<img height="1" width="1" style="display:none" src="https://www.facebook.com/tr?id=990286321845477&amp;ev=PageView&amp;noscript=1">

So Sánh 2 Vị Trí Giám Đốc Tài Chính Và Kế Toán Trưởng

So Sánh 2 Vị Trí Giám Đốc Tài Chính Và Kế Toán Trưởng

Giám đốc Tài chính (CFO) và Kế toán trưởng là 2 vị trí quan trọng bậc nhất trong hoạt động của mỗi doanh nghiệp, đảm bảo công tác tài chính được ổn định. Đây là 2 chức danh có liên quan mật thiết với nhau trong công việc, vậy nhưng ít người biết rằng 2 vị trí này hoàn toàn khác nhau. Cùng SAPP tìm hiểu những điểm khác biệt cơ bản giữa hai vị trí nhân sự cấp cao này nhé.

1. Đặc thù công việc của Giám đốc Tài chính và Kế toán trưởng

Kế toán trưởng Giám đốc Tài chính 

- Quản lý bộ máy kế toán, mục tiêu tiết kiệm tối đa chi phí cho doanh nghiệp, đồng thời theo dõi và thực hiện các chính sách tín dụng đối với khách hàng, nhà cung cấp.

- Quản lý bộ máy kế toán, đi vào chi tiết vận hành hệ thống kế toán.

- Kế toán trưởng tổng hợp thông tin từ các phòng ban tạo thành các chỉ số tài chính.

- Dựa trên các báo cáo của kế toán để quyết định các phương án sản xuất, kinh doanh tối ưu, đồng thời phân tích tình hình thị trường để đưa ra mức đầu tư hợp lý.

- Quản lý nguồn lực tài chính, nắm thông tin từ kế toán và xây dựng hệ thống kiểm soát tài chính.

- Giám đốc Tài chính sử dụng các chỉ số tài chính kết hợp các phương pháp và công cụ phân tích như định lượng, thống kê, đánh giá để đưa ra Báo cáo tài chính, hoạch định chiến lược tài chính.

Bảng 1: Đặc thù công việc của Giám đốc Tài chính và Kế toán trưởng

2. CFO và Kế toán trưởng làm việc cho doanh nghiệp nào?

Kế toán trưởng

Giám đốc Tài chính 

- Xu hướng tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME): Kế toán trưởng sẽ kiêm nhiệm luôn chức vụ của một CFO do những hạn chế của nguồn lực tài chính và cơ cấu hoạt động.

- Xu hướng của những doanh nghiệp lớn, những tập đoàn đa quốc gia: Sự khác biệt trong công việc kế toán và tài chính sẽ được phân định rõ ràng hơn.

Bảng 2: CFO và Kế toán trưởng làm việc cho doanh nghiệp nào?

3. Chi tiết công việc của 2 chức danh

Bảng dưới đây giúp bạn hình dung rõ hơn về công việc của một kế toán trưởng và giám đốc tài chính:

Chi tiết công việc của 2 chức danh Giám đốc Tài chính và Kế toán trưởng ở mảng Kế toán

Chi tiết công việc của 2 chức danh Giám đốc Tài chính và Kế toán trưởng ở mảng Tài chính

Bảng 3, 4: Chi tiết công việc của 2 chức danh ở 2 mảng Kế toán và Tài chính

4. Mức lương của CFO và Kế toán trưởng khác nhau như thế nào?

Nhiệm vụ và tính chất công việc của CFO có sự khác biệt so với Kế toán trưởng vì vậy mức lương của hai vị trí này cũng khác nhau rất lớn.

Kế toán trưởng

Giám đốc Tài chính 

- Mức lương của Kế toán trưởng dao động từ 15 - 30 triệu đồng/tháng, cao nhất có thể lên tới 67,5 triệu đồng/tháng.

- Mức lương của CFO dao động từ 30 - 40 triệu đồng/tháng, thậm chí còn có thể cán mốc 112,5 triệu đồng/tháng.

