiệu quả hơn?
CFA là quy chuẩn cao cấp trong ngành tài chính. Do đó, nếu bạn có định hướng theo đuổi sự nghiệp liên quan mật thiết đến những công việc quan trọng như quản lý tài sản, quản lý đầu tư, phân tích thị trường tài chính (cổ phiếu, trái phiếu, bao gồm cả các chứng chỉ quỹ…) hoặc trong ngành tư vấn xếp hạng tại các tổ chức tài chính, thì sự cần thiết của bằng CFA là gì thực sự không còn cần bàn cãi. Không dừng lại ở đó, CFA là chứng chỉ cũng có độ tín nhiệm cao đối với các vị trí trong và thậm chí ngoài ngành dịch vụ tài chính.
Thực tế rằng, các công ty tài chính, các tổ chức chứng khoán, định chế quỹ đầu tư hiện nay khi thực hiện tuyển dụng cũng đều đánh giá cao các ứng viên đã có chứng chỉ CFA, tối thiểu là từ CFA Level 1.
Khi học CFA, bạn sẽ hiểu rằng đầu tư chứng khoán không chỉ là những chữ cái trên bảng điện tử mà đằng sau nó là hàng loạt phân tích chuyên sâu về doanh nghiệp từ phân tích báo cáo tài chính, hiệu quả kinh doanh đến các dự án doanh nghiệp triển khai. Bên cạnh đó, CFA không chỉ có phân tích kỹ thuật mà còn giúp bạn nắm vững phân tích cơ bản và các mô hình định giá.
Đối với những ai đam mê tài chính - chứng khoán, hãy dùng tiền để đầu tư vào việc học tập CFA cho bản thân. Đây là khoản đầu tư khôn ngoan nhất mà sẽ mang lại lợi ích cho các bạn trong suốt cuộc đời. Nếu có đầu tư chứng khoán, hãy tìm hiểu về doanh nghiệp, học từ những bước cơ bản như đọc và phân tích báo cáo tài chính, cao cấp hơn nữa là tìm hiểu sâu về chính doanh nghiệp mình dự định đầu tư. Đừng bao giờ nghe theo những lời người môi giới, người quen mách bảo. Khi nắm giữ chứng khoán không chỉ biết cắt lỗ mà còn phải biết cắt cả lãi. Khi đi làm có thu nhập, hãy cố gắng tìm kiếm cho mình nguồn thu nhập thứ hai và biết phân bổ khôn ngoan các khoản tiền dôi dư của mình vào các tài sản sinh lời nhất định tùy thuộc vào mức độ chấp nhận rủi ro của từng người.
Lời kết
Đầu tư chứng khoán không phải là một cuộc chơi, sàn chứng khoán không phải là sòng bạc. Đã bỏ tiền ra đầu tư cái gì, bạn phải chịu trách nhiệm với quyết định của mình. Vì vậy để có kiến thức về đầu tư hạn chế những sai lầm đáng tiếc, đăng ký khóa học CFA - Phân tích đầu tư tài chính tại SAPP Academy ngay hôm nay!