<img height="1" width="1" style="display:none" src="https://www.facebook.com/tr?id=990286321845477&amp;ev=PageView&amp;noscript=1">

So Sánh CMA Và CFA - Chứng Chỉ Nào Phù Hợp Với Bạn?

Thiết kế không tên-2

Kế toán và Tài chính thường song hành cùng nhau trong chương trình đại học hoặc ở các doanh nghiệp lớn. Có 2 chứng chỉ được sinh viên và những người làm trong lĩnh vực Kế toán và Tài chính quan tâm nhất hiện nay là CMA và CFA. Cùng tìm hiểu và so sánh xem chứng chỉ nào phù hợp với bạn nhé.

1. Chương trình CMA - Chứng chỉ Kế toán quản trị

CMA (Certified Management Accountant) là chứng chỉ nghề nghiệp về kế toán quản trị, được công nhận trên toàn cầu với trọng tâm đào tạo các chuyên gia về kế toán tài chính và quản trị chiến lược. 

Bằng Kế toán quản trị CMA được cấp bởi Hiệp Hội Kế Toán Quản Trị Hoa Kỳ IMA (Institute of Management Accountants), một tổ chức nghề nghiệp danh tiếng toàn cầu được thành lập năm 1919 với hơn 85.000 hội viên được công nhận tại hơn 140 quốc gia trên toàn thế giới.

2. Chương trình CFA - Chứng chỉ Phân tích đầu tư tài chính

CFA (Chartered Financial Analyst) là chứng chỉ nghề nghiệp được công nhận trên toàn cầu để đo lường và chứng nhận năng lực và cam kết của các nhà phân tích tài chính. Chứng chỉ này được cho là tiêu chuẩn vàng trong lĩnh vực phân tích đầu tư và là một trong những chứng chỉ danh giá và được coi trọng bậc nhất trong tài chính.

Chứng chỉ CFA về Phân tích đầu tư tài chính do Hiệp hội CFA (Hiệp hội quốc tế dành cho các nhà quản lý đầu tư chuyên nghiệp) cấp. Trên thế giới hiện có khoảng 178,000 thành viên được công nhận tại hơn 165 quốc gia. Chương trình CFA được xây dựng từ năm 1962, đóng góp vào tiêu chuẩn toàn cầu về chuẩn mực về đạo đức và kiến thức chuyên môn.

>>> Đọc thêm: Top 10 Chứng Chỉ Tài Chính Hàng Đầu Trên Thế Giới

3. Bảng so sánh 2 chứng chỉ CMA và CFA

So sánh 2 chứng chỉ CMA và CFA

Nội dung

CFA

CMA

Chương trình học

Chương trình CFA được chia thành 3 cấp độ:

- Level 1: Cung cấp những kiến thức và khái niệm nền tảng trong lĩnh vực tài chính; 

- Level 2: Tập trung vào mảng phân tích tài chính và các kiến thức sẽ ở mức độ sâu và khó hơn; 

- Level 3: Tập trung vào các kiến thức và kỹ năng ứng dụng vào quản lý danh mục đầu tư và lên kế hoạch hiệu quả. 

Chương trình CMA được chia thành 2 phần:

- Phần 1: Tập trung các môn học liên quan đến Financial Planning, Performance and Analytics;

- Phần 2: Tập trung các môn học liên quan đến Strategic Financial Management.

Số lượng thành viên

Hơn 178.000 thành viên được công nhận tại 165 quốc gia. Đây là cộng đồng được cho là mạnh mẽ với nhiều hoạt động nhất trên thế giới, tạo nên cơ hội kết nối rộng mở cho những chuyên gia trong lĩnh vực Tài chính đầu tư.

125.000 thành viên tại 140 quốc gia.

Số lượng thành viên ở Việt Nam

Hiện tại, có 282 thành viên là CFA Charterholder tại Việt Nam.

Hiện tại, có hơn 100 thành viên CMA tại Việt Nam.

Thời gian hoàn thành

Cần 2 - 3 năm để hoàn thành 3 cấp độ học (300h mỗi cấp độ).

Cần khoảng 3 năm để hoàn thành 2 phần học. 

Các môn học

Bao gồm 10 môn học:

Bao gồm 12 môn học: 

  • External Financial Report Decision;
  • Planning, Budgeting and Forecasting;
  • Performance Management;
  • Cost Management;
  • Internal Controls;
  • Technology and Analytics;
  • Financial Statement Analysis;
  • Corporate Finance;
  • Decision Analysis;
  • Risk Management;
  • Investment Decisions;
  • Professional Ethics.

Chi phí kỳ thi

  • Phí mở tài khoản: 450$ 
  • Lệ phí: Đóng sớm ($700); Đóng muộn ($1,000).

Đối với sinh viên:

  • Phí đăng ký đầu vào: $188;
  • Phí thi: $311 mỗi phần.

Đối với người đi làm chuyên nghiệp:

  • Phí đăng ký đầu vào: $245;
  • Phí thi: $415 mỗi phần.

Cấu trúc đề thi

Hình thức thi CFA trên máy tính

  • Level 1: 180 câu trắc nghiệm (Tổng thời gian: 4,5h);
  • Level 2: 90 câu trắc nghiệm (Tổng thời gian: 4,5h);
  • Level 3: 8-12 câu tiểu luận ngắn, 45 câu hỏi trắc nghiệm (Tổng thời gian: 4,5h).

Hình thức thi CMA trên máy tính

  • Phần 1: 100 câu trắc nghiệm và 2 bài tự luận, mỗi bài 30' (Tổng thời gian: 4h);
  • Phần 2: 100 câu trắc nghiệm và 2 bài tự luận, mỗi bài 30' (Tổng thời gian: 4h).

Cơ hội nghề nghiệp

  • Giám đốc điều hành;
  • Chuyên gia tư vấn tài chính;
  • Nhà phân tích tài chính;
  • Quản lý danh mục đầu tư;
  • Quản lý rủi ro;
  • Cố vấn tài chính;
  • Nhà phân tích nghiên cứu;
  • Chuyên viên quan hệ khách hàng;
  • ...

Sau khi hoàn thành CFA Level 1, các bạn đã có thể nộp đơn ứng tuyển vào các công ty chứng khoán, các công ty quản lý quỹ và các ngân hàng.

Pass CFA Level 2 và 3, bạn có cơ hội ứng tuyển các vị trí cấp cao với mức lương khủng, có thể tự đầu tư nâng cao mức thu nhập. 

  • Kiểm soát tài chính;
  • Nhân viên kế toán;
  • Quản lý chi phí;
  • Quản lý tài chính;
  • Quản lý rủi ro tài chính;
  • ...

Muốn có được những cơ hội nghề nghiệp trên, bạn phải vượt qua 2 phần thi của CMA. Không có cơ hội nghề nghiệp cụ thể khi vượt qua từng phần thi. 

Kỹ năng đạt được

Chương trình CFA tập trung vào kỹ năng quản lý danh mục đầu tư và phân tích tài chính, áp dụng cho các loại tài sản khác nhau, cũng như cung cấp kiến thức tổng quát trong lĩnh vực tài chính.

CMA có nội dung chương trình chuyên sâu và tập trung về các kiến thức và kỹ năng thiết yếu trong công tác kế toán quản trị và tài chính doanh nghiệp.

Độ khó

Tỷ lệ đỗ CFA năm 2020 của các cấp độ như sau: 

  • CFA Level 1: 49%
  • CFA Level 2: 55%
  • CFA Level 3: 56%

Hiện nay, mức độ công nhận của các công ty tuyển dụng đối với CFA thường là lớn nhất trong số các chứng chỉ về Tài chính.

Tỷ lệ đỗ khoảng 45-50% mỗi phần học.

Mức lương

Trung bình khoảng $81,862, một số vị trí mức lương trung bình đạt tới $344,500. Mức lương này thường dành cho vị trí mới bắt đầu hoặc cấp thấp, tăng dần dựa trên vị trí công việc của bạn.

Mức lương trung bình cho người sở hữu CFA theo một số chức danh như sau: 

  • Nhà phân tích tài chính: $80,930;
  • Quản lý danh mục đầu tư (trái phiếu): $253,250;
  • Giám đốc đầu tư: $316,600;
  • Quản lý danh mục đầu tư (cổ phiếu): $344,500.

Trung bình khoảng $87,000, mức lương trung bình một số vị trí phổ biến đạt $140,930. Mức lương này tăng lên dựa trên số năm kinh nghiệm, vị trí và chức danh mà bạn nắm giữ. Ví dụ:

  • Kiểm soát viên tài chính: $88,108; 
  • Kiểm soát viên công ty: $99,633; 
  • Giám đốc tài chính: $140,930.

Điều kiện hoàn thành

  • Vượt qua lần lượt 3 cấp độ;
  • Tích lũy đủ 4 năm kinh nghiệm làm việc có liên quan tới đầu tư (trước, trong hoặc sau khi thi);
  • Đăng ký trở thành hội viên của viện CFA;
  • Trở thành CFA Charterholder.
  • Thi đỗ 2 kỳ thi của chương trình CMA;
  • Có bằng Đại học tại trường được công nhận;
  • Tối thiểu 2 năm kinh nghiệm làm việc phù hợp.

Bảng so sánh 2 chứng chỉ CMA và CFA

Tóm lại, sự khác biệt chính giữa CFA và CMA là các kỹ năng đạt được. CFA được trao bởi Viện CFA (Hoa Kỳ) và tập trung vào việc nâng cao kỹ năng Quản lý Đầu tư, bao gồm Phân tích Đầu tư, Chiến lược danh mục đầu tư, Phân bổ tài sản và Tài chính doanh nghiệp. Trong khi đó, CMA được trao bởi Viện Kế toán Quản trị (Hoa Kỳ) cho phép bạn phát triển trình độ chuyên môn về kế toán tài chính và quản lý chiến lược.

>>> Đọc thêm: CFA - MBA - MFin: Lối Đi Nào Phù Hợp Với Người Làm Tài Chính?

Lời kết

Dựa trên bài so sánh 2 chứng chỉ CMA và CFA, bạn có thể thấy chứng chỉ CFA có khả năng thâm nhập thị trường rộng rãi hơn và nổi tiếng hơn do độ khó và tỷ lệ pass. CFA sẽ phù hợp với bạn theo đuổi định hướng phân tích đầu tư tài chính, còn CMA phù hợp với bạn có định hướng kế toán quản trị. Cho dù bạn đi theo chứng chỉ nào cũng sẽ là một khoản đầu tư tuyệt vời. Hãy suy nghĩ về những ưu và khuyết điểm và lựa chọn một cách khôn ngoan theo mục tiêu của bạn!


 

Đăng Ký Nhận Tư Vấn Khóa Học CFA

 

New call-to-action