Có thể nói, CV chính là “lời chào hỏi” đầu tiên của ứng viên đối với nhà tuyển dụng và là căn cứ để nhà tuyển dụng bước đầu hiểu được năng lực và thông tin nghề nghiệp mà các ứng viên đã chia sẻ. Vì vậy, việc chuẩn bị 1 CV “chuẩn ngành” sẽ giúp cho ứng viên có một lợi thế rất lớn tại các vòng sau.
Thông thường, vòng nộp hồ sơ sẽ là vòng có tỷ lệ chọn cao nhất, vì số lượng CV nộp vào các Big khá cao (từ 1000 - 3000 CV/đợt). Để vượt qua vòng CV, bạn cần lưu ý về cấu trúc được thể hiện trong CV - gồm nội dung và hình thức.Vậy, để xây dựng một chiếc CV giúp dễ dàng hạ gục nhà tuyển dụng Internship BIG4 2022 sắp tới, bạn cần phải làm ra sao?
Trong bản CV, bạn cần đảm bảo phải có đầy đủ những thông tin sau:
Phần lớn các CV đều bắt đầu từ thông tin cá nhân, nhưng các bạn hãy đề cập chúng một cách có chọn lọc, tránh những thông tin không cần thiết.
Các thông tin cần có trong mục này bao gồm:
Với mục học vấn, bạn nên đưa vào các thông tin như: Tên cấp độ học vấn, Tổ chức cung cấp học vấn, Ngày tháng học tập (sắp xếp theo thứ tự từ hiện tại lui dần về quá khứ), Chuyên ngành, GPA, Một số môn học liên quan đến vị trí ứng tuyển,... Riêng về phần các môn học liên quan, bạn hãy lựa chọn những môn chuyên ngành như Kế toán tài chính, Kiểm toán, Kế toán quản trị... có điểm cao (khoảng điểm 8 trở lên).
Ngoài ra, bạn nên đề cập tới điểm thi của các môn trong chứng chỉ ACCA như: MA/F2, FA/F3, PM/F5, TX/F6, FR/F7, AA/F8, APM/P5, AAA/P7,.... hoặc các chứng chỉ khác như ACA hay CPA,... mà bạn đã và đang theo đuổi, đây sẽ là một điểm cộng lớn trong CV của bạn đối với các nhà tuyển dụng BIG4.
Tương tự như trình bày về trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc của bạn cũng nên được trình bày theo thứ tự từ hiện tại lui dần về quá khứ. Với mục này, bạn nên đưa vào những công việc có liên quan tới ngành Kế toán, Kiểm toán hoặc Tài chính, trong đó có chú thích rõ: Tên cơ quan, tổ chức mà bạn làm việc, Vị trí, Thành tích, Thời gian, Kinh nghiệm tích lũy được khi làm ở vị trí đó là gì và chỉ ra kinh nghiệm đó sẽ giúp ích gì cho vị trí mà bạn đang apply vào Big4.
Ví dụ, với kiểm toán viên, một số tiêu chí bạn nên tập trung để tích lũy là: kỹ năng quản lý thời gian, khả năng làm việc dưới áp lực, trình độ tiếng Anh, kỹ năng sử dụng Excel…
Bên cạnh các tips trên, bạn đừng quên lồng ghép những từ khóa thường được nhà tuyển dụng BIG4 tìm kiếm trong CV của bạn. Điều này sẽ giúp nội dung CV bắt mắt và nhà tuyển dụng BIG4 sẽ nhanh chóng biết được bạn là ứng viên phù hợp.
Với mục hoạt động ngoại khóa, bạn không chỉ nên liệt kê những hoạt động ngoại khóa như: tham gia CLB, hoạt động Đoàn hội,... mà bạn còn nên nêu rõ ràng vị trí, thời gian tham gia, thành tích và kinh nghiệm, kỹ năng mà bạn đã tích lũy được trong thời gian hoạt động.
Ở mục này, bạn nên liệt kê ra các giải thưởng, thành tích mà bạn đã từng đạt được, bao gồm giải thưởng từ các cuộc thi kế toán - kiểm toán (X - Audit, Kiếm toán viên tài năng, A&A Arena…) hoặc học bổng từ các chương trình đào tạo trong và ngoài trường.
>> Xem thêm:
Một số kỹ năng liên quan đến ngành Kế toán, Kiểm toán khi apply vào Big4 mà bạn có thể đề cập đến như: Kỹ năng tin học (đặc biệt là Excel); Kỹ năng Ngoại ngữ (chủ yếu là tiếng Anh); Kỹ năng mềm: kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng làm việc độc lập...
Với phần kỹ năng, bạn nên dùng thang điểm để tự chấm điểm cho mình, có thể đánh giá trên các mức: Yếu, Trung bình, Khá và Giỏi để nhà tuyển dụng hình dung rõ hơn về trình độ của bạn.
Một số thông tin khác mà bạn nên đề cập thêm vì nó cũng không kém phần quan trọng như:
Khi chuẩn bị CV ứng tuyển vào Big4, bạn nên lưu ý một số điều sau:
Bên cạnh đó, ứng viên cũng cần phải tránh các lỗi thường gặp sau đây:
Qua bài viết này, SAPP Academy hy vọng đã giúp bạn có thêm những kiến thức để trình bày CV khi apply vào kỳ tuyển dụng Internship Big4 2022 một cách hoàn thiện hơn. Chúc bạn có một kỳ ứng tuyển thành công!
>>> Xem thêm:
Khoá học Luyện Thi BIG4 Cấp Tốc – Chuẩn Bị Tuyển Dụng Hoàn Hảo có những gì?