Bảng 5: Mức lương của CFO và Kế toán trưởng

5. Lộ trình thăng tiến của CFO và Kế toán trưởng

Kế toán trưởng

Giám đốc Tài chính 

- Bắt đầu từ vai trò một nhân viên kế toán > thăng cấp lên vai trò Phó phòng Kế toán > Kế toán trưởng. 

- Kế toán trưởng/Nhân viên phân tích tài chính > Trợ lý Giám đốc tài chính > Phó Giám đốc tài chính > CFO. 

Bảng 6: Lộ trình thăng tiến của CFO và Kế toán trưởng

6. Điều kiện cần cho lộ trình thăng tiến

Kế toán trưởng

Giám đốc Tài chính 

* Cần sở hữu chứng chỉ Kế toán trưởng, là cử nhân hoặc thạc sỹ chuyên ngành Kế toán của các trường Đại học top đầu trên cả nước và đặc biệt có năng lực và chuyên môn trong việc quản lý phòng Kế toán.

* Khóa học gợi ý: ACCA - Chứng chỉ kế toán công chứng Anh Quốc

* Cần tư duy Tài chính - Kế toán cùng đầu óc chiến lược và khả năng lãnh đạo để trở thành trợ thủ đắc lực của CEO và Hội đồng quản trị. CFO còn có thể trở thành CEO nếu thực sự chứng minh được thực tài quản lý và vực dậy doanh nghiệp sau những cơn bão táp của thị trường đầy cạnh tranh. 

* Khóa học gợi ý: CFA - Phân tích đầu tư tài chính

Bảng 7: Điều kiện cần cho lộ trình thăng tiến

7. Tại sao Giám đốc Tài chính nên đầu tư học CFA?

CFA được xem như một tiêu chuẩn vàng đánh giá năng lực, tính chuyên nghiệp và đạo đức nghề nghiệp của giới tài chính đầu tư. Bằng CFA được công nhận rộng rãi trên toàn cầu bởi chương trình mang tính thực tiễn cao, đồng thời cung cấp nền tảng kiến thức và các nguyên tắc hoạt động của thị trường đầu tư toàn cầu.

Tấm bằng CFA cũng mang đến cho người học rất nhiều lợi ích:

  • Cơ hội phát triển nghề nghiệp trong lĩnh vực đầu tư với thu nhập cao.
  • Được công nhận rộng rãi trên toàn cầu và ở Việt Nam.
  • Được sự tín nhiệm và tôn trọng của khách hàng và đồng nghiệp.
  • Kiến thức mang tầm quốc tế và khả năng ứng dụng cao.
  • Mang lại nhiều mối quan hệ trong lĩnh vực đầu tư.

Giám đốc tài chính có cần học CFA không?

CFO là người đứng đầu bộ phận tài chính trong một doanh nghiệp, là người chịu trách nhiệm chính trước Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc các vấn đề tài chính. Trong thời đại mới hiện nay, CFO có thêm nhiều nhiệm vụ quan trọng, có thể kế đến là cố vấn tài chính, cố vấn chiến lược cho ban giám đốc, dự báo xu hướng tài chính và rủi ro tài chính đầu tư…

Có thể nói, CFO làm rất nhiều công việc, một trong những mảng quan trọng mà CFO phụ trách đó là quản trị dự án đầu tư. Vậy nên, hơn ai hết, giám đốc tài chính CFO rất cần bằng CFA. Nếu muốn phát triển nghề nghiệp lên đỉnh cao nữa, nắm chắc cơ hội làm việc với công ty quốc tế hay đầu tư nước ngoài, muốn nắm chắc cơ hội thành công trong dự án đầu tư… thiết nghĩ CFO nên tham gia chương trình CFA.

