<img height="1" width="1" style="display:none" src="https://www.facebook.com/tr?id=1718836035006664&amp;ev=PageView&amp;noscript=1">

Tìm Hiểu Về Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp – Corporate Income Tax (CIT)

Tìm Hiểu Về Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Trong Môn F6 ACCA – Corporate Income Tax (CIT) 

Thuế thu nhập doanh nghiệp là một trong bốn sắc thuế quan trọng trong quá trình học và ôn thi F6 ACCA. Bài viết dưới đây sẽ tiếp cận về thuế thu nhập doanh nghiệp ở góc độ cơ bản và dễ hiệu nhất theo chương trình học môn F6 ACCA. Nội dung về thuế thu nhập doanh nghiệp đi qua các phần chính như sau:

  1. Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì?
  2. Những thông tư hướng dẫn luật thuế thu nhập doanh nghiệp
  3. Những điều cần lưu ý trong quá trình học và ôn thi F6 ACCA
  4. Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp trong môn F6 ACCA
  5. Thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
  6. Bài tập điển hình về thuế thu nhập doanh nghiệp
  7. Tài liệu giúp bạn học và luyện tập case study thuế thu nhập doanh nghiệp

Để theo dõi dễ dàng, bạn có thể click vào từng mục ở trên nhé.

1. Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì?

Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là loại thuế trực thu, thu trên kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp. Đối tượng nộp thuế TNDN là tất cả các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc có cơ sở thường trú tại Việt Nam đều phải nộp thuế TNDN.

2. Những thông tư hướng dẫn luật thuế thu nhập doanh nghiệp

2.1 Văn bản hợp nhất số 26/VBHN-BTC hướng dẫn thi hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp

Đây là văn bản sử dụng nhiều nhất trong quá trình học cũng như ôn thi. Văn bản hợp nhất số 26 hướng dẫn các quy định chung về thuế TNDN, các phương pháp và căn cứ tính thuế. Ngoài ra, các vấn đề về thu nhập chuyển nhượng (vốn, chứng khoán, bất động sản) và các ưu đãi thuế cũng được đề cập đến trong văn bản này.

2.2 Thông tư 78/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 218/2013/NĐ-CP

2.3 Thông tư 96/2015/TT-BTC sửa đổi bổ sung một số điều của thông tư 78/2014/TT-BTC

3. Những điểm cần lưu ý trong quá trình học và ôn thi F6 ACCA

Trong quá trình học cũng như làm bài tập: Các bạn nên đọc qua luật thuế trước để nắm rõ về phạm vi, đối tượng áp dụng cũng như nội dung tổng quan của luật thuế. Sau đó đọc văn bản hợp nhất (VBHN) kết hợp cùng làm past exam để ứng dụng kiến thức và hiểu rõ hơn về việc thi hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

Trong quá trình làm bài tập: Khi đi vào chi tiết từng phần nếu không hiểu thì đọc lại nội dung chi tiết của phần đó nằm trong VBHN. Bởi vì VBHN thường có hướng dẫn thông qua ví dụ cụ thể (bao gồm số liệu thực tế). Trường hợp sau khi đọc VBHN nếu vẫn không hiểu thì nên đọc thông tư để có hướng giải quyết chi tiết.

4. Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp

4.1. Phương pháp tính thuế và thuế suất

Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được xác định theo công thức sau:

Thuế TNDN phải nộp

=

(Thu nhập tính thuế - Phần trích lập quỹ KH&CN (nếu có)) x Thuế suất thuế TNDN

Từ ngày 01/01/2016, thuế suất thuế TNDN phổ thông áp dụng là 20%. Các trường hợp kinh doanh trong lĩnh vực đặc biệt tham khảo thêm tại văn bản hợp nhất (sẽ được cung cấp tax rate trong bài thi nếu có).

Các doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam được trích tối đa 10% thu nhập tính thuế hàng năm để lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ trước khi tính thuế TNDN.

Lưu ý:

Đối với đơn vị sự nghiệp, tổ chức có đầy đủ các yếu tố sau:

  • Không phải là doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;
  • Doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp có hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp;
  • Xác định được doanh thu nhưng không xác định được chi phí, thu nhập của hoạt động kinh doanh.

Khi đó, việc kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ. Tỷ lệ cụ thể như sau:

Đối với dịch vụ (bao gồm cả lãi tiền gửi, lãi tiền cho vay)

5%

Đối với dịch vụ (gồm có hoạt động giáo dục, y tế, biểu diễn nghệ thuật)

2%

Đối với kinh doanh hàng hóa

1%

Đối với hoạt động khác

2%

4.2. Xác định thu nhập tính thuế

Thu nhập tính thuế được xác định theo công thức sau:

Thu nhập tính thuế

=

Thu nhập chịu thuế

-

Thu nhập được miễn thuế

+

Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định

 4.3. Xác định thu nhập chịu thuế

Thu nhập chịu thuế TNDN trong kỳ tính thuế được xác định bằng tổng doanh thu không phân biệt phát sinh trong nước hay ở nước ngoài trừ các khoản chi phí được trừ, cộng với các khoản thu nhập chịu thuế khác.

Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế xác định như sau:

Thu nhập tính thuế

=

Doanh thu

-

Chi phí được trừ

+

Các khoản thu nhập khác

Lưu ý:

Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế trong môt số trường hợp đặc biệt:

  • Đối với hàng hóa, dịch vụ bán theo phương thức trả góp, trả chậm là tiền bán hàng hóa, dịch vụ trả tiền một lần, không bao gồm tiền lãi trả góp, tiền lãi trả chậm;
  • Đối với hàng hóa của các đơn vị giao đại lý, ký gửi và nhận đại lý, ký gửi theo hợp đồng đại lý, ký gửi bán đúng giá hưởng hoa hồng được xác định như sau:
  • Doanh nghiệp giao hàng hóa cho các đại lý (kể cả đại lý bán hàng đa cấp), ký gửi là tổng số tiền bán hàng hóa
  • Doanh nghiệp nhận làm đại lý, ký gửi bán hàng đúng giá quy định của doanh nghiệp giao đại lý, ký gửi là tiền hoa hồng được hưởng theo hợp đồng đại lý, ký gửi hàng hóa;
  • Đối với hoạt động gia công hàng hóa là tiền thu về hoạt động gia công bao gồm cả tiền công, chi phí về nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ và chi phí khác phục vụ cho việc gia công hàng hóa.

 4.4. Chi phí được trừ và không được trừ

Tips: Đây là phần trọng tâm trong quá trình học và thi F6 ACCA về tính thuế TNDN. Bạn nên làm nhiều past exam để tìm ra những dạng bài tập điều chỉnh (adjustment) hay gặp và các “bẫy” trong đề thi nhé!

 Điều kiện chung xác định một khoản là chi phí được trừ khi:

  • Các khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp;
  • Có đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật, bao gồm chứng từ chuyển tiền qua ngân hàng đối với các hóa đơn có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên; và
  • Không thuộc danh sách các khoản chi không được trừ .

 Một số trường hợp về chi phí không được trừ:

  • Chi khấu hao tài sản cố định vượt mức quy định hiện hành;
  • Tiền lương, tiền công cho người lao động thực tế không chi trả hoặc không được quy định cụ thể trong hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao động tập thể hoặc quy chế tài chính của công ty;
  • Phúc lợi nhân viên (bao gồm một số phúc lợi cung cấp cho thân nhân của nhân viên) vượt mức một tháng lương bình quân. Chi bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tai nạn không bắt buộc cũng được xem là phúc lợi nhân viên;
  • Phần chi vượt mức 01 triệu đồng/tháng/người để trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện;
  • Các khoản trích lập quỹ nghiên cứu, phát triển khoa học và công nghệ không theo quy định hiện hành;
  • Khoản trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm và các khoản chi trả trợ cấp mất việc cho người lao động vượt quá quy định của Luật Lao động;
  • Chi phí quản lý kinh doanh do công ty ở nước ngoài phân bổ cho các cơ sở thường trú tại Việt Nam vượt mức chi phí phân bổ theo doanh thu trong kỳ;
  • Chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp;
  • Phần chi phí trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh cho các đối tượng không phải là tổ chức kinh tế hoặc tổ chức tín dụng, vượt quá 1,5 lần mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay;
  • Phần chi phí lãi vay vượt quá 20% tổng lợi nhuận kế toán trước thuế, lãi vay và khấu hao;
  • Các khoản trích, lập và sử dụng dự phòng như dự phòng giảm giá hàng tồn kho, nợ khó đòi, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, bảo hành sản phẩm, hàng hóa hoặc công trình xây lắp không theo đúng hướng dẫn của Bộ Tài chính về trích lập dự phòng;
  • Lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ trừ lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản nợ phải trả cuối kỳ tính thuế;
  • Các khoản chi tài trợ, ngoại trừ những khoản tài trợ cho giáo dục, y tế, khắc phục hậu quả thiên tai, hoặc làm nhà tình nghĩa cho người nghèo có đủ hồ sơ xác định các khoản tài trợ;
  • Các khoản tiền phạt vi phạm hành chính, tiền chậm nộp (phạt vi phạm hợp đồng giữa các công ty vẫn được coi là chi phí được trừ);
  • Khoản chi liên quan trực tiếp đến phát hành, mua hoặc bán cổ phiếu;
  • Thuế giá trị gia tăng đầu vào đã được khấu trừ hoặc hoàn thuế, thuế TNDN và thuế thu nhập cá nhân;
  • Các chi phí dịch vụ trả cho các bên liên kết không đủ điều kiện được trừ.

Lưu ý:

Đây chỉ là những khoản chi phí không được trừ thường gặp. Để tìm hiểu rõ và chi tiết hơn, các bạn tìm đọc thêm các quy định trong văn bản hợp nhất số 26.

5. Thời hạn nộp thuế

Theo tháng: chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo.

(VD: Tờ khai thuế GTGT tháng 1 năm 2018. Hạn nộp chậm nhất là ngày 20/2/2018).

Theo quý: chậm nhất là ngày thứ 30 của quý tiếp theo.

(VD: Tờ khai thuế GTGT quý I/2018. Thời hạn nộp chậm nhất là ngày 30/4/2018. Tuy nhiên 30/4 là ngày nghỉ lễ nên sẽ nộp vào ngày làm việc gần nhất vào 2/5/2018. Trong trường hợp 2/5 là chủ nhật thì sẽ nộp vào 3/5/2018).

Theo năm: châm nhất là ngày 30 của tháng đầu tiên năm sau.

(VD: Tờ khai thuế GTGT năm 2017. Thời hạn nộp chậm nhất là ngày 30/1/2018).

6. Bài tập điển hình

VB Bank is a commercial bank in Vietnam, which made substantial accounting profits in the fiscal year 2014.

The following is a summary of the adjustments prepared by VB Bank’s tax accountant prior to the preparation of the bank’s tax return for the year ended 31 December 2014. Positive or negative adjustments mean that the item will be added back to or deducted from the accounting profit in arriving taxable income, respectively.

 

 Items 

Descriptions

Proposed adjustments (VND million)

Notes

1

Accruals of interest income receivable

1,258,386

Actual interest income to be earned but not yet received by the bank from borrowers, since the loans have not matured.

2

Accruals of interest expense payable

(683,952)

Actual interest expense to be incurred but not yet settled to lenders, since the loans have not matured.

3

Special bonuses to employees

120,000

Bonuses were granted to all employees on a special anniversary of the bank. These bonuses were not stipulated in any documents/policy of the bank at the beginning of the year and were not based on performance.

4

Welfare expenses (excluding vacation trip below)

12,000

Welfare expenses, such as wedding gifts, medical care, support to the family of employees, etc, all supported by proper documents. These expenses account for 0·5% of the total actual implemented salary fund of the bank.

5

Vacation trips for employees

8,000

Overseas trips for high performance employees. Although only about 30% of these expenses were not supported by proper documents, the tax accountant considered it prudent to adjust for the whole of the expense.

6

Sponsorship of the construction of houses for the poor

10,000

The sponsorship was rejected as tax deductible in a tax audit by the tax authorities for the period 2009 to 2011, despite their being supported by proper documents. 20% of the sponsorship was paid in cash.

7

Collection of a bad debt which was provided for in the previous year

15,000

The debt was incurred in 2009 but became bad and was fully provided for in the 2011 financial statements and tax returns. The provision was rejected by the tax authorities in their tax audit of 2012 because of an insufficient basis for the provision.

8

Foreign contractor tax (FCT) borne for foreign contractor

2,500

This expense resulted from a dispute over a software contract in 2013, which was silent about which party would bear the FCT. Due to the dispute, VB Bank paid the tax due and recorded it as a receivable from the foreign contractor in 2013.

In 2014, the foreign contractor agreed to reimburse VB Bank for 50% of the FCT because they could claim a credit for tax for this amount in their home country. The non-reimbursed amount of VND2,500 million was recorded as an expense by VB Bank in its 2014 financial statements.

9

Dividends from subsidiaries and associates

(234,000)

Dividends received from subsidiaries and associates in which VB Bank own shares.

10

Foreign exchange losses

(820,000)

Unrealised foreign exchange losses from the revaluation of receivables at the year end. In the financial statements, the losses were treated as accounting expenses in arriving at the accounting profits.

11

Losses of overseas branch

(600,000)

Losses incurred by VB Bank’s branch in Europe in the fiscal year 2013. In the financial statements, the losses were treated as other expenses in arriving at the accounting profits.

 

7. Nguồn tài liệu về thuế thu nhập doanh nghiệp

Trên đây là tổng quan về thuế thu nhập doanh nghiệp và cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp dựa theo chương trình học môn F6 ACCA. Với cách tiếp cận này, học viên có thể dễ dàng nắm rõ bản chất và phương pháp tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Chúc các bạn có một kỳ thi F6 thành công!

>>> Xem thêm:

[KHAI GIẢNG] KHÓA HỌC F6/TX ACCA - TAXATION: THUẾ VIỆT NAM

New call-to-action