Áp dụng các chuẩn mực IFRS - Doanh nghiệp “hút vốn” nước ngoài

Để đón đầu những dòng vốn ngoại đầy tiềm năng, Bộ Tài chính đã có những nước đi chính xác khi ban hành Đề án, lộ trình áp dụng chuẩn mực IFRS tại Việt Nam vào tháng 03/2020. Vậy vì sao doanh nghiệp cần áp dụng IFRS vào hệ thống báo cáo tài chính để thu hút dòng vốn nước ngoài. Lý do cụ thể về vấn đề này sẽ được phân tích ở bài viết dưới đây.

Áp dụng các chuẩn mực IFRS - Doanh nghiệp “hút vốn” nước ngoài

1. Muốn “hút vốn” nước ngoài, doanh nghiệp cần áp dụng chuẩn mực IFRS

1.1. Áp dụng chuẩn mực BCTC quốc tế IFRS mở rộng cơ hội nhận đầu tư từ hàng triệu nhà đầu tư ở hơn 100 quốc gia

Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế IFRS (International Financial Reporting Standards) được ban hành bởi Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế IASB (International Accounting Standards Board). 

Theo báo cáo Use of IFRS around the world vào tháng 09/2018 trên IFRS.org, có 144/166 quốc gia yêu cầu áp dụng chuẩn mực IFRS trong hệ thống BCTC. Việc sử dụng chung một bộ chuẩn mực BCTC giúp doanh nghiệp có được tiếng nói chung với nhà đầu tư, nhờ đó mà mở rộng cơ hội thu hút nhiều dòng vốn tiềm năng. 

Áp dụng các chuẩn mực IFRS - Doanh nghiệp “hút vốn” nước ngoài

Áp dụng các chuẩn mực báo cáo tài chính IFRS mơ ra cơ hội tiếp cận hàng triệu nhà đầu tư

Mặt khác, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung vẫn đang diễn ra rất căng thẳng và chưa có hồi kết. Nhiều tập đoàn đa quốc gia trước đây bắt tay với Trung Quốc, giờ đây đang có xu hướng chuyển dịch đầu tư sang các quốc gia đang phát triển. Trong đó Việt Nam là một trong những quốc gia được kỳ vọng hưởng lợi nhiều nhất từ việc dịch chuyển này nhờ tỷ suất sinh lời cao và sự ổn định của thị trường.

Qua đó, chuẩn bị sẵn sàng việc áp dụng chuẩn mực IFRS trong công tác kế toán, tài chính là điều tất yếu cho mỗi doanh nghiệp hiện nay.

1.2. Lập BCTC chuẩn IFRS giúp rút ngắn thời gian “dịch” báo cáo tài chính khi nghiên cứu đầu tư

Chuẩn mực VAS (Chuẩn mực Kế toán Việt Nam) đã không còn trở nên thông dụng trong bối cảnh hội nhập sâu rộng hiện nay. Hầu như doanh nghiệp Việt đều tốn rất nhiều thời gian và chi phí để “dịch” BCTC khi muốn mở rộng cơ hội tiếp nhận đầu tư nước ngoài. 

Áp dụng các chuẩn mực IFRS - Doanh nghiệp “hút vốn” nước ngoài

Doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều thời gian, công sức và chi phí khi áp dụng IFRS

Ở một số trường hợp, một vài nghiệp vụ kế toán theo chuẩn VAS ghi nhận khác so với chuẩn mực IFRS quốc tế. Từ đó dẫn đến sự loay hoay và lúng túng của doanh nghiệp khi chuyển đổi VAS sang IFRS, kéo dài thời gian trong giai đoạn nghiên cứu tìm hiểu trước khi đầu tư. Hậu quả là có thể đánh mất đi cơ hội hợp tác trong khi nguồn lực doanh nghiệp đủ để đáp ứng yêu cầu từ nhà đầu tư.

Chính vì lẽ đó thì yêu cầu áp dụng IFRS để lập BCTC là cần thiết, cấp bách và khách quan cho mọi doanh nghiệp. 

1.3. BCTC theo chuẩn IFRS giúp nhà đầu tư hiểu giá trị doanh nghiệp và có thể tin tưởng đầu tư

Một trong những điều khiến nhiều nhà đầu tư ngoại chùn bước chính là sự không minh bạch, khó so sánh và không rõ giá trị doanh nghiệp trên BCTC do chuẩn mực kế toán khác biệt. Và nếu áp dụng chuẩn mực BCTC quốc tế vào hệ thống kế toán, doanh nghiệp sẽ loại bỏ được khó khăn này.

Ngoài ra, khi đã nắm chắc trong tay bản BCTC chuẩn IFRS, doanh nghiệp sẽ trình bày được các lợi thế sáng giá về sức khỏe doanh nghiệp hay tiềm lực phát triển,... Đó cũng là những thông tin nhà đầu tư ngoại cần thông tỏ để họ ra quyết định có nên đầu tư hay không. Đồng thời, tạo thuận lợi để quản lý và sáp nhập sau này.

Áp dụng các chuẩn mực IFRS - Doanh nghiệp “hút vốn” nước ngoài

Nhờ IFRS, nhà đầu tư có thể hiểu được giá trị của doanh nghiệp để cân nhắc đầu tư

Vì thế, trong các trường hợp huy động vốn từ nhà đầu tư thông qua hình thức niêm yết cổ phiếu, trái phiếu nước ngoài hoặc trực tiếp từ các thương vụ mua bán, sáp nhập (M&A) với tập đoàn đầu tư nước ngoài. Việc có sẵn trong tay bản BCTC theo chuẩn IFRS sẽ đưa doanh nghiệp Việt tiến gần hơn với những cơ hội đầu tư này.

2. Khi nào doanh nghiệp nên áp dụng chuẩn mực BCTC quốc tế IFRS?

Theo Quyết định số 345/QĐ-BTC về phê duyệt “Đề án áp dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS tại Việt Nam” bởi Bộ Tài chính, các doanh nghiệp nên lưu ý lộ trình áp dụng IFRS với 3 mốc thời gian chính: 

  • Giai đoạn 2020 - 2022: Doanh nghiệp cần chuẩn bị nguồn lực và cải thiện hệ thống kế toán theo hướng áp dụng chuẩn mực BCTC quốc tế.
  • Giai đoạn 2022 - 2025: Doanh nghiệp có thể tự nguyện áp dụng nếu có nhu cầu và đủ điều kiện.
  • Giai đoạn từ sau 2025: Một số loại hình doanh nghiệp cụ thể sẽ được bắt buộc áp dụng. Trong đó đối với doanh nghiệp 100% FDI hoặc có công ty mẹ tại nước ngoài sẽ cần phải sử dụng BCTC riêng theo chuẩn IFRS. 

Bên cạnh đó ở giai đoạn sau 2025, đối với doanh nghiệp siêu nhỏ sẽ cần áp dụng bộ chuẩn mực VFRS thay thế cho VAS hiện tại. Đây là bộ chuẩn mực do Bộ Tài chính xây dựng theo định hướng chuẩn mực IFRS quốc tế. Doanh nghiệp siêu nhỏ chưa đủ điều kiện và khả năng xây dựng công tác kế toán thì có thể áp dụng theo chuẩn mực VFRS.

Áp dụng các chuẩn mực IFRS - Doanh nghiệp “hút vốn” nước ngoàiVậy đâu là thời điểm vàng để doanh nghiệp áp dụng IFRS?

Như vậy, thời điểm vàng của doanh nghiệp nên áp dụng IFRS chính là từ năm 2022 - 2025 vì được nhận hỗ trợ từ Chính phủ cũng như tạo điều kiện tốt nhất để áp dụng IFRS hiệu quả. Đặc biệt, nếu áp dụng ở thời gian này, đến thời điểm bắt buộc doanh nghiệp đã có quy trình rõ ràng, nhân sự thành thạo với nhiều kinh nghiệm, sẽ không gặp khó khăn, hay bất cập khi áp dụng nữa.

