ACCA

Tìm Hiểu Về Thuế Thu Nhập Cá Nhân – Personal Income Tax (PIT)

Written by SAPP Academy | Jul 3, 2018 4:00:00 AM

Thuế thu nhập cá nhân luôn là một chủ để không bao giờ hết nóng, nhất là trong thời kỳ hội nhập hiện nay, khi mà sự tham gia của các cá nhân nước ngoài ngày càng nhiều. Đồng thời nền kinh tế không ngừng phát triển làm cho thu nhập của mỗi cá nhân ngày càng tăng lên. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát và dễ hiểu nhất về thuế thu nhập cá nhân theo chương trình học của môn F6 ACCA. Nội dung về thuế thu nhập cá nhân đi qua các phần chính như sau:

  1. Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là gì?
  2. Những thông tư hướng dẫn luật thuế TNCN
  3. Những điều cần lưu ý trong quá trình học và ôn thi F6 ACCA
  4. Cách tính thuế TNCN
  5. Bài tập điển hình về thuế TNCN
  6. Tài liệu tham khảo

1. Thuế thu nhập cá nhân là gì?

Là loại thuế trực thu, đánh trên một số khoản thu nhập của cá nhân mà cá nhân phải trích nộp vào ngân sách nhà nước. 

 

2. Thông tư hướng dẫn luật thuế thu nhập cá nhân

2.1  Văn bản hợp nhất 05/VBHN-BTC năm 2016 hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Thuế thu nhập cá nhân, luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế thu nhập cá nhân và nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của luật thuế thu nhập cá nhân và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế thu nhập cá nhân.

Văn bản hợp nhất luôn là “khung xương” trong việc ứng dụng thực tế cũng như  trong quá trình học bất kỳ một loại thuế nào. Văn bản hợp nhất số 05 hướng dẫn các quy định chung về thuế TNCN, các phương pháp và căn cứ tính thuế đối với cá nhân cư trú và không cư trú. Ngoài ra, các vấn đề liên quan đến việc đăng ký thuế, khấu trừ, kê khai và quyết toán thuế, hoàn thuế cũng được đề cập đến trong văn bản này.  

2.2  Thông tư 111/2013/TT-BTC hướng dẫn luật thuế thu nhập cá nhân, luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế thu nhập cá nhân và nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của luật thuế thu nhập cá nhân và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế thu nhập cá nhân

2.3  Thông tư 92/2015/TT-BTC hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh; hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân quy định tại luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế số 71/2014/QH13 của Quốc hội và nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về thuế.

 

 3. Các điểm cần lưu ý trong quá trình học và ôn thi F6 ACCA

Trong quá trình học cũng như làm bài tập: Các bạn nên đọc qua luật thuế trước để nắm rõ về phạm vi, đối tượng áp dụng cũng như nội dung tổng quan của luật thuế. Sau đó đọc văn bản hợp nhất (VBHN) kết hợp cùng làm past exams để ứng dụng kiến thức và hiểu rõ hơn về việc thi hành luật thuế thu nhập cá nhân.

Trong quá trình làm bài tập: Khi đi vào chi tiết từng phần nếu không hiểu thì đọc lại nội dung chi tiết của phần đó nằm trong VBHN. Bởi vì VBHN thường có hướng dẫn thông qua ví dụ cụ thể (bao gồm số liệu thực tế). Trường hợp sau khi đọc VBHN nếu vẫn không hiểu thì nên đọc thông tư để có hướng giải quyết chi tiết.

 

4. Cách tính thuế thu nhập cá nhân

 Công thức tính thuế TNCN:

Thuế TNCN phải nộp

=

Thu nhập tính thuế

x

Thuế suất

 

 

 

 

 

Thu nhập tính thuế

=

Thu nhập chịu thuế

-

Các khoản giảm trừ

 

 

 

 

 

Do đó trình tự tính thuế thu nhập cá nhân trong môn F6 ACCA được xác định theo 4 bước:

  1. Xác định đôi tượng chịu thuế
  2. Xác định thu nhập chịu thuế
  3. Xác định các khoản giảm trừ
  4. Xác định thuế suất

 4.1 Xác định đối tượng chịu thuế

Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là các cá nhân đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:

  • Cư trú tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên đến Việt Nam;
  • Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam (bao gồm có nơi ở được đăng ký trên thẻ thường trú /tạm trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam với thời hạn từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế đối với người nước ngoài) và không thể chứng minh là đối tượng cư trú thuế ở nước khác.

