Có nhiều hướng đi khác nhau trong ngành tài chính, bạn đang băn khoăn lựa chọn một con đường phù hợp. Lắng nghe những chia sẻ của anh Chu Văn Đức - nhân sự chuyển dịch từ ngành ngân hàng sang làm chứng khoán - để có được cái nhìn rõ hơn về những lối rẽ nghề nghiệp khác nhau trong lĩnh vực này nhé.
Chào anh Đức, anh có thế giới thiệu một chút về công việc hiện tại của mình không ạ?
Chào bạn, hiện tại mình đang công tác tại vị trí Môi giới khách hàng cá nhân - Công ty CP chứng khoán SSI.
Những công việc hàng ngày của anh ở vị trí này là gì ạ?
Công việc hàng ngày của mình chủ yếu là làm việc trên văn phòng, phân tích thị trường chứng khoán, gửi báo cáo đến khách hàng. Công việc khác sẽ là đi gặp gỡ khách hàng, đối tác là doanh nghiệp tư vấn niêm yết.
Nhiều bạn rất tò mò về những khó khăn mà nghề này thường xuyên gặp phải. Anh có thể chia sẻ một chút không ạ?
Khó khăn với nhân viên môi giới bọn mình có lẽ là phải chịu trách nhiệm trước những tư vấn của mình với khách hàng. Nhân viên môi giới sẽ là hình ảnh đại diện của công ty cũng như là một người quản trị tài chính cho khách hàng.
Theo anh, để đảm nhiệm tốt vị trí này thì cần có những kỹ năng và phẩm chất gì ạ?
Công việc của mình yêu cầu sự nhiệt tình, cởi mở và ham học hỏi. Đối với sinh viên mới ra trường, bạn sẽ được đào tạo cơ bản về thị trường. Tuy nhiên, các bạn có kiến thức và kinh nghiệm sẽ được ưu tiên hơn khi phỏng vấn, có chứng chỉ CFA là một lợi thế.
>>> Để hiểu rõ hơn về những yêu cầu tuyển dụng cũng như "bí kíp" gia nhập ngành chứng khoán, xem thêm tại "Cẩm nang tuyển dụng ngành chứng khoán - Road to Securities Land"
Việc sở hữu chứng chỉ CFA có giúp ích gì cho công việc hiện tại của anh không ạ?
Sau khi hoàn thành khóa học CFA Level 1 tại SAPP Academy, mình mở rộng góc nhìn từ cả vi mô lẫn vĩ mô. Đặc biệt, mình trân trọng các mối quan hệ đã xây dựng ở SAPP. Các anh chị giảng viên đều là những người có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường đầu tư, cho mình tư vấn và góc nhìn về tài chính rất giá trị.
Được biết anh Đức trước đây công tác tại ngân hàng. Anh có thể chia sẻ lý do anh quyết định chuyển sang làm chứng khoán không ạ?
Trước khi làm chứng khoán, mình đã công tác tại ngân hàng hơn 2 năm. Thời điểm đó, việc luân chuyển vị trí cùng đơn vị cũng có nhiều lợi thế đối với mình. Tuy nhiên, vì muốn trải nghiệm một lĩnh vực mới và nâng cấp bản thân mình hơn, nên mình quyết định đi học CFA sau đó xin việc tại các công ty chứng khoán. Thời gian trước đó mình cũng đã từng thử đầu tư chứng khoán rồi nên có một chút kinh nghiệm khi trao đổi về thị trường với nhà tuyển dụng.
Theo anh, việc chuyển dịch từ ngân hàng sang chứng khoán có phải là một hướng đi phổ biến của nhiều bạn không?
Gần đây, nhiều đồng nghiệp của mình tại ngân hàng cũng chuyển sang ngành chứng khoán, ví dụ sang công tác tại VPS, KBS hay SSI như mình. Có thể thấy đây cũng là một xu thế chung khi ngành chứng khoán đang ngày càng “hot” và có tiềm năng tốt về thu nhập. Đặc biệt, các bạn làm ngân hàng từ trước sẽ có nền tảng về tài chính, tệp khách hàng xây dựng lúc còn làm ở đây và một vài kỹ năng được đào tạo từ ngân hàng cũng rất hữu ích cho ngành chứng khoán.
Đã trải nghiệm ở cả 2 lĩnh vực, theo anh điểm khác nhau cơ bản giữa công việc ở ngân hàng và công việc ngành chứng khoán là gì ạ?
Để so sánh giữa làm ngân hàng và làm chứng khoán thì còn tùy vào vị trí mình ứng tuyển (do có sự khác nhau giữa bộ phận back office và front office). Thật ra, công việc của mình ở 2 đơn vị cũng có nhiều điểm tương đồng nên khi dịch chuyển mình không mất quá nhiều thời gian để làm quen.
Cá nhân mình thấy ngân hàng vất vả hơn chút, đôi lúc cần làm ngoài giờ. Còn làm chứng khoán thì nhàn hơn, mình làm chủ yếu trong giờ hành chính thôi. Tuy nhiên, ngành chứng khoán có một cái khó khăn là bạn cần có kiến thức cơ bản về đầu tư và khi ứng tuyển cần có background đẹp một chút.
Anh có lời khuyên nào cho các bạn sinh viên đang có định hướng ứng tuyển vào các vị trí ngành chứng khoán không ạ?
Các bạn nên dành thời gian để trau dồi kiến thức về đầu tư. Ngành chứng khoán có rất nhiều vị trí để ứng tuyển, tuy nhiên yếu tố tiên quyết chính là các bạn cần hiểu về ngành và vị trí mình đang theo đuổi là gì.
Cảm ơn những chia sẻ vô cùng hữu ích của anh Đức. Chúc anh có một ngày làm việc hiệu quả ạ.
>> Xem thêm: