Đức Hiếu - Học viên CFA tại SAPP Academy hiện đang làm việc tại Phòng Quản lý, giám sát các tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước – Chi nhánh Hà Nội. Bản thân ngành học của Hiếu không phải về tài chính, nên ban đầu, Hiếu tìm đến CFA với một lý do rất đơn giản: Bổ sung kiến thức. Tuy nhiên, sau khi đã vượt qua Level 1 và có thời gian làm việc đi làm thực tế, Hiếu khẳng định việc chinh phục CFA là hoàn toàn xứng đáng. Vậy CFA đã giúp ích gì cho công việc của Hiếu? Quá trình học và thi của cậu bạn này có gì thú vị? Cùng SAPP Academy tìm hiểu nhé!
Mỗi người khi tìm đến chứng chỉ CFA đều có 1 mục tiêu riêng của mình. Khá thú vị khi lý do của mình lại vô cùng đơn giản, đó là để bổ sung thêm kiến thức.
Thực tế, ngành học ban đầu của mình ở trường Đại học Ngoại Thương là Kinh tế đối ngoại. Nhưng đến năm thứ 4, mình dần hình thành nên ý định chuyển hướng sang làm việc tại mảng ngân hàng. Và một trong những động lực lớn nhất giúp mình đưa ra được quyết định là gia đình. Đặc biệt khi công việc kế toán của mẹ mình chính là “kim chỉ nang” hướng mình theo ngành kế kiểm hoặc ngân hàng. Dù đã có một nền tảng cơ bản về kinh tế - tài chính, nhưng mình cảm thấy kiến thức đó vẫn chưa đủ. Vì vậy, mình đã tìm hiểu tới các chứng chỉ về tài chính nhằm xây dựng một nền tảng kiến thức tài chính - ngân hàng vững chắc hơn.
Mình tin rằng, kiến thức chính là tiền đề quan trọng trong việc định hướng công việc cũng như phát triển sự nghiệp của bản thân trong tương lai. Và mình đã tìm thấy CFA - một chứng chỉ quốc tế có thể đáp ứng được mục tiêu mình đang hướng tới.
Trước khi bắt đầu, chắc rằng không riêng gì mình mà nhiều người cũng cảm thấy băn khoăn liệu CFA có thực sự ứng dụng được vào công việc hay không. Nhưng càng tiếp xúc nhiều hơn với chương trình học, mình càng cảm thấy CFA đã vượt xa những gì mình mong đợi. Bởi có rất nhiều khía cạnh thực tế khi mình làm việc tại Phòng Quản lý, giám sát các tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước lại vô cùng liên quan tới những kiến thức thu nạp từ CFA.
Bên cạnh đó, có một số anh chị đồng nghiệp của mình cũng lựa chọn học CFA, không những thế còn xuất sắc vượt qua cả 3 level. Và ngạc nhiên nhất là người nào cũng đánh giá rất cao chương trình học của CFA, đặc biệt là tính hữu dụng trong các nghiệp vụ chuyên môn hàng ngày. Vì vậy, việc học CFA sẽ không bao giờ là lãng phí cả.
Khi mình nhận được kết quả pass qua kỳ thi CFA Level 1, mình cảm thấy khá vui xen cùng một chút bất ngờ. Nhưng nhiều nhất vẫn là thấy nhẹ nhõm. Bởi vì mình biết rằng, đây là một cuộc thi đầy cam go mà không phải ai cũng chinh phục được. Thế nhưng, mình tin rằng với sự chăm chỉ, quyết tâm và đặc biệt là một kế hoạch học tập khoa học thì các bạn chắc chắn sẽ gặt hái được thành công.
Tuy rằng xuất phát từ một sinh viên trái ngành, nhưng điểm cộng là chuyên ngành mình theo học liên quan tới kinh tế. Vì vậy, có một vài môn mình đã được học qua như Economics, Quantitative Methods, Financial Reporting and Analysis, Corporate Issuers và Equity Investments không quá khó để tiếp cận. Còn khi học CFA, các môn như Fixed Income, Derivatives, Alternative Investments và Portfolio Management and Wealth Planning đối với mình khá là mới. Vì vậy, ngay từ đầu mình đã xác định là sẽ tập trung nhiều thời gian hơn vào những môn đó.
Song song cùng các môn là một lộ trình học cụ thể. Mình đã chia thành ba giai đoạn, mỗi giai đoạn có một mục tiêu và phương pháp học phù hợp.
Mình sử dụng Kaplan Schweser để học lý thuyết là phần chính. Riêng những ví dụ về những reading và phần Ethical and Professional Standards, mình sẽ đọc bên Curriculum vì cuốn đó sẽ đưa ra ví dụ và giải thích rất chi tiết.
Khi mới bắt đầu khởi động ôn tập cho kỳ thi, mình thường sẽ dành ra từ 1 đến 2 tiếng mỗi ngày đọc lại kiến thức và làm bài tập. Bên cạnh đó, mình cũng làm thêm các câu hỏi trên hệ thống Candidate Resources của Viện CFA để trau dồi thêm kỹ năng làm bài.
Ngoài ra, mình có một tip đã áp dụng khá hiệu quả các bạn cũng có thể tham khảo và làm theo: Ở mỗi reading sẽ có một số keyword tiếng Anh lặp đi lặp lại xuyên suốt quá trình học mà mình phải nhớ. Những từ nào mới hoặc cảm giác đã gặp qua khi học mà không thể nhớ nổi, hãy ghi lại vào sticky note. Đừng quên kết hợp với việc làm bài tập thường xuyên, chắc chắn việc đọc hiểu và ghi nhớ từ vựng tiếng Anh chuyên ngành sẽ được cải thiện đáng kể đấy.
Sau khi mình thi xong ngân hàng nhà nước, mình còn đúng một tháng rưỡi là tới kỳ thi. Đây chính là giai đoạn chạy nước rút quan trọng nhất nên mình đã dồn hết 100% sức lực và toàn bộ thời gian vào việc trau dồi lại kiến thức.
Hơn nữa, do thi vào kỳ tháng 2/2022 nên mình cũng phải cập nhật lại các nội dung mới giáo trình. Kéo theo đó là lượng kiến thức cần nạp tăng lên gấp đôi. Để đảm bảo không kiến thức nào bị bỏ lỡ, mình đã sắp xếp lại thời khoá biểu sao cho review được nhiều kiến thức nhất có thể. Trong nửa tháng đầu mình đã đọc qua toàn bộ kiến thức mới một lượt và 1 lượt nữa trong tháng cuối cùng.
Trong quá trình ôn tập, mình cũng phân chia thời gian buổi sáng, chiều sẽ làm mock test và tự chữa luôn để biết được mình đang sai ở đâu. Đôi lúc gặp phải một số câu hỏi khó, mình thường mở phần reading liên quan cũng như kết hợp cùng slide SAPP cung cấp để tìm ra câu trả lời.
Vào buổi tối, mình tập trung đọc lại kiến thức một lần nữa. Nếu còn thừa thời gian, mình cũng tranh thủ đọc thêm một vài reading mới. Nhờ vậy, Trước khi bước vào kì thi tháng 02/2022, mình đã hoàn thành 95% kiến thức Level 1 trên hệ thống CFA hoàn thành được thêm 6 mock test mới.
Khi làm bài tập, với những câu hỏi mà mình chưa hiểu rõ thì mình sẽ mở phần reading liên quan cũng như kết hợp cùng slide mà SAPP cung cấp để tìm ra câu trả lời. Bên cạnh đó, mình có nhờ thêm cả sự trợ giúp của tutor ở bên SAPP.
Các bạn đều hướng dẫn mình rất nhiệt tình và chu đáo. Qua các buổi coaching, mình đã được các bạn tutor chỉ dẫn thêm về các phương pháp học thế nào cho hợp lý. Đồng thời, được review lại những phần kiến thức nắm chưa sâu cũng như chữa đề, giải đáp thắc mắc một cách cực kỳ chi tiết.
Với hình thức thi trắc nghiệm, trung bình mỗi câu hỏi chỉ có 90s để hoàn thành. Mình thấy mọi người thường gặp phải một chút bỡ ngỡ khi làm trắc nghiệm với thời gian ít như vậy.
Một kinh nghiệm mình rút ra được khi làm nhiều mock test cũng như khi tham gia kỳ thi thực tế là hãy lướt qua tất cả các câu đã biết chắc chắn đáp án. Sau đó mới bắt đầu tiếp cận tới những câu hỏi còn băn khoăn. Như vậy, mình sẽ không bị lãng phí bất cứ giây phút nào mà lại có thêm thời gian cho những câu hỏi khó hơn.
Thời điểm học, thi Level 1 của CFA cũng là lúc mình đang rục rịch chuẩn bị để thi vào Ngân hàng Nhà nước. Vì vậy, lượng kiến thức mà mình cần phải nạp vào là rất lớn. Mỗi lần ngồi vào bàn học, mình đều cảm thấy khá đau đầu khi phải tập trung vào cả 2 kỳ thi như vậy. Tuy nhiên, mình vẫn vượt qua được những áp lực đó bằng cách đan xen giữa học và nghỉ ngơi. Mình sẽ học liên tục trong 1 tiếng rồi nghỉ ngơi khoảng 15 phút để não mình có thời gian “thở”.
Bên cạnh đó, thời gian ôn thi CFA trùng vào lúc nghỉ tết. Vậy nên mình luôn sắp xếp thời gian biểu cá nhân hợp lý sao cho cân đối được thời gian dành cho học tập và gia đình. Đó là một cách để mình giảm bớt áp lực trong lúc ôn thi.
Nếu bạn quyết tâm đặt ra mục tiêu để chinh phục CFA vì bất kỳ lý do gì, từ việc giúp thăng tiến trong công việc, hỗ trợ công việc đến việc trau dồi kiến thức thì bạn luôn luôn có thể đạt được điều đó. Tất nhiên, bạn sẽ phải dành thời gian và nỗ lực cho việc học tập, nhưng kết quả của việc chinh phục được CFA là hoàn toàn xứng đáng.
Tạm kết:
Một lần nữa chúc mừng Đức Hiếu đã xuất sắc vượt qua được kì thi CFA Level 1. Đồng thời cũng cảm ơn bạn đã dành thời gian chia sẻ những kinh nghiệm học và thi CFA Level 1 của bản thân. SAPP Academy tin rằng, với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và nỗ lực trong học tập, không chỉ riêng Hiếu mà tất cả những ứng viên CFA khác cũng sẽ gặt hái được nhiều thành công trong kỳ thi CFA sắp tới nữa nhé!