ACCA

Thi ACCA Như Thế Nào? Các Dạng Cấu Trúc Câu Hỏi Có Trong Đề Thi ACCA (F1 - F9)

Written by SAPP Academy | Nov 27, 2018 10:08:03 AM

Sau khi tìm hiểu những thông tin cơ bản về kỳ thi ACCA, chắc hẳn các bạn sẽ băn khoăn không biết đề thi ACCA có cấu trúc như thế nào để chuẩn bị cho việc học và luyện thi ACCA. Việc nắm bắt chính xác cấu trúc và các dạng câu hỏi của đề thi sẽ giúp bạn có một chiến lược học và ôn tập thật hiệu quả, từ đó có thể tiết kiệm tối đa thời gian và công sức.

1. Tổng quan về hình thức thi ACCA

Về cơ bản, kỳ thi ACCA trên thế giới nói chung hay Việt Nam nói riêng đều diễn ra trên hai dạng: Thi trên máy tính (Computer-based exams) và thi trên giấy (Paper-based exams). Việc phân loại cách thức thi ra thành hai dạng là nhằm mục đích giúp cho quá trình thi cử được diễn ra linh hoạt, bảo mật và thuận tiện cho mỗi thí sinh.

Tại Việt Nam, hình thức thi áp dụng đối với từng môn học như sau:

 
Môn học Hình thức thi
F1, F2, F3. F5, F7, F8, F9 Thi trên máy tính
F4, F6 version Quốc tế Thi trên máy tính
F4, F6 version Việt Nam Thi trên giấy
Các môn học cấp độ chuyên nghiệp: SBR, SBL, P4 - P7 Thi trên giấy

 

Về thời lượng thi các môn:

  • F1,2,3,4 ACCA: 2h
  • F6 ACCA: 3h15'
  • F7,8,9 ACCA: 3h20'

Về địa điểm thi:

 
Thi trên máy tính Thi trên giấy
Hà Nội

SAPP Academy: Tầng 8, Tòa nhà Đức Đại, 54 Lê Thanh Nghị, Quận Hai Bà Trưng

Hội Đồng Anh - 20 Thuỵ Khuê, Quận Tây Hồ

FTMS Global (Vietnam) Hanoi Centre: Tầng 2, toàn nhà C-land, 156 Xã Đàn 2, Quận Đống Đa

Ocean Park Building - 1 Đào Duy Anh, Phương Mai, Quận Đống Đa
iPMAC Jsc: Tầng 6, tòa nhà Vinapaco, 142 Đội Cấn, Quận Ba Đình  

Sunway TES - Hanu: Đại học Hà Nội, Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân

 
Hồ Chí Minh
SAPP Academy: Số 374 – 374B Võ Văn Tần, Phường 5, Quận 3.  
FTMS Global (Vietnam) Ho Chi Minh Centre: Tầng 2, Itaxa House, 124 Nguyễn Thị Minh Khai, phường 6, Quận 3
Khách sạn Grand Hotel, 8 Đồng Khởi, Quận 1
International Accounting & Finance Programs: số 39 Hàm Nghi, Quận 1 The Metropolitan Tower, 235 Đồng Khởi, Quận 1
Smart Train: tầng 9, tòa nhà Giày Việt Plaza, 180-182 Lý Chính Thắng, Quận 3 Khách sạn Ramana Saigon, 323 Lê Văn Sỹ, Quận 3
Vietsourcing Training Centre (Ho Chi Minh City): level 11, tòa nhà MB, 538 Cách Mạng Tháng Tám, phường 11, Quận 3  

 

Về kỹ năng cần thiết: dù về mặt nội dung, 2 bài thi không có sự khác biệt đáng kể. Tuy nhiên, các dạng câu hỏi trên bài thi trên máy tính yêu cầu ứng viên có nhiều kỹ năng hơn. Phần sau của bài viết sẽ tập trung vào các dạng cấu trúc câu hỏi trong bài thi trên máy tính.

2. Các dạng câu hỏi trong bài thi trên máy tính (CBEs)

2.1. Tổng quan về cấu trúc

Cấu trúc bài thi trên máy tính cho các môn F1 - F9, trừ môn F8 bao gồm 3 phần:

  • Câu hỏi trắc nghiệm (Objective Test questions – OT questions);

  • Câu hỏi trắc nghiệm dạng tình huống (OT Case questions);

  • Câu hỏi dài (Constructed Response questions).

Riêng với môn F8 có cấu trúc khác một chút, chỉ bao gồm 2 phần là câu hỏi trắc nghiệm dạng tình huống và câu hỏi dài.

2.2. Các dạng câu hỏi

a. Câu hỏi trắc nghiệm – Objective Test questions (OT questions): OT question là dạng câu hỏi ngắn, đơn giản, được chấm điểm tự động và mỗi câu trị giá 2 điểm. Thí sinh phải trả lời chính xác toàn bộ câu hỏi mới được 2 điểm. Không có điểm thành phần.

Dưới đây là các dạng câu hỏi trắc nghiệm và ví dụ cho từng loại câu:

  • Multiple choice – Câu hỏi trắc nghiệm chọn 1 đáp án: là dạng câu hỏi cũng được sử dụng trong bài thi trên giấy. Thí sinh cần chọn 1 đáp án đúng trong các đáp án đã cho.

Dạng câu hỏi Multiple choice trong đề thi F3 ACCA

  • Multiple Responses – Câu hỏi trắc nghiệm chọn nhiều hơn 1 đáp án. Thí sinh cần chọn nhiều hơn 1 đáp án trong các đáp án đã cho. Câu hỏi sẽ chỉ rõ thí sinh cần chọn bao nhiêu đáp án đúng.

    Chú ý: hệ thống thi sẽ không hạn chế số đáp án bạn lựa chọn và trạng thái câu hỏi trong màn hình Navigator và Item review sẽ vẫn báo là hoàn thành kể cả khi bạn không chọn đủ số đáp án theo yêu cầu câu hỏi.

Dạng câu hỏi Multiple responses trong đề thi F3 ACCA

  • Fill in the blank - Điền vào chỗ trống: Dạng câu hỏi này yêu cầu thí sinh đánh câu trả lời của mình vào trong hộp (thường là dạng số nhưng cũng có thể là chữ). Đơn vị đo lường (nếu có) sẽ được đặt bên ngoài hộp và nếu có các yêu cầu về làm tròn số cũng sẽ được nêu rõ.

Các quy định về điền số vào ô trống như sau:

  •  Là dạng số;

  •  Sử dụng dấu chấm (.) để ngăn cách hàng thập phân;

  • Sử dụng dấu trừ (-) vào trước con số để biểu thị số âm;
  • Các ký tự khác, kể cả dấu phẩy sẽ không được chấp nhận.

Dạng câu hỏi Fill in the blank trong đề thi F3 ACCA

 

  • Drag and drop - Kéo và thả: Câu hỏi này yêu cầu thí sinh kéo 1 câu trả lời và thả vào đúng chỗ. Một số câu có thể yêu cầu ghép nhiều hơn một câu trả lời vào một hoặc nhiều khu vực tương ứng.

Dạng câu hỏi Drag and drop trong đề thi F3 ACCA

  • Drop down list - Chọn từ hộp danh sách: Câu hỏi này yêu cầu thí sinh chọn 1 đáp án từ trong hộp danh sách kéo xuống. Một số câu hỏi có thể bao gồm nhiều hơn 1 hộp danh sách và yêu cầu lựa chọn đáp án cho mỗi hộp.

Dạng câu hỏi Drop down list trong đề thi F3 ACCA

  • Hot spotThí sinh sẽ được yêu cầu chọn một điểm trên đồ thị để thể hiện câu trả lời. Khi con trỏ lướt đến phần hình ảnh, nó sẽ thể hiện dấu ‘X’. Để trả lời, thí sinh đặt dấu ‘X’ vào một điểm thích hợp trên đồ thị cho đến khi điểm X chạm vào đường thể hiện đáp án mà thí sinh muốn chọn.

Dạng câu hỏi Hot spot trong đề thi F3 ACCA

  • Hot AreaThí sinh được yêu cầu chọn 1 hoặc nhiều khu vực trong hình ảnh đã cho. Đối với câu này thí sinh cần đọc kỹ vì màn hình Navigator Item review sẽ vẫn báo trạng thái hoàn thành kể cả khi thí sinh chưa hoàn thành hết câu hỏi.

Dạng câu hỏi Hot area trong đề thi F3 ACCA

b. Câu hỏi trắc nghiệm tình huống– OT questions

Mỗi câu hỏi trắc nghiệm dạng tình huống bao gồm 5 câu hỏi trắc nghiệm dựa trên một tình huống đơn giản. 5 câu hỏi trắc nghiệm trong mỗi tình huống này có thể là bất kỳ dạng câu nào đã trình bày ở phần trên và cũng được chấm điểm tự động. Mỗi câu hỏi trắc nghiệm dạng tình huống có 10 điểm (bao gồm 5 câu hỏi trắc nghiệm, mỗi câu 2 điểm và hãy nhớ không có điểm từng phần, thí sinh sẽ được cả 2 điểm hoặc không được điểm nào).

Các câu hỏi trắc nghiệm trong một câu hỏi trắc nghiệm tình huống không phụ thuộc lẫn nhau nên nếu thí sinh trả lời sai câu hỏi đầu tiên thì vẫn không ảnh hưởng đến kết quả của 4 câu còn lại. Phần đề bài của câu hỏi trắc nghiệm tình huống vẫn luôn hiện trên màn hình trong quá trình thí sinh trả lời từng câu hỏi nên thí sinh có thể xem đề bài bất cứ lúc nào.

c. Câu hỏi dài – Constructed response questions

Đây là phần thi được coi là bước phát triển lớn nhất trong cấu trúc bài thi trên máy đối với các môn F5 –F9. Trong phần này, thí sinh sẽ phải trả lời câu hỏi bằng cách trình bày trên Word (word processing) hoặc Bảng tính (spreadsheets tương tự như Excel) hoặc theo các mẫu định dạng trước.