Kỹ năng CFO có thể học được từ chương trình CFA:

Hệ thống các môn học trong CFA gồm 10 môn và chúng đều bổ trợ tốt cho bạn kiến thức ứng dụng trong đầu tư tài chính. Một số môn học điển hình giúp ích cho kỹ năng đầu tư của bạn là:

  • Economics: Trang bị các kiến thức tổng quan về nền kinh tế vi mô và vĩ mô, từ đó người học có thể cập nhật số liệu, phân tích tình hình hoạt động tổ chức của công ty, hệ thống tiền tệ, lạm phát, ảnh hưởng của quy định của chính phủ, và những vấn đề khác;
  • Financial Reporting and Analysis: Tìm hiểu chi tiết về hệ thống báo cáo tài chính, kỹ năng cơ bản về phân tích báo cáo tài chính và phân tích về thuế, nợ, hoạt động toàn cầu… để đánh giá khả năng tài chính của một doanh nghiệp.
  • Equity Investment: Nghiên cứu thị trường chứng khoán, các loại chứng khoán vốn và thị trường vốn hiệu quả, phân tích cơ
    bản và những ứng dụng đặc biệt của phân tích cơ bản;
  • Corporate Finance: Tìm hiểu các kiến thức nền về hoạt động doanh nghiệp, các dự án ảnh hưởng đến “sức khỏe” của doanh nghiệp như thế nào? Các khái niệm về quản trị doanh nghiệp (corporate governance)? Tổng hợp các kiến thức này, người học sẽ đưa ra các nhận định cơ bản về rủi ro phi hệ thống (unsystematic risk).
  • Derivatives: Tìm hiểu về thị trường kỳ hạn, thị trường tương lai, thị trường quyền chọn…
Người học CFA thường khá tự tin vào khả năng phân tích số liệu của mình để từ đó đưa ra các quyết định đầu tư. Việc hiểu rõ các con số trong báo cáo tài chính sẽ giúp bạn đánh giá được tình hình doanh nghiệp một cách trung thực, khách quan nhất. Đây là thế mạnh của những người có CFA so với những người làm tài chính thông thường.

Các cơ hội nghề nghiệp khác khi có bằng CFA:

Không riêng gì giám đốc tài chính, khi nắm trong tay tấm bằng CFA, bạn có nhiều cơ hội phát triển và thăng tiến ở nhiều lĩnh vực khác. Đó là: Công ty đầu tư và quản lý quỹ, Môi giới, Ngân hàng đầu tư, Quản lý tài sản khách hàng cá nhân, Quỹ phòng ngừa rủi ro, Công ty bảo hiểm…

8. CFO và Kế toán trưởng có mâu thuẫn nhiệm vụ không? 

Không xảy ra mâu thuẫn nhiệm vụ, vì mỗi vị trí có một vai trò chuyên biệt. Kế toán trưởng chuyên đi vào chi tiết vận hành hệ thống kế toán, còn CFO nắm thông tin kế toán và xây dựng hệ thống kiểm soát tài chính. Đây là mối quan hệ bổ trợ lẫn nhau để giúp bộ máy Tài chính – Kế toán của doanh nghiệp hoạt động hiệu quả. Nhờ có số liệu của Kế toán mà bộ phận Tài chính có thể hoạch định và lên chiến lược cơ cấu đầu tư, ngược lại nhờ các báo cáo tài chính các năm trước của bộ phận Tài chính mà Kế toán có cơ sở để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.

Lời kết

Hy vọng qua những so sánh trên đây, các bạn có thể thấy rõ sự khác nhau giữa hai vị trí Giám đốc tài chính và Kế toán trưởng, từ đó có thể nắm rõ được nhiệm vụ của từng vị trí trong doanh nghiệp và dễ dàng đưa ra những lựa chọn sáng suốt trên con đường sự nghiệp của mình. Nếu bạn đam mê các nghiệp vụ của Kế toán, hãy bắt đầu lộ trình của một Kế toán trưởng, và nếu bạn nuôi khát khao chinh phục vị trí CFO thì bạn có rất nhiều con đường để bắt đầu, hãy xây dựng cho mình một lộ trình phù hợp nhé. 

Tham khảo và đăng ký khóa học CFA - cơ hội phát triển lên đỉnh cao nghề nghiệp CFO tại đây.


 

Đăng Ký Nhận Tư Vấn Khóa Học CFA

 

New call-to-action