Vậy là chỉ còn khoảng một tháng nữa thôi các bạn thực tập sinh BIG4 sẽ chính thức bắt đầu kỳ thử việc của mình. Ba tháng được học tập và làm việc tại một một trường chuyên nghiệp chắc chắn sẽ biến bạn trở thành một phiên bản hoàn hảo hơn. Một trong những yếu tố giúp bạn phát triển nhanh đến vậy chính là việc bạn sẽ thường xuyên có cơ hội được làm việc cùng các đồng nghiệp, Senior, Manager. Tuy nhiên, trong lần đầu đi job, ai cũng sẽ gặp phải vô vàn những bỡ ngỡ. Trong bài viết lần này, hãy cùng SAPP tìm hiểu xem chúng ta nên chuẩn bị những gì để không bị “phủ đầu” nhé.
Thông thường, đối với thực tập sinh, những nhiệm vụ bạn được phân công có thể sẽ hơi nhàm chán. Lần đầu đi job, Senior hoặc Manager chưa thể “mạo hiểm” để bạn làm các công việc yêu cầu chuyên môn cao. Chính vì thế, bạn sẽ phải bắt đầu với những nhiệm vụ đơn giản như: đi thu thập bằng chứng kiểm toán, kiểm đếm hàng tồn kho, kiểm tra lỗi chính tả… Ngoài ra, bạn cũng sẽ bắt đầu được giao cho làm những phần hành kiểm toán đơn giản như: phần hành tiền, chi phí trả trước, khoản phải trả…
Tuy bạn chưa thể vận dụng các kiến thức chuyên ngành mình đã trau dồi trong công việc mới được giao, đó đều là những việc cần thiết để team có thể hoàn thành được công việc. Báo cáo kiểm toán chính là sản phẩm được tạo nên từ công sức của cả một team sau bao ngày tháng vật lộn ở fieldwork. Vì vậy 1 lỗi sai chính tả nhỏ thôi cũng đủ làm cho những nỗ lực ấy bị đánh giá thấp đi. Nếu như trong một khoảnh khắc bạn thấy nản vì công việc thực tế không như những gì mình kỳ vọng, hãy nhớ rằng khi đã quyết định theo nghề này, bạn không những cần có một nền tảng kiến thức vững chắc mà còn cần một sự tỉ mỉ, toàn tâm toàn ý với nhiệm vụ mình được giao.
Với các công việc dành cho thực tập sinh kiểm toán mà SAPP đã bật mí bên trên, chúng mình xin được gợi ý những sự chuẩn bị cần thiết để bạn có một tâm thế vững vàng trước chuyến đi job đầu tiên của mình.
Mặc dù kiến thức chuyên ngành Kế - Kiểm chính là yếu tố tiên quyết để bạn theo được nghề này, nhưng kiến thức mà bạn được học ở trường lại không có tính thực tiễn cao. Vì thế nên trước khi đến với môi trường công sở, việc tự trang bị những kiến thức thực tế là vô cùng cần thiết.
Đối với thực tập sinh kiểm toán, công việc đầu tiên bạn được giao sẽ liên quan nhiều đến các phần hành kiểm toán. Vì vậy, trước khi bắt đầu chuyến đi job đầu tiên của mình, bạn nên chắc chắn rằng mình đã có thể xử lý thành thạo những phần hành cơ bản như: tiền, chi phí trả trước và các công cụ Excel. Cùng với đó, bạn cũng nên tham khảo cách trình bày 1 Working Paper trong kiểm toán 1 cách khoa học và hợp lý vì đây chính là công cụ để bạn giao tiếp với cấp trên của mình.
Thời gian đi job chính là lúc bạn được trải nghiệm thế nào là “ăn nằm” cùng với giấy tờ và sổ sách. Nếu như bạn cẩu thả trong khâu thu thập bằng chứng kiểm toán, xin chia buồn bạn sẽ có một chuyến đi job vô cùng vất vả với việc tìm tài liệu, thậm chí có thể hứng muôn vàn phàn nàn từ cấp trên. Chính vì vậy, những thực tập sinh kiểm toán nên hỏi trước về các tài liệu cần thu thập vào soạn sẵn cho mình checklist các giấy tờ cần có khi đi kiểm toán.
Checklist mà bạn lập có thể được chia là các ba giai đoạn cụ thể gồm:
Kiểm toán viên thường sẽ dành nhiều thời gian đi công tác cùng các công ty khách hàng ở tỉnh khác. Việc thường xuyên phải đi công tác không có nghĩa là bạn có nhiều cơ hội để đi ăn uống và check-in sang chảnh. Trên thực tế, trong khoảng thời gian đi job, bạn sẽ chỉ có ít thời gian rảnh rỗi để dạo quanh phố phường hay khám phá ẩm thực. Việc tìm hiểu trước về văn hóa ẩm thực nơi bạn công tác là một việc không hề thừa thãi. May mắn thay, sự bùng nổ của các App tra cứu quán ăn như: Foody, Delivery Now hay Grab Food có lẽ sẽ giúp cơn đau đầu “Hôm nay ăn gì?” của kiểm toán viên dịu đi rất nhiều.
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, bạn nên có 1 tâm lý sẵn sàng cho mọi việc sẽ diễn ra sắp tới. Khi đi job cũng chính là lúc bạn sẽ được “xông” vào “hang ổ” của các tập đoàn, công ty lớn nhỏ của Việt Nam như: Vingroup, Vinamilk, Thaco, Unilever, BIDV, Vietcombank…
Dẫu vậy, khách hàng càng lớn thì áp lực công việc càng cao. Bạn sẽ cùng với đồng nghiệp dành hằng giờ xử lý số liệu và Working Paper. Tính chất công việc lại đòi hỏi khả năng xử lý nhanh các công việc có sự lặp đi lặp lại, dễ dàng khiến bạn nhanh mệt mỏi và chán nản.
Sau những lần đi job như vậy, bạn sẽ rèn luyện được tinh thần làm việc bền bỉ và trách nhiệm. Sheet Excel dài tít tắp, ngập tràn số liệu cũng không thể làm bạn nhụt chí. Cũng chính vì lẽ ấy, BIG4 hay các Non-BIG hằng đầu Việt Nam vẫn luôn là nơi training tốt nhất cho những bạn thực tập sinh đủ bản lĩnh.
Nếu đi job là một trận chiến thì các trợ lý kiểm toán chính là những chiến binh đích thực. Tuy nhiên, mọi sự cố gắng đều đem tới thành quả xứng đảng. Chắc chắn sau những lần đi job như vậy, bạn sẽ ngày một trưởng thành và vững vàng hơn trên con đường sự nghiệp sắp tới của chính mình. Cuối cùng, SAPP chúc bạn sẽ có một kỳ thực tập thành công, gặt hái được toàn bộ kỳ vọng mà bạn đề ra!
>>> Xem thêm:
Đăng ký tư vấn lộ trình thi tuyển BIG 4