Ngoài ra, thời điểm năm 2020 - 2025, số lượng doanh nghiệp áp dụng sẽ không nhiều. Vô hình chung điều này tạo nên lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp bắt đầu áp dụng chuẩn mực IFRS trong giai đoạn 2020 - 2025. Các doanh nghiệp này sẽ trở nên minh bạch, dễ dàng hiểu được giá trị khi các nhà đầu tư nước ngoài nghiên cứu rót vốn thay vì bị nhà đầu tư loại thẳng tay do BCTC chưa rõ ràng, kém minh bạch.

3. Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì để cập nhật kịp thời chuẩn mực IFRS?

  • Xây dựng cơ sở vật chất, hệ thống công nghệ thông tin đảm bảo cho việc lưu trữ thông tin kế toán, tài chính đầy đủ và chi tiết.
  • Thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ việc đảm bảo tuân thủ các chuẩn mực kế toán áp dụng theo chuẩn BCTC quốc tế.
  • Hệ thống kế toán, quy trình kinh doanh cần được giám sát chặt chẽ để thu thập và lưu trữ các thông tin cần thiết cho hạch toán kế toán và thuyết minh thông tin.
  • Chuẩn bị nguồn nhân lực kế toán phục vụ cho việc lập BCTC theo IFRS. Doanh nghiệp có thể cử người đi học để về đào tạo cho nhân viên khác hoặc mời chuyên gia về dạy hay liên hệ hợp tác với các trung tâm đào tạo uy tín để đào tạo nhân sự kiến thức về các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS. Ví dụ như SAPP Academy với khóa học CertIFR - Lập BCTC chuẩn IFRS Online với 40h học.

Áp dụng các chuẩn mực IFRS - Doanh nghiệp “hút vốn” nước ngoài

Doanh nghiệp cần chuẩn bị kỹ càng để áp dụng hiệu quả các chuẩn mực IFRS vào lập BCTC

4. Tại sao doanh nghiệp nên chọn khóa học CertIFR - Lập BCTC chuẩn IFRS Online tại SAPP Academy?

  • SAPP Academy - Đối tác đào tạo chuẩn Vàng của ACCA là một trung tâm đào tạo nhân sự chất lượng cao ngành Kế toán - Kiểm toán - Tài chính uy tín;
  • Giảng viên Phạm Cao Kỳ, hội viên ACCA, VACPA với nhiều kinh nghiệm và kiến thức về IFRS trực tiếp hướng dẫn và giải đáp thắc mắc trong suốt quá trình học;
  • Khóa học CertIFR được hơn 500+ học viên tin tưởng theo học vào năm 2020 và nhận được nhiều lời khen về chất lượng đào tạo;
  • Tỷ lệ đỗ chứng chỉ CertIFR (Chứng chỉ danh giá toàn cầu do ACCA và VACPA cấp về khả năng lập BCTC theo chuẩn IFRS) của học viên đạt 100%;
  • Nhiều doanh nghiệp, đơn vị tin tưởng gồm: ACCA Việt Nam, Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk, Học viên ngân hàng, Linh kiện nhựa ô tô Vinfast – An Phát, Samsung SDS Việt Nam, Gamuda Land, Sapporo Việt Nam, Công nghệ và dịch vụ Moca …;
  • Học phí hợp lý với ưu đãi doanh nghiệp;
  • Giải đáp, hỗ trợ học viên 24/7, đem tới cho nhân sự công ty đầy đủ các kiến thức, kỹ năng thực tế cần thiết và có thể vận dụng dễ dàng vào trong công việc.

Cập nhật và áp dụng các chuẩn mực IFRS kịp thời đem lại nhiều lợi ích trong đó có lợi ích về mở ra cơ hội tiếp cận tới thị trường đầu tư quốc tế khi có được tiếng nói chung với nhà đầu tư. Khi nền kinh tế Việt Nam đang bước vào thời kỳ hội nhập mạnh mẽ, đón đầu và thu hút nhiều dòng vốn ngoại sẽ là đòn bẩy để doanh nghiệp tăng trưởng dài hạn.

>>> Xem thêm: