<img height="1" width="1" style="display:none" src="https://www.facebook.com/tr?id=990286321845477&amp;ev=PageView&amp;noscript=1">

Các Môn Học CFA Level 1: Học Theo Thứ Tự Nào Là Tốt Nhất?

Các Môn Học CFA Level 1: Học Theo Thứ Tự Nào Là Tốt Nhất?

CFA Level 1 có 10 môn, mỗi môn gồm từ 1-4 phần học theo chương trình giảng dạy của Viện CFA. Tuy nhiên, việc thiết kế các bài học trong giáo trình không có nghĩa là ứng viên phải tiếp cận chương trình học theo thứ tự đó. Vậy bạn có nên học chúng theo thứ tự trên hay theo một thứ tự khác do chính bạn định ra? Để có được câu trả lời tốt nhất, hãy cùng xem lời khuyên của SAPP dưới đây - nó sẽ giúp bạn có một lộ trình học và ôn thi CFA hiệu quả nhất!

Thứ tự học tập được đề xuất cho các môn học CFA Level 1

Cấu trúc học dưới đây đã được thống kê bởi hơn 34.000 thí sinh dự thi CFA trong hơn 16 năm qua.

1. Thứ 1: Phương pháp phân tích định lượng (Session 2)

Phương pháp phân tích định lượng là môn học nền tảng trọng tâm của giáo trình CFA Level 1. Môn học bao gồm các khái niệm như Giá trị Thời gian của Tiền, Giá trị Hiện tại & Tương lai và Dòng tiền niên kim. Hiểu biết vững chắc về các chủ đề này, bạn sẽ có lợi thế rất nhiều trong các lĩnh vực như Định giá tài sản và Quản lý danh mục đầu tư.

Trong suốt quá trình học tập môn Phương pháp phân tích định lượng, bạn sẽ phải sử dụng rất thành thạo máy tính chính thức dành cho CFA - BA II Plus của Texas. Mời bạn đọc thêm hướng dẫn về cách sử dụng máy tính tài chính BA II Plus.

2. Thứ 2: Phân tích báo cáo tài chính (Session 6-9)

Thông qua việc hiểu và nắm được sự tương tác qua lại của Bảng cân đối kế toán, Báo cáo thu nhập và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong Báo cáo tài chính, Session 7 đặc biệt hữu ích nếu bạn không phải là một người có nền tảng về kế toán. 

Với môn học này, bạn sẽ tập trung vào các loại tài sản và nợ phải trả mà thường dễ bị ảnh hưởng bởi các chính sách và ước tính kế toán thay thế. Là một nhà phân tích, khả năng hiểu được các số liệu và phân tích tình hình tài chính của công ty là rất quan trọng. Do vậy, đây là một phần trọng tâm mà bạn không thể không chú ý khi bắt tay vào học môn Phân tích báo cáo tài chính. Các chủ đề được đề cập trong môn học này bao gồm: Phương pháp tính giá hàng tồn kho (LIFO/FIFO), Chi phí khấu hao, Tài sản cố định vô hình, Chi phí thuế thu nhập hoãn lại, Kế toán cho thuê và Kế toán trái phiếu.

3. Thứ 3: Các lớp tài sản (Session 14-19)

Với vô số các loại tài sản được đề cập trong giáo trình, đây là thứ tự các môn học lần lượt mà bạn nên cân nhắc thực hiện:

  • Đầu tư trái phiếu (Session 16 và 17): Khi đã nắm vững khái niệm Giá trị Thời gian của tiền trong môn học Phương pháp phân tích định lượng (Session 2), bạn sẽ nhanh chóng hiểu các chủ đề được đề cập đến trong môn học này.
  • Đầu tư cổ phiếu (Session 15 và 14): Session 15 tập trung vào phân tích, định giá và các đặc điểm của chứng khoán vốn. Một lần nữa, kiến ​​thức về Giá trị Thời gian của Tiền sẽ chứng minh được lợi ích khi bạn có thể nhanh chóng chuyển từ sự hiểu biết về chứng khoán vốn sang định giá vốn tự có. Với nền tảng kiến thức vững chắc về chứng khoán vốn trong Session 15, bạn có thể chuyển qua Session 14 và các chủ đề trong Session này một cách dễ dàng.
  • Các loại hình đầu tư khác (Session 19): Đây là môn học tương đối dễ và đôi khi bạn thường chủ quan. Bất động sản và Vốn chủ sở hữu có thể coi là chủ đề xuyên suốt trong môn học này. Đây là một chủ đề không quá phức tạp, nhưng khi nó chiếm đến 3% tổng điểm trong bài thi CFA, thì việc giành trọn vẹn 3% này có thể tạo ra sự khác biệt đáng kể cho điểm thi chung của bạn!
  • Công cụ phái sinh (Session 18): Khi xây dựng khung khái niệm để hiểu về Chứng khoán phái sinh cơ bản, Hợp đồng kỳ hạn, Hợp đồng tương lai, Quyền chọn mua hoặc bán và Hợp đồng hoán đổi, Session 17 sẽ bảo đảm bạn có đủ khả năng để hiểu một cách cặn kẽ về sự khác biệt giữa các công cụ tài chính này.