Phần trình bày này của thí sinh sẽ được chấm điểm bởi các chuyên gia trong đó tất cả các diễn giải và công thức tính toán trong bài thi của thí sinh cũng được xem xét và đánh giá cho điểm. Điều đó có nghĩa là, nếu thí sinh sử dụng bất kỳ công thức nào trong các câu hỏi dạng tính toán trên bảng tính thì người chấm thi sẽ nhìn được cả công thức tính chứ không chỉ là đáp án cuối cùng, như vậy họ sẽ hiểu được làm thế nào để thí sinh có thể tính ra được đáp án.

Câu hỏi dài với phần trả lời trên mẫu bảng tính định dạng trước:

Câu hỏi dài với phần trả lời trên Word:

Câu hỏi dài với phần trả lời trên Word định dạng trước:

 

3. Các chức năng và công cụ được sử dụng trong bài thi CBE

  • Flag for review: thí sinh nhấn vào nút này ở bất kỳ câu hỏi nào để đánh dấu câu hỏi đó và có thể xem lại bất kỳ lúc nào trong thời gian làm bài. Sau khi sử dụng nút này, màn hình Navigator sẽ hiện lên ‘lá cờ’ biểu thị câu hỏi đã đánh dấu.
  • ‘Next’ và ‘Previous’: Hai nút này được sử dụng để chuyển sang câu tiếp theo – ‘Next’ hoặc trở về câu trước - ‘Previous’.
  • Công cụ ‘Navigator’: Công cụ này cho phép thí sinh chuyển sang bất kỳ câu nào trong bài thi mà không cần sử dụng ‘Next’ hoặc ‘Previous’. Công cụ này cũng thể hiện toàn bộ trạng thái bài thi với các câu ‘incomplete’ nếu chưa làm, ‘unseen’ nếu chưa xem, ‘complete’ nếu hoàn thành và cả những câu thí sinh đã đánh dấu với hình ảnh lá cờ bên cạnh các câu đó.
  •  Time and exam progress: Thời gian còn lại và số câu hỏi sẽ hiện lên ở góc phải màn hình cho biết tiến độ làm bài của thí sinh. Một thông báo nhắc nhở sẽ hiện lên khi thời gian làm bài chỉ còn lại 15 phút cuối cùng.
  •  Scratch pad: Đây là bản nháp được tích hợp vào phần mềm thi giúp thí sinh có thể viết các diễn giải, phân tích hoặc thực hiện các công thức tính toán nếu cần. Thí sinh cũng sẽ được phát một quyển nháp bản cứng trong phòng thi. Tuy nhiên, thí sinh cần nhớ rằng tất cả những gì được trình bày trong bản nháp đều không được tính điểm.
  • Calculator: thí sinh có thể sử dụng máy tính được tích hợp trên phần mềm thi như hình ảnh dưới đây:

Chú ý: Ngoài ra, thí sinh cũng được phép mang máy tính của mình vào phòng thi theo đúng loại được quy định như máy tính không soạn thảo được văn bản, không có khả năng lập trình, lưu trữ….

  • Highlight and Strikethrough: Thí sinh có thể sử dụng hai công cụ này để làm nổi bật dữ liệu hoặc thể hiện rằng phần dữ liệu này đã được xử lý.
  • Help/Formulae Sheet: Công cụ này giúp thí sinh có thể tra bảng dữ liệu tương ứng với từng môn thi (Formulae Sheet) và hướng dẫn làm bài thi đối với các câu hỏi dài (Help).
  • Explain Answer: Chú ý phần này chỉ có trong bài specimen exam để thí sinh có thể xem phần đáp án sau khi làm xong, trong bài thi thật sẽ không có phần này.
  • Symbol: chứa các ký tự tiền tệ để thí sinh có thể sử dụng.
  •  Item review screen: Màn hình này sẽ được chỉ ra vào cuối bài thi (sau câu hỏi cuối cùng) và có tính năng tương tự như công cụ Navigator. Sinh viên có thể kết thúc bài thi từ màn hình này.
  • Scrolling: nếu nội dung câu hỏi khá dài sẽ có sự xuất hiện của thanh cuộn. Nếu thí sinh muốn chuyển sang câu hỏi tiếp theo thì phải kéo hết kéo hết thanh cuộn để đảm bảo không bị bỏ lỡ thông tin.
  • Splitter bar: thí sinh có thể kéo thanh này sang hai bên để nhìn thấy nhiều hơn hoặc ít hơn phần câu hỏi hoặc phần trả lời.

4. Lời kết

Trên đây là những tóm tắt về hai dạng thi ACCA, để hoàn thành bài thi thật thành thạo (đặc biệt là bài thi trên máy tính), bạn nên dành nhiều thời gian làm các đề thi các năm trước trên trang chủ ACCA. SAPP Academy chúc các bạn thành công trên con đường theo đuổi chứng chỉ danh giá này.

>>> Xem thêm:

 

NHẬN ƯU ĐÃI CHO CÁC KHÓA HỌC ACCA