Đối tượng cư trú chịu thuế TNCN đối với mọi khoản thu nhập chịu thuế phát sinh trong và ngoài Việt Nam không phân biệt nơi trả hoặc nhận thu nhập. Thu nhập từ tiền lương / tiền công chịu thuế theo biểu thuế suất lũy tiến từng phần. Thu nhập khác được tính thuế theo các mức thuế suất khác nhau.  

 Các cá nhân không đáp ứng điều kiện để trở thành đối tượng cư trú được xem là đối tượng không cư trú. Đối tượng không cư trú nộp thuế TNCN theo mức thuế suất 20% trên thu nhập từ tiền lương / tiền công liên quan đến Việt Nam, và theo các thuế suất khác nhau đối với thu nhập không phải tiền công, tiền lương của họ. Tuy nhiên, việc đánh thuế một số loại thu nhập này cần được tham chiếu đến một số điều khoản quy định tại Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với Việt Nam.

4.2    Xác định thu nhập chịu thuế

4.2.1    Thu nhập từ tiền lương, tiền công
  1. Thu nhập chịu thuế bao gồm tất cả các khoản thù lao bằng tiền mặt và lợi ích gắn liền.
  2. Các khoản thu nhập không phải chịu thuế:
  • Trang phục (nếu bằng tiền mặt thì không vượt quá 5 triệu);
  • Khoán chi tiền công tác phí;
  • Phần thanh toán thêm (trên mức tiền công bình thường) của tiền lương ngoài giờ , làm việc ban đêm;
  • Trợ cấp 1 lần chuyển vùng;
  • Tiền vé máy bay khứ hồi cho nhân viên nước ngoài và người Việt Nam làm việc ở nước ngoài về phép mỗi năm 1 lần (tiền vé máy bay cho người thân vẫn tính là thu nhập chịu thuế);
  • Học phí đến bậc trung học tại Việt Nam cho con người nước ngoài và tại nước ngoài cho con người Việt Nam làm việc ở nước ngoài;
  • Đào tạo;
  • Ăn giữa ca (nếu trả bằng tiền mặt không vượt quá 730.000VNĐ/tháng)
  • Một số lợi ích bằng hiện vật được cung cấp trên cơ sở tập thể (ví dụ: phí hội viên, chi phí vui chơi giải trí, chăm sóc sức khỏe);
  • Khoản đóng góp của người sử dụng lao động cho các sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc ở Việt Nam và nước ngoài không có tích lũy về phí bảo hiểm (ví dụ: bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tai nạn); và Khoản tiền / hiện vật cho đám hiếu, hỉ (có định mức).
4.2.2  Thu nhập khác
  1. Thu nhập chịu thuế
  • Thu nhập từ kinh doanh (bao gồm thu nhập từ cho thuê nhà) trên 100 triệu đồng/năm;
  • Thu nhập từ đầu tư vốn (ví dụ: tiền lãi, cổ tức);
  • Thu nhập từ việc chuyển nhượng vốn;
  • Thu nhập từ việc chuyển nhượng bất động sản;
  • Thu nhập từ thừa kế trên 10 triệu đồng;
  • Thu nhập từ trúng thưởng/ quà tặng trên 10 triệu đồng (không bao gồm thu nhập từ trúng thưởng casino);
  • Thu nhập từ bản quyền/ nhượng quyền thương mại/ quyền sở hữu trí tuệ/ quà tặng trên 10 triệu đồng.
  1. Thu nhập không chịu thuế
  • Tiền lãi nhận được từ tiền gửi tại các tổ chức tín dụng / ngân hàng hoặc từ các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ;
  • Tiền bồi thường được thanh toán theo các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ/ phi nhân thọ;
  • Tiền lương hưu được thanh toán theo Luật Bảo hiểm xã hội (hoặc luật nước ngoài tương đương);
  • Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa các thành viên trực tiếp trong gia đình;
  • Tiền thừa kế / quà tặng giữa các thành viên trực tiếp trong gia đình;
  • Tiền lương hưu hàng tháng được thanh toán theo các chế độ bảo hiểm tự nguyện;
  • Thu nhập từ trúng thưởng trong các casino.

 

4.3  Xác định các khoản giảm trừ thuế

  • Giảm trừ bản thân: 9 triệu đồng/người/tháng
  • Giảm trừ người phụ thuộc: 3.6 triệu đồng/người/tháng
  • Các khoản đóng góp của người lao động theo chế độ bảo hiểm xã hội, y tế và thất nghiệp bắt buộc, tỷ lệ như sau:

 

BHXH

BHYT

BHTN

Tổng

Người lao động

8%

1.5%

1%

10.5%

Người sử dụng lao động

17.5%

3%

1%

21.5%

 

 

 

 

 

Note: Thu nhập dùng để đóng các loại bảo hiểm trên là tiền lương và các khoản trợ cấp thường xuyên được quy định trong hợp đồng lao động, nhưng tối đa bằng 20 lần mức lương tối thiểu chung đối với BHXH / BHYT (26.000.000 đồng tính đến 30/6/2018, và 27.800.000 đồng tính từ 1/7/2018) và 20 lần mức lương tối thiểu vùng đối với BHTN.

Đối với kỳ thi ACCA sẽ cho cụ thể trong phần dữ liệu chung. Các bạn chú ý áp dụng cho đúng.

 

4.4 Xác định thuế suất áp dụng 

4.4.1 Đối tượng cư trú – thu nhập từ tiền lương/tiền công

Thu nhập chịu thuế/tháng (triệu đồng)

Thuế suất

0 – 5

5%

5 – 10

10%

10 – 18

15%

18 – 32

20%

32 – 52

25%

52 – 80

30%

Trên 80

35%

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4.4.2 Đối tượng cư trú – thu nhập khác

Loại thu nhập chịu thuế

Thuế suất

Note

Thu nhập từ kinh doanh

0.5% đến 5%

Tùy loại hình kinh doanh

Tiền lãi cổ tức

5%

 

Bán chứng khoán

0.1%

Giá trị chuyển nhượng

Chuyển nhượng vốn

20%

Lợi nhuận thuần

Chuyển nhượng bất động sản

2%

Giá trị chuyển nhượng

Thu nhập từ bản quyền

5%

 

Thu nhập từ nhượng quyền thương mại

5%

 

Thu nhập từ trúng thưởng

10%

Phần vượt trên 10 triệu

Thu nhập từ thừa kế/quà tặng

10%

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4.4.3 Đối tượng không cư trú

Loại thu nhập chịu thuế

Thuế suất

Note

Thu nhập từ tiền lương tiền công

20%

 

Thu nhập từ kinh doanh

1% đến 5%

Tùy loại hình kinh doanh

Tiền lãi/cổ tức

5%

 

Bán chứng khoán / chuyển nhượng vốn

0,1%

Giá trị chuyển nhượng

Chuyển nhượng bất động sản

2%

Giá trị chuyển nhượng

Thu nhập từ tiền bản quyền / nhượng quyền thương mại

5%

 

Thu nhập từ nhận thừa kế / quà tặng / trúng thưởng

10%

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5. Bài tập điển hình tính thuế thu nhập cá nhân

Mr Thinh Phan is a 35-year-old Vietnamese citizen. He has a full-time employment as a manager with TAC Co and has also signed a part-time employment contract with KNT Co for the delivery of soft skills training courses. Both TAC Co and KNT Co are Vietnamese companies.

Details of the income received by Mr Phan from the two companies in 2017 are as follows:

 

TAC Co

KNT Co

Salary

VND55 million/month

VND10 million/month

Training allowances

VND96 million

VND360 million

Personal income tax

Borne by employer

Borne by employer

Employee insurance contributions

Borne by Mr Phan

N/A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mr Phan has a son, Van Phan, who is 16 years old. From January 2018, Van has been enrolled to study in a secondary school in Australia. In order to fund Van’s tuition fees, in 2017 Mr Phan sold an apartment for VND5,200 million. He had purchased the apartment in 2015 for VND4,000 million as an investment and it was never his sole house. It was agreed in the sales contract that the personal income tax (PIT) incurred from the transaction would be borne by Mr Phan but that the buyer would be responsible for declaring and paying the tax. The sales contract was effective from 1 November 2017, however, the registration procedures were not completed by the buyer until 20 December 2017, when the buyer settled the payment for the apartment in full.

 

Required:

(a)   Calculate (in VND millions, rounded to one decimal) Mr Thinh Phan’s taxable income and personal income tax (PIT) liability in respect of his employment income for the year 2017.

(b)  Explain, by reference to the relevant provisions, when Mr Thinh Phan would be subject to tax on the sale of his apartment and calculate his PIT liability in respect of the sale in the year 2017. 

 

6. Nguồn tài liệu 

  • Pocket 2018 PwC
  • Past exams
  • Thông tư, VBHN hướng dẫn thuế TNCN
  • Luật quy định về thuế TNCN

7. Lời kết

Trên đây là tổng quan về thuế thu nhập cá nhân và cách tính thuế thu nhập cá nhân dựa theo chương trình học của môn F6 ACCA. Với cách tiếp cận này, các bạn có thể dễ dàng nắm rõ bản chất và phương pháp tính thuế thu nhập cá nhân. Chúc các bạn có một kỳ thi F6 thành công!

>>> Xem thêm:

[KHAI GIẢNG] KHÓA HỌC F6/TX ACCA - TAXATION: THUẾ VIỆT NAM