4. Thứ 4: Tài chính doanh nghiệp (Session 10-11)

Mặc dù môn học này có phần trùng lặp với phần kế toán đã trình bày ở trên, nhưng điểm đáng chú ý ở đây là bạn sẽ được chuyên sâu hơn về các Kỹ thuật phân tích tài chính, cũng như Giá trị hiện tại ròng và Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ trong các phương pháp định lượng. Chủ đề về ngân sách Chi phí vốn và các biện pháp đòn bẩy là nền tảng của bài học.

Quản trị doanh nghiệp cũng là một phần bài học trong chủ đề này, và chắc chắn là một trong những điều cần được nghiên cứu kỹ hơn đối với kỳ thi.

5. Thứ 5: Phương pháp phân tích định lượng (Session 3)

Quay trở lại với Phương pháp phân tích định lượng, phần học này thường được xem là một trong những chủ đề khó của giáo trình. Nó giới thiệu các khái niệm như mẫu và ước tính cũng như giả thuyết, bạn nên lưu ý rằng khó khăn trong việc hiểu các chủ đề này có thể làm chậm tiến độ học của bạn. Do đó, bạn nên xây dựng một khoảng thời gian thích hợp để giải quyết phần học này.

6. Thứ 6: Quản lý danh mục đầu tư (Session 12-13)

Việc lập kế hoạch danh mục đầu tư và quá trình xây dựng nó là những chủ đề quan trọng trong phần học này. Ngoài ra, các khái niệm thống kê như độ lệch chuẩn được áp dụng trong Quản lý danh mục đầu tư cũng được đề cập đến trong phần học này.

7. Thứ 7: Kinh tế học (Session 4-5)

Kinh tế học bao gồm 3 lĩnh vực chính và cần có nhiều thời gian để vượt qua:

  • Phân tích kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô (Session 4): Đặc biệt quan trọng nếu bạn chưa quen với lĩnh vực kinh tế học, phần này giới thiệu cho bạn các khái niệm cơ bản về cung và cầu. Khi bạn đã nắm bắt được những khái niệm trên, bạn có thể mở rộng kiến ​​thức của mình để chuyển sang phần sản lượng và những chi phí phát sinh của doanh nghiệp như chi phí cố định, chi phí biến đổi và lợi nhuận biên. Phần học cũng bao gồm các khái niệm kinh tế vĩ mô cơ bản, bắt đầu bằng việc phân tích tổng cầu, cung và sản lượng kết hợp với đo lường tăng trưởng kinh tế. Chuyển sang các chu kỳ kinh doanh ở các nền kinh tế khác nhau, phần này kết thúc với cái nhìn về chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ như một nền tảng để giảm thiểu hoạt động kinh tế.
  • Chính sách tiền tệ và tài chính, thương mại quốc tế và tỷ giá hối đoái (Session 5): Phần này giải thích dòng chảy của hàng hóa và dịch vụ, vốn vật chất hữu hình và tài chính giữa các quốc gia. Nó cũng cung cấp một cái nhìn tổng quan về các nguyên tắc cơ bản của thị trường tiền tệ.

8. Cuối cùng: Tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp (Session 1)

Đây là một chủ đề quan trọng nhưng không hề dễ dàng trong số các môn học CFA, vì vậy đừng để đến tuần cuối cùng mới học nó. Lý tưởng nhất là bạn nên dành từ nửa tháng đến một tháng trước khi thi để tập trung xem xét các vấn đề trong môn học này. Hãy chắc chắn rằng bạn hiểu và nắm rất rõ các quy tắc và tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp - các tình huống trong chương trình CFA sẽ cho phép bạn đưa các quy ước này vào bối cảnh thực tế. Các câu hỏi sẽ dựa trên thực tế để đảm bảo bạn có thể áp dụng các quy tắc nêu trên cho các tình huống giả định cụ thể.

Xem thêm: Xây Dựng Kế Hoạch Học CFA Level 1 Kỳ Thi Tháng 06/2020

Lời kết

CFA không yêu cầu bạn phải quá thông minh. Điều quan trọng nhất là bạn phải có kế hoạch rõ ràng, chi tiết và phải thật nghiêm túc với kế hoạch đó. Nếu bạn còn mơ hồ về lộ trình học tập của mình, hãy đăng ký khóa học CFA tại SAPP để được các chuyên gia tài chính là các CFA Charterholder cùng đội ngũ hỗ trợ bạn chiến lược học tập hiệu quả nhất. Việc học tại trung tâm sẽ giúp bạn tiến nhanh hơn trên con đường học và ôn tập kỳ thi CFA sắp tới.


 

Đăng Ký Nhận Tư Vấn Khóa Học CFA

 

New call